Tình hình quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Thạch Hà Tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh- Thực trạng và giải pháp (Trang 46)

Hà Tĩnh

2.2.1 Quản lý thu ngân sách cấp xã

Hiện nay các khoản thu chủ yếu là do cơ quan thuế tổ chức thu, cơ quan thuế trên cơ sở thực tế sẽ tổ chức đội thuế của xã hoặc liên xã để trực tiếp tổ chức thu. Ngoài ra một số khoản hiện nay giao cho xã trực tiếp thu như một số phí, lệ phí: Phí chứng thực, thu hoa lợi công sản, các khoản thu khác ngân sách...Các khoản thu đều được thể hiện qua biên lai thu thuế, định kỳ đơn vị thu sẽ nộp các khoản thu qua kho bạc nhà nước. Trên cơ sở quy định kho bạc nhà nước sẽ điều tiết cho các cấp ngân sách. Đối với một số khoản thì kho bạc nhà nước có thể tổ chức thu thuế trực tiếp từ đối tượng nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế.

Hiện nay công tác quản lý ngân sách qua kho bạc được thực hiện khá tốt, các khoản nộp vào ngân sách được hạch toán kịp thời và chính xác. Nhất là sau khi có hệ thống phần mềm Tabmis thì các khoản hạch toán phân chia tỷ lệ đều tự động hóa, điều này giúp cho các xã dễ dàng theo dõi đối chiếu các khoản thu và việc tồn quỹ ngân sách xã hàng tháng và kho bạc ít để hạch toán sai. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác thu ngân sách cũng như người nộp thuế. Trong những năm qua công tác thu ngân sách của huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh được đánh giá là đứng đầu tỉnh, số thu năm sau cao hơn năm trước. Có được kết quả đó là nhờ huyện biết quan tâm nuôi dưỡng nguồn thu, quản lý thu một cách chặt chẽ. Năm 2010 tổng thu ngân sách cấp xã là 82.786.573 ngàn đồng, năm 2011 là 130.605.092 ngàn đồng, năm 2012 là 168.187.756 ngàn đồng. Việc quản lý chặt chẽ nên đã hạn chế được việc tọa thu, tự tiện trong công tác thu.

Ngoài các khoản trên thì hiện nay nhiều xã vẫn ủy quyền cho thôn xóm thu một số khoản như một số loại quỹ, phí... Do lực lượng công tác ở xóm còn nhiều yếu kém nên thường dẫn đến nhiều sai sót.

2.2.2 Quản lý chi ngân sách

Chi ngân sách xã đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm duy trì bộ máy hoạt động của cơ quan nhà nước cấp xã, bảo đảm quốc phòng - an ninh, hình thành, cũng cố kết cấu hạ tầng như điện, đường, trường, trạm...Chi ngân sách xã chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng chi ngân sách huyện Thạch Hà

Chi ngân sách xã nhằm đảm bảo các mục tiêu cơ bản của chính quyền xã như: Đảm bảo an ninh, quốc phòng, đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, giao thông, kiến thiết thị chính, duy trì sự hoạt động của các cơ quan, các tổ chức đoàn thể của xã và chi cho đầu tư phát triển. Trong những năm gần đây việc quản lý chi NS xã về cơ bản đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng được mục tiêu đã đề ra. Chi

ngân sách xã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những nguồn lực góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng và phát triển của huyện. Thông qua đó khơi dậy và phát huy được các tiềm lực kinh tế trong dân tham gia tích cực vào quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương.

