Một số giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh- Thực trạng và giải pháp (Trang 76)

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ - TỈNH HÀ TĨNH

Trước đòi hỏi của thực tiễn, của yêu cầu đổi mới toàn diện các lĩnh vực, trong đó tài chính NS được xác định là mũi đột phá - và đòi hỏi của quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế thì hoàn thiện công tác quản lý ngân sách đang là vấn đề cấp bách. Đổi mới quản lý tài chính - ngân sách nói chung, đổi mới quản lý ngân sách xã nói riêng phải bảo đảm tính minh bạch, tuân thủ các quy định của pháp luật và tính hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phải trên cơ sở khách quan dựa vào nội lực là chính, phát huy ngoại lực đảm bảo tính đồng bộ. Qua nghiên cứu các quy định thực tiễn trên địa bàn huyện Thạch Hà trong khuôn khổ đề tài xin đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới được tốt hơn.

3.2.1. Tiếp tục đổi mới quản lý thu

Hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng các sắc thuế công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện cho mọi chủ thể kinh doanh, từng bước giảm đối tượng nộp thuế theo mức khoán có các giải pháp đồng bộ trong việc chống thất thu thuế đi đôi với việc có chính sách cơ chế để nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu. Ðổi mới mạnh mẽ chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, bảo hiểm theo chuẩn mực quốc tế đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Hệ thống chính sách thuế cần đuợc hoàn thiện theo hướng mở rộng diện chịu thuế đồng thời với việc xác định hợp lý các mức thuế suất để đảm bảo công bằng và hiệu quả của hệ thống thuế, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập và đảm bảo nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước

Công tác quản lý thu phải được cải cách theo hướng nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp và tính pháp lý, chống thất thu có hiệu quả. Để thực hiện được hướng hoàn thiện này, đổi mới quản lý công tác quản lý thu thuế cần tập trung vào những nội dung sau:

+ Đối với công tác thu thuế

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục các chính sách thuế tới mỗi người dân đặc biệt là đối tượng nộp thuế, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghĩa

vụ thuế theo quy định của pháp luật. Dần dần đưa ý thức chấp hành pháp luật nối chung, luật thuế nói riêng trở thành một tiêu chuẩn đo lường đạo đức xã hội.

Khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn thuế, kế toán thuế, hoàn thiện pháp luật về kế toán. Hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện kịp thời, đầy đủ các thủ tục kê khai tính thuế, lập hồ sơ miễn, giảm thuế, quyết toán thuế và nộp thuế để các đối tượng nộp thuế tự thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, thực hiện tốt công tác kế toán, quản lý hoá đơn, chứng từ để hạch toán đúng kết quả kinh doanh và xác định đúng nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Mở rộng hình thức tự tính, tự khai, tự nộp thuế, thu hẹp dần hình thức nộp thuế khoán. Đối với các đối tượng còn phải nộp thuế theo hình thúc khoán, cần hoàn thiện quy trình xác định mức khoán đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng giữa các hộ được khoán; chống các hành vi tiêu cực trong việc xác định mức khoán đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán.

Thường xuyên đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm ngăn

ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong việc thực hiện chính sách thuế. Nghiên cứu ban hành quy chế phối hợp giữa Uỷ ban nhân nhân xã, Chi cục thuế, cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước để cung cấp thông tin và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thuế.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế từ khâu quản lý đối tượng nộp thuế (đăng ký, cấp mã số thuế, theo dõi số liệu kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế), kiểm tra tờ khai, hồ sơ hàn thuế, đối chiếu hoá đơn, xác định các khoản nợ đọng thuế và ra thông báo phạt nộp chậm, vi phạm về thuế, quản lý hoá đơn, chứng từ đến việc cung cấp dịch vụ thuế. Thiết lập mạng khai báo, kết nối thông tin giữa các cơ quan thuế, doanh nghiệp, kho bạc nhà nước và UBND xã nơi doanh nghiệp đặt trụ sở nhằm phối hợp trong công tác quản lý thuế.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ thuế để họ có được nghiệp vụ chuyên sâu về quản lý thuế theo phương pháp hiện đại, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý thu, tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, thấi đọ phục vụ, phong cách làm việc khoa học của cán bộ thuế.

Tăng cường quản lý công sản, đặc biệt là tài nguyên đất, hoàn thiện cơ chế đấu giá, định giá đất đai, tài sản theo hướng thị trường hoá các quan hệ này để đảm bảo tính công khai, minh bạch nhằm khai thác tốt hơn nguồn lực tài chính từ đất đai, từ đó có điều kiện đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Nhằm giúp cho cho quan chức năng kiểm soát được quá trình thanh toán và thu nhập của đối tượng nộp thuế, từ đó giúp cho việc quản lý thu tốt hơn, tránh tiêu cực trong lĩnh vực thuế.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương, thực hiện tốt phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phát huy mọi tiềm năng, nội lực trong dân, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, tập thể và người dân, đẩy mạnh phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, để tập trung mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, làm cho đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng lên. Đối với các khoản đóng góp phải thực hiện đúng quy định tại pháp luật 34 của UBTV quốc hội và chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của thủ tướng chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.

