Đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất cà phê

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của thực tiễn sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất cà phê tỉnh đắk lắk (Trang 38 - 41)

hộ nghèo bày tỏ mong muốn hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng sâu vùng xa. Việc phân tích theo nhóm thu nhập cũng rất đáng lưu tâm. Nhóm hộ giàu quan tâm nhiều hơn tới sự hỗ trợ về công nghệ mới (các hộ muốn có thêm công nghệ mới chiếm 73% tổng số hộ giàu), trong khi nhóm hộ nghèo lại không hề mong đợi gì từ các dịch vụ khuyến nông, cho dù chính họ là những người nằm trong chương trình hỗ trợ đó (số hộ này chiếm hơn 50% tổng số hộ nghèo).

Bảng 42: Những mong đợi về các dịch vụ khuyến nông

Hạng mục Tần số % Cộng gộp

Không mong đợi gì 29 36.25 36.25 Cung cấp thường xuyên hơn 10 12.5 48.75 Giới thiệu công nghệ mới 40 50 98.75 Hỗ trợ cho vùng sâu vùng xa 1 1.25 100

Tổng cộng 80 100

2 Đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất cà phê phê

1.5 Tưới nước

Như đã trình bày ở phần thực tiễn sử dụng nước tưới, tất cả các hộ gia đình trong khu vực điều tra đều có xu hướng sử dụng quá lượng nước được khuyến cáo đối với cả biện pháp tưới gốc và tưới phun. Để chứng minh thống kê, nhóm nghiên cứu đã sử dụng biện pháp kiểm định 1 đuôi t-test để so sánh lượng nước sử dụng/cây với lượng khuyến cáo (390 liters/tree/round) (Dave, 2003). Kết quả tính toán cho thấy đối với cả hai biện pháp tưới, lượng nước sử dụng đều vượt mức, đối với biện pháp tưới gốc, mức vượt trung bình là 315 lít/cây và biện pháp tưới phun là 153 lít/cây. Như vậy, có thể thấy người nông dân sử dụng biện pháp tưới phun vận hành có hiệu quả hơn, trong khi biện pháp tưới phun mưa cho năng suất cao hơn biện pháp tưới gốc (2,9 tấn/ha so với 2,8 tấn/ha).

.

Bảng 43: Kiểm định t-test để so sánh lượng nước thực và lượng khuyến cáo

Biến Số hộ TB Sai số Độ lệch Độ tin cậy 95%

m3/cây-tưới gốc 68 0.815 0.038 0.315 0.739 0.892 m3/cây-tưới phun 12 0.628 0.044 0.153 0.531 0.725

Trên thực tế, rất nhiều nông dân được phỏng vấn cho rằng càng dùng nhiều nước thì năng suất cà phê càng cao. Tuy nhiên, chuyên gia đã khuyến nghị rằng cần tránh tưới quá nhiều nước. Hệ rễ cây cà phê ăn sâu lòng đất khoảng 0-30 cm và độ trùm của rễ biến động trong khoảng 0-50 cm. Nếu tưới quá nhiều nước, tầng đất chứa rễ cà phê sẽ bị bão hoà, thừa nước, sau đó sẽ cắm sâu hơn nữa theo chiều của trọng lực, kéo theo vi chất dinh dưỡng của tầng đất phía trên (Dave, 2003).

Ngoài ra, các hộ gia đình Đắk Lăk tưới nước và bón phân cùng một lúc trong những tháng khô hạn. Điều này khiến cho rất nhiều loại phân như Urea, sulfat đạm và KCl dễ dàng bị hoà tan, làm giảm khả năng thẩm thấu của đất, khiến cho hệ rễ khó hấp thu nước, đặc biệt là trong những mùa hạn hán kéo dài (Tiem, 2002).

Để đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng nước tưới trong khu vực điều tra, nhóm nghiên cứu đã sử dụng kết quả nghiên cứu của Dave et al (2004) tính cân bằng mực nước ngầm trong vùng Eatul - Dak Lak để xác định lượng nước lãng phí trong quá trình trồng cà phê. Để sử dụng phương pháp của nghiên cứu này, cần giả thiết rằng điều kiện khí hậu và ứng xử của nông dân với sản xuất cà phê ở 2 huyện điều tra giống như vùng Eatul.