2.2.2.1. Chi thƣờng xuyên của ngân sách xã

Chi thường xuyên của ngân sách xã trên địa bàn huyện Thạch Hà bình quân chiếm khoản từ 40% đến 50 % trong tổng chi ngân sách xã. Những năm gần đây chi thường xuyên có xu thế tăng về số tuyệt đối nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng cho hoạt động của chính quyền xã để thực hiện các chức năng của mình hàng năm tăng từ khoảng 10 đến 15 phần trăm tổng chi ngân. Các khoản chi này tăng là do Nhà nước ban hành một số chính sách, chế độ ưu đãi với xã như tăng lương, sinh hoạt phí, trợ cấp cho cán bộ xã, chế độ đối với trưởng thôn, cán bộ an ninh, đoàn thể… Đối với chi thường xuyên ngấn sách xã, các xã đã chú trọng việc chi trả chế độ: Tiền lương, sinh hoạt phí, phụ cấp cho cán bộ hưu, cán bộ đương chức, trưởng thôn, bí thư chi bộ, đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước cấp cơ sở, hoạt động của Đảng và các đoàn thể. Công tác quản lý chi ngân sách xã, thị trấn có tiến bộ hơn so với những năm trước. Công tác quản lý chi đã được tăng cường, vai trò của HĐND, ban thanh tra nhân dân mặt trận tổ quốc đã phát huy tác dụng trong việc kiểm tra, giám sát các khoản thu - chi tại xã. Các khoản chi về cơ bản đảm bảo đúng luật, đúng đối tượng, đúng chính sách, chế độ.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ngân sách và nghiệp vụ kế toán đã góp phần quản lý ngân sách khoa học và hiệu quả hơn.

- Chi sự nghiệp kinh tế ở xã: mục đích chi cho duy tu, bảo dưỡng đường xá, các công trình thuỷ lợi, hỗ trợ các chương trình phát triển nông

nghiệp, sửa chữa chợ, các công trình công cộng . Trong đó chi cho sự nghiệp nông, lâm, thuỷ sản luôn giữ được mức chi đều trong các năm, tuy nhiên cơ cấu chi của các sự nghiệp trong tổng chi sự nghiệp kinh tế luôn có sự biến động do ảnh hưởng của các chương trình do tỉnh và Trung ương phát động. Chi cho sự nghiệp kinh tế biến động từ khoảng 5% đến 10% trong chi thường xuyên ngân sách xã, tuy vậy các khoản chi này chiếm tỷ lệ chưa cao trong tổng chi thường xuyên chứng tỏ cấp xã chưa có sự quan tâm thoả đáng cho các sự nghiệp này.

- Chi sự nghiệp giáo dục: là khoản chi cho sự nghiệp giáo dục mầm non, hỗ trợ giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, bổ túc văn hoá. Khoản chi này có biến động nhưng không lớn. Do ngân sách cấp trên cân đối trực tiếp cho các trường học không thông qua ngân sách xã, các khoản chi của xã mang tính chất hỗ trợ. Tuy vậy tất cả các xã đều có sự hỗ trợ tương đối thỏa đáng cho sự nghiệp giáo dục.

- Đối với sự nghiệp y tế: tập chung chủ yếu cho hoạt động của các trạm y tế, phòng trừ dịch bệnh khoản chi này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi thường xuyên.

- Đối với sự nghiệp văn hoá thông tin: đây là các hoạt động chi phục vụ cho công tác truyền thanh, các hoạt động lễ hội, văn hoá nhằm tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước và chủ trương chính sách của chính quyền các cấp. Chi cho hoạt động này những năm gần đây cũng có những biến động, khoản chi cho hoạt động này ngày càng tăng.

- Chi sự nghiệp thể dục thể thao chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong trổng chi thường xuyên và có sự biến động lớn giữa các năm, nguyên nhân các xã chỉ tập trung chi nhiều cho sự nghiệp thể dục thể thao vào những năm diễn ra Đại hội TDTT hoặc có các sự kiện lớn có liên quan đến hoạt động TDTT.