+ Quán triệt nguyên tắc mọi khoản thu ngân sách nhà nước phải được

quản lý chặt chẽ và phải được tập trung đầy đủ vào ngân sách nhà nước và được quản lý chặt chẽ tại kho bạc nhà nước. Mọi khoản thu ngân sách xã, ban tài chính xã và cơ quan thu phải phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, từ khâu lập dự toán thu đến khâu tổ chức tuyên truyền vận động, tổ chức thu thuế. Mọi thông tin liên quan đến nguồn thu ngân sách xã, tiến độ thu ngân sách, tình trạng nợ đọng nguồn thu và những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thu ngân sách phải được trao đổi thông tin đầy đủ và kịp thời để cùng phối hợp tìm ra biện pháp giải quyết đảm bảo vừa tận thu được cho ngân sách vừa chống thất thu, bỏ sót nguồn thu. Việc tập trung nhanh hơn, đầy đủ hơn các nguồn thu ngân sách nhà nước vào kho bạc nhà nước còn có tác động làm giảm lượng tiền trong lưu thông, tăng lượng tồn ngân quỹ của kho bạc nhà nước. Việc đó cũng có tác động tới việc góp phần kiềm chế tốc độ lạm phát hiện nay.

Để tập trung nhanh, đầy đủ mọi nguồn thu ngân sách nhà nước vào kho bạc nhà nước đó là:

- Tăng cường việc thu thuế trực tiếp bằng tiền mặt vào kho bạc nhà nước, giảm dần việc thu qua cơ quan thu. Áp dụng chính sách khen thưởng thích đáng để động viên, khuyến khích các đối tượng nộp thuế trước hạn và đúng hạn. Phối hợp với các ngân hàng thương mại tăng cường phương thức thanh toán qua thẻ ATM để thực hiện việc nộp thuế vào kho bạc nhà nước bằng phương thức chuyển khoản qua thẻ ATM.

Đi đôi với việc tập trung mọi nguồn thu vào ngân sách nhà nước thì Chính quyền cấp xã và cơ quan thu cũng phải hết sức quan tâm đến việc nuôi dưỡng nguồn thu, tạo cơ chế, môi trường thuận lợi để mọi thành phần kinh tế

có điều kiện, có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình. 5 1 2 4 3

Hình 3.1: Quy trình để đảm bảo nộp thuế và quản lý thuế hiệu quả

1. Đối tượng nộp thuế kê khai thuế

2. Cơ quan thuế kiểm tra và làm giấy báo số thuế phải nộp cho đối tượng 3. Đối tượng nộp thuế tại kho bạc theo giấy báo của thuế

4. Cơ quan thuế gửi giấy báo thuế để kho bạc nhà nước theo dõi

5. Kho bạc nhà nước thông báo cho cơ quan thuế và sao gửi cho đối tượng nộp thuế, UBND xã nơi đối tượng kê khai

3.2.2 Tăng cƣờng nguồn thu ngân sách xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đảm bảo được cân đối thu chi thì điều tiên quyết đâu tiên là phải tăng cường giải pháp tăng thu ngân sách. Muốn vậy trước hết phải có các giải pháp để nuôi dưỡng nguồn thu đặc biệt là các nguồn mang tính bền vững, giảm dần việc dựa vào nguồn thu từ đất. Có giải pháp tăng cường nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế tạo nền tảng cho kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp từ đó để tăng cường các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí.

Nguồn thu phải được bảo đảm thu đúng, thu đủ, tránh lạm dụng thu. Số thu năm sau phải cao hơn năm trước nhưng phải dựa trên tốc độ phát triển kinh tế xã hôi, nội lực của xã.

Đối tượng nộp thuế Cơ quan thuế Kho bạc nhà nước

UBND xã nơi đối tượng nộp thuế

Mọi nguồn thu đều phải đảm bảo tính khác quan, minh bạch, tránh bỏ sót nguồn thu.

Tất cả các khoản thu đều phải nộp qua kho bạc để quản lý, không để xảy ra tình trạng tọa thu - tọa chi.

Đầu năm HĐND phải dự tính được các khoản thu sát với tình hình thực tế để bảo đảm không bỏ sót nguồn thu đồng thời bảo đảm cân đối trong thu chi ngân sách.

