Trong tổng số các hộ điều tra ở hai huyện, có 90% số hộ nhận được trợ giúp sử dụng thuốc trừ sâu. Trong số này, tất cả các hộ ở Krong Ana đều được hỗ trợ trong khi có tới 20% số hộ ở CuMgar không được hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu. Điều này là do ở CuMgar cây cà phê không bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh hại nhiều như ở Krong Ana, do đó lượng thuốc trừ sâu mà Krong Ana sử dụng cao hơn so với CuMgar (tương ứng là 2,63 so với 2,58 lít) và sự hỗ trợ kỹ thuật cho CuMgar là cũng cần thiết hơn và thu hút được nhiều sự quan tâm của các tổ chức khuyến nông hơn.
Cũng giống như trong hai trường hợp