- Đối với hoạt động bảo đảm xã hội bao gồm các khoản chi trợ cấp lương hưu cho cán bộ xã, chi các hoạt động trợ cấp cho các gia đình khó khăn, các đối tượng chính sách, gia đình thương binh, liệt sĩ... Khoản chi này những năm gần đây luôn có xu hướng tăng trong tổng chi thường xuyên. Điều đó khẳng định ngày càng có sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương tới công tác xã hội và những đối tượng chính sách góp phần bảo đảm sự công bằng xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể: Đây là khoản chi khá lớn trong tổng số chi NS xã chiếm khoảng 50% trong tổng chi thường xuyên ngân sách xã. Trong đó chi cho hoạt động quản lý nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 70% trong tổng 50%. Đây là các khoản chi đảm bảo cho sự hoạt động của bộ máy chính quyền xã, tuy nhiên hiện nay việc chi tiêu quản lý hành chính của ngân sách xã còn khá lớn và lãng phí. Theo số liệu thống kê cho thấy, các khoản chi cho hội nghị, tiếp khách chiếm khoảng 20% tổng chi hành chính của xã, ngoài ra các khoản chi vật tư, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc và các khoản chi nghiệp vụ khác… đều rất lớn. các khoản chi này ở xã còn tồn tại nhiều vấn đề khá phức tạp đó là chứng từ thanh toán còn nhiều chứng từ là giấy viết tay, nhiều chứng từ chi hội nghị, chưa đảm bảo tính pháp lý. Nhiều chứng từ mang tính hợp thức hóa.

2.2.2.2. Chi đầu tƣ phát triển

Đối với cấp xã, khoản chi này chủ yếu dùng chi cho xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở xã như: Giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, trụ sở UBND, nhà văn hoá thôn, tổ dân phố và một số công trình khác. Trong những năm qua thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước là tập trung đầu tư xây dựng nông thôn mới thì các khoản chi đầu tư XDCB ở xã tăng khá nhanh làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi một cách nhanh chóng, nhiều công trình XDCB đã phát huy được hiệu quả.

Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở đã góp phần to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn như tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; về văn hoá - xã hội: tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học, nâng cao hiệu lực quản lý của cấp chính quyền cơ sở, góp phần ổn định về an ninh, trật tự an toàn xã hội ở các xã, thôn xóm. Theo phân cấp thì hiện nay xã có thể làm chủ đầu tư nhiều công trình lớn nên ngân sách giành cho đầu tư của cấp xã ngày càng tăng, có một số xã hàng năm làm chỉ đầu tư hàng trăm tỷ đồng.

Bảng 2.3 Chi ngân sách cấp xã trong cơ cấu ngân sách huyện

(Làm tròn số theo đơn vị tính: Triệu đồng)

(Nguồn báo cáo quyết toán thu, chi NSNN năm 2010 đến 2012 của huyện Thạch Hà được thông qua các kỳ họp HĐND huyện năm 2011, 2012 và 2013).

TT Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số Trong đó NS xã Tổng số Trong đó NS xã Tổng số Trong đó NS xã Tổng chi NSNN 399.936 149.221 521.351 205.760 670.760 244.844

1 Chi Đầu tư phát triển 37.664 34.318 89.559 65.089 83.258 65.766

Tỷ lệ % so vớ tổng chi 9,4 8,6 17,2 12,5 12,4 9,8

2 Chi thường xuyên 209.793 82.548 265.427 114.758 390.698 157.826

Tỷ lệ % so với tổng chi 52,5 20,6 50,9 22,0 58,2 23,5

3 Chi bổ sung NS cấp dưới 82.787 - 130.605 - 168.188 -

4 Chi chuyển nguồn năm

sau 62.176 24.839 24.530 16.852 8.513 7.621

5 Chi nộp NS cấp trên 300 300 - - 700 700

6 Chi bằng nguồn để lại

2.3. Kết quả, tồn tại và hạn chế trong quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Trong những năm gần đây, các đạo luật được Quốc hội ban hành như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu… đã có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý tài chính - ngân sách. Cùng với nó, vai trò giám sát của HĐND các cấp, sự quản lý, điều hành sát sao của các cấp chính quyền địa phương trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, trong đó có vấn đề quản lý, điều hành ngân sách xã ngày càng được nâng cao nên công tác quản lý ngân sách xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, kỷ luật tài chính được tăng cường. Sự công khai, minh bạch và phân định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, điều hành ngân sách cùng với việc thực hiện những chế tài nghiêm minh, đã góp phần làm lành mạnh tài chính cấp cơ sở ở nước ta, làm gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và góp phần ổn định an ninh - trật tự ở địa phương..

Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho xã theo luật ngân sách nhà nước đã tạo điều kiện để xã tích cực khai thác nguồn thu, chủ động chi tiêu và giảm được khối lượng công tác quản lý ở cấp trên.

- Công tác lập dự toán ngân sách xã cơ bản đã dần dần đựơc thực hiện theo quy định của luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Dự toán thu, chi ngân sách xã đã bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chất lượng dự toán ngân sách từng bước đựơc nâng cao, năm sau cụ thể, chi tiết và kịp thời hơn năm trước. Các khoản thu, chi ngân sách đã được tính toán phân bổ theo mục lục ngân sách nhà nước tạo cơ sở thuận lợi hơn cho công tác điều hành ngân sách xã của chính quyền cơ sở và công tác kiểm soát thu, chi ngân sách xã của Kho bạc nhà nước.

- Công tác quản lý, điều hành ngân sách xã được chặt chẽ hơn và đang dần dần đi vào nề nếp. Việc quản lý ngân sách xã qua hệ thống kho bạc nhà nước đã góp phần làm cho ngân sách xã lành mạnh, được quản lý chặt chẽ và thống nhất hơn.

- Về công tác kế toán ngân sách xã: cùng với việc triển khai thực hiện luật ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Tài chính đã ban hành chế độ kế toán ngân sách xã để chỉ đạo các địa phương thực hiện bảo đảm sát đúng với tình hình thực tế.

- Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách xã bước đầu được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng. Phần lớn các xã đã thành lập ban thanh tra nhân dân xã và ngày càng hoạt động hiệu quả, góp phần giải quyết thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân. Qua công tác kiểm tra, thanh tra đã phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sai phạm

- Công tác quản lý thu ngân sách xã qua hệ thống kho bạc nhà nước đã dần đi vào nề nếp, các khoản thu ngân sách xã nộp vào kho bạc nhà nước đã được thu và hạch toán kịp thời cũng như điều tiết chính xác cho từng cấp ngân sách. Kho bạc nhà nước đã hướng dẫn cho kế toán ngân sách xã ghi nộp theo đúng mục lục ngân sách nhà nước, đồng thời hạch toán riêng cho từng xã giúp cho xã hàng tháng đối chiếu nắm bắt được số thu và tồn quỹ ngân sách xã. Trong điều kiện hình thức thanh toán bằng tiền mặt còn chiếm tỷ trọng lớn, hầu hết các khoản thu ngân sách xã là thu bằng tiền mặt do đó công tác thu trực tiếp vào kho bạc nhà nước có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tập trung kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước

- Quyền hạn, nhiệm vụ của các đơn vị, cá nhân liên quan đến công tác thu ngân sách xã được phân định rõ hơn. Kho bạc nhà nước tổ chức thu nhận trực tiếp các khoản thu ngân sách xã vào Kho bạc nhà nước, thực hiện hạch toán và điều tiết các khoản thu đựơc phân cấp cho ngân sách xã đảm bảo phản

ánh chính xác, kịp thời các khoản thu ngân sách xã theo đúng mục lục ngân sách nhà nước.

- Sự phối hợp giữa kho bạc nhà nước, Ban tài chính xã và cơ quan thuế, tài chính trong việc đôn đốc, tập trung quản lý các nguồn thu ngân sách xã đã

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh- Thực trạng và giải pháp (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)