3.2.3. Tiếp tục đổi mới quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn

Thu và chi ngân sách là hai lĩnh vực không thể tách rời trong hoạt động ngân sách. Tập trung đầy đủ mọi nguồn thu ngân sách vào kho bạc nhà nước làm tăng nguồn lực tài chính cho ngân sách tạo điều kiện cho việc cân đối ngân sách và có tác động đến việc kiềm chế lạm phát..., thì Chi ngân ngân sách nhà nước cũng có vai trò cực kỳ quan trọng, quá trình chi ngân sách là quá trình cung cấp tiền tệ cho nền kinh tế, vì vậy nó liên quan mật thiết tới vấn đề lạm phát. Mặt khác thực trạng tình hình quản lý chi ngân sách xã trong thời gian vừa qua tuy đã đạt được một số kết quả đáng kể song bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, hiện tượng chi tiêu ngân sách kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ lạm phát. Để góp phần kiềm chế lạm phát và khắc phục những hạn chế trong quản lý chi ngân sách xã nhằm thực hiện những mục tiêu và phù hợp với tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới hiện nay. Trong quản lý chi ngân sách xã cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Đối với chi thường xuyên: Tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước không để xẩy ra các khoản chi không đúng chế độ quy định, gây lãng phí, thất thoát; tăng cường thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ; hạn chế việc tạm ứng tiền mặt cho các xã, quản lý chặt chẽ chế độ thanh toán, nên chuyển hình thức chế độ thanh toán như hiện nay sang

chế độ chi khoán để vừa bảo đảm chống thất thoát lãng phí tạo sự chủ động cho các cá nhân, đơn vị được khoán và có thể tăng thu nhập cho các nhân thông qua hình thức khoán.

- Đối với chi đầu tư phát triển: đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ, đúng chế độ, góp phần tích cực vào việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chủ đầu tư (UBND các xã) cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật xây dựng, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; chấp hành nghiêm chỉnh Luật đấu thầu, thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát của cộng đồng. Trong chi đầu tư phát triển phải đặt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả lên hàng đầu. Phải có những đánh giá khách quan, khoa học trước khi quyết định đầu tư. Việc đầu tư XDCB phải có trọng điểm, tránh dàn trải. Trước khi quyết định đầu tư cần phải xác định rõ nguồn vốn để thực hiện dự án, tránh để dự án kéo dài làm giảm hiệu quả đầu tư và gây lãng phí vốn đầu tư cũng như nợ đọng kéo dài.

Trong thời gian tới: thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là tăng cường phân cấp mạnh mẽ cho cấp dưới, nhất là cho cấp cơ sở. Trong điều kiện hiện nay để đơn giản trong việc thanh toán vốn đầu tư và thực hiện chủ trương là kiểm soát theo đầu ra. Theo tôi trong thời gian tới cần phải xây dựng quy chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư theo kết quả đầu ra, mà trước mắt làm thí điểm ở cấp xã. Bởi vì cấp xã là cấp cơ sở lại có nhiều hình thức thực hiện dự án như: Tự thực hiện, khoán gọn; hợp đồng tư vấn, hợp đồng xây dựng công trình thông qua các hình thức đầu thầu (giao thầu, chỉ định thầu, đấu thầu...). Mặt khác trong lĩnh vực đầu tư mỗi hạng mục, mỗi công trình, mỗi hợp đồng được thực hiện là một sản phẩm XDCB hoàn thành để cấp vốn thanh toán. Đó cũng chính là sản phẩm đầu ra. Các sản phẩm này chứa đựng các quan hệ trách nhiệm giữa các bên.

- Tất cả các gói thầu xây dựng, tư vấn thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế được tạm ứng ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực. Mức tạm ứng là 30% giá trị hợp đồng. Riêng hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị được tạm ứng theo tiến độ ghi trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

- Đối với các gói thầu, các hạng mục công trình, những khoản chi thực

hiện theo hình thức khoán gọn, hoặc hình thức tự thực hiện dự án. Sau khi được tạm ứng theo quy định như trên, được chuyển sang tạm thanh toán theo tiến độ và đề nghị của chủ đầu tư. Mọi vấn đề về khối lượng, giá trị thanh toán do chủ đầu tư chịu trách nhiệm. Kết thúc hợp đồng phải có biên bản nghiệm thu có xác nhận của cơ quan tư vấn giám sát. Khi tổng số vốn thanh toán bằng mức giá trị khoán gọn thì coi như hợp đồng đã được thanh toán hết.

- Đối với các hợp đồng thực hiện theo hình thức hợp đồng có điều chỉnh giá, hợp đồng theo đơn giá, hợp đồng theo thời gian thì thực hiện thanh toán đến 90% số vốn theo đề nghị của chủ đầu tư và tư vấn giám sát. Sau khi có quyết toán được phê duyệt thì thanh toán hết số vốn còn lại. (Trừ tỷ lệ phần trăm bảo hành công trình khoảng 5% - đến 10% trong vòng 1 đến 2 năm tùy từng loại công trình.

- Đối với các chi phí khác thực hiện thanh toán theo dự toán được duyệt nhưng phải tuân thủ đúng định mức, đơn giá và chế độ quy định hiện hành.

3.2.4. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý, điều hành ngân sách nói chung, ngân sách địa phƣơng nói riêng. sách nói chung, ngân sách địa phƣơng nói riêng.

Sau một số năm thực hiện Luật ngân sách nhà nước năm 2002 Chính

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh- Thực trạng và giải pháp (Trang 76)