Kết quả tính toán cho thấy cân bằng nước ngầm ở vùng điều tra trong điều kiện khí hậu khô đều đạt giá trị âm cho cả hai phương pháp tưới phun và tưới gốc. Trong đó, mực cân bằng ở những nơi áp dụng biện pháp tưới phun thấp hơn nơi áp dụng biện pháp tưới gốc khoảng 6000 lít.

Bảng 44: Mực nước ngầm còn lại trong điều kiện khô hạn

Các yếu tố Đơn vị Tưới gốc Tưới phun Mực nước ngầm từ mưa Tr lít 27624 27624 Mực nước ngầm từ hệ thống tưới Tr lít 7170 7170

Tổng lượng nước ngầm được giữ lại Tr lít 34794 34794 Các yếu tố tiêu thụ nước

số lần tưới 3.71 4

số cây/ha 1117 1128

Lượng tưới/cây Lít 815 628

Lượng tưới/vụ Tr lít 34554 28990

Diện tích khu vực ha 10231 10231

Số lượng dân cư 5555 5555

Lượng nước dùng/người Lít 65 65

Tổng lượng nước mất đi Tr lít 34619 29055

Dòng chảy Tr lít 15326 15326

Mực nước cho phép (nước ngầm giữ lại-dòng chảy) Tr lít 19468 19468

Mực nước ngầm còn lại Tr lít -15,151 -9,587

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tính toán mực nước ngầm theo biện pháp tưới ở hai huyện khác nhau. Đối với những người sử dụng biện pháp tưới gốc, Krong Ana lãng phí ít nước hơn CuMgar (11 nghìn so với 18 nghìn lít). Đối với những hộ dùng biện pháp tưới phun thì Krong Ana lãng phí hơn CuMgar 1334 lít.

Bảng 45: Mực nước ngầm còn lại trong điều kiện khô hạn theo huyện

Các yếu tố Đơn

vị Krong Tưới gốc Tưới phun Ana CuMgar

Krong

Ana CuMgar

Mực nước ngầm từ mưa Tr lít 27624 27624 27624 27624

Mực nước ngầm từ hệ thống tưới Tr lít 7170 7170 7170 7170

Tổng lượng nước ngầm được giữ lại Tr lít 34794 34794 34794 34794 Các yếu tố tiêu thụ nước

số lần tưới 4.03 3.46 4.14 3.8

Lượng tưới/cây Lít 654 959 610 654

Lượng tưới/vụ Tr lít 30551 37512 29506 28172

Diện tích khu vực ha 10231 10231 10231 10231

Số lượng dân cư 5555 5555 5555 5555

Lượng nước dùng/người Lít 65 65 65 65

Tổng lượng nước mất đi Tr lít 30616 37577 29571 28237

Dòng chảy Tr lít 15326 15326 15326 15326

Mực nước cho phép (nước ngầm giữ lại-

dòng chảy) Tr lít 19468 19468 19468 19468

Mực nước ngầm còn lại Tr lít -11,148 -18,109 -10,103 -8,769

Nhóm hộ có thu nhập cao lãng phí mực nước ngầm nhiều hơn nhóm có thu nhập thấp và trung bình đối với cả hai biện pháp tưới gốc và tưới phun. Nhóm thu nhập trung bình sử dụng biện pháp tưới phun có xu hướng tưới nước hiệu quả nhất với mực nước lãng phí thấp nhất 7269 lít. Điều này cho thấy các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cần giúp nhiều hơn nữa cho nhóm có thu nhập cao, chứ không chỉ nhóm thu nhập thấp và người dân tộc.

Bảng 46: Mực nước ngầm còn lại trong điều kiện khô hạn theo nhóm thu nhập

Các yếu tố Đơn

vị Nghèo Tưới gốcTB Giàu Nghèo Tưới phunTB Giàu

Mực nước ngầm từ mưa Tr lít 27624 27624 27624 27624 27624 27624

Mực nước ngầm từ hệ thống tưới Tr lít 7170 7170 7170 7170 7170 7170

Tổng lượng nước ngầm được giữ lại Tr lít 34794 34794 34794 34794 34794 34794 Các yếu tố tiêu thụ nước

số lần tưới 3.87 3.86 3.42 4.25 4 3.5

số cây/ha 1124 1110 1116 1110 1147 1105

Lượng tưới/cây Lít 721 735 976 634 568 795

Lượng tưới/vụ Tr lít 32087 32219 38112 30600 26662 31457

Diện tích khu vực ha 10231 10231 10231 10231 10231 10231

Số lượng dân cư 5555 5555 5555 5555 5555 5555

Lượng nước dùng/người Lít 65 65 65 65 65 65

Tổng lượng nước mất đi Tr lít 32152 32284 38177 30665 26727 31522

Dòng chảy Tr lít 15326 15326 15326 15326 15326 15326

Mực nước cho phép (nước ngầm giữ lại-

dòng chảy) Tr lít 19468 19468 19468 19468 19468 19468

Mực nước ngầm còn lại Tr lít -12684 -12816 -18709 -11197 -7259 -12054

1.6 Phân bón

Lượng phân bón

Dư lượng phân hoá học được tính bằng cách lấy tổng lượng phân đơn (đạm, lân và kali) trừ đi lượng hấp thụ thực tế của cây. Lượng hấp thụ thực tế được tính bằng cách tham khảo tỉ lệ mỗi yếu tố do cây cà phê hấp thụ (tham khảo tài liệu nghiên cứu của Viện nghiên cứu đất và WASI), sau đó nhân tỉ lệ đó với lượng phân thực tế. Tính toán mức dư thuốc trừ sâu tại vùng điều tra cho thấy dư chất của phân bón khá lớn với mức dư của lân lớn nhất (49 kg/ton quả khô) nhưng

độ lệch cũng rất cao. Mức dư của kali là thấp nhất, chỉ khoảng 0.5 kg/tấn quả khô nhưng với độ lệch lớn nhất. Điều này cho thấy hộ gia đình trong khu vực điều tra sử dụng lượng phân bón rất khác nhau. Dư lượng các loại phân hoá học ở huyện CuMgar đều có xu hướng cao hơn so với Krong Ana. Trong đó, dư lượng kali lớn nhất, khoảng 46 kg/tấn qủa khô.

Có nhiều hộ bón phân khá hiệu quả với 6 bón chỉ còn dư từ -10 đến 10 kg lân /tấn cà phê và 9 hộ dư từ -10 đến 10 kg đạm/tấn quả khô. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều hộ bón phân quá thấp (23 hộ bón thiếu trên 10 kg N/tấn quả khô với lượng thiếu trung bình là 93 kg và 37 hộ bón thiếu trên 10 kg K/tấn quả khô với lượng thiếu là 113 kg). Tuy nhiên, đối với những hộ bón thiếu phân hoá học, họ có thể bù đắp bằng phân xanh hoặc các loại chất hữu cơ khác.

Nhưng điều đáng lo ngại là có nhiều hộ bón quá nhiều (48 hộ bón quá 10 kg N/tấn quả khô với lượng dư thừa trung bình là 110 kg, 33 hộ bón thừa 10 kg K/tấn quả khô với lượng dư thừa trung bình là 128 kg và đặc biệt có tới 74 hộ bón thừa trên 10 kg P/tấn quả khô với lượng dư thừa trung bình là 53 kg).

Bảng 47: Yếu tố dinh dưỡng từ phân bón còn dư (kg/tấn quả khô)

Biến Số hộ TB Độ lệch Min Max

P còn dư 80 48.8 43.0 -9.1 287.2 K còn dư 80 0.5 173.0 -400.6 965.7 N còn dư 80 39.4 137.9 -331.1 663.7 Dư lượng phân hoá học có thể thấy rõ hơn trong hình dưới đây.

Việc phân tích theo nhóm nhận được và không nhận được các dịch vụ khuyến nông cũng cho thấy những hộ nông dân không nhận được dịch vụ khuyến nông sử dụng ít phân hoá học hơn những hộ nhận được hỗ trợ. Phân tích tương quan cho thấy có mối tương quan ý nghĩa giữa dịch vụ khuyến nông và dư lượng phân, ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 48: Phân tích tương quan giữa yếu tố dinh dưỡng phân bón và các dịch vụ khuyến nông

Khuyến

nông P Khuyến nông N Khuyến nông K

Tương quan Pearson 1 0.011 1 0.240 1 0.262

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của thực tiễn sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất cà phê tỉnh đắk lắk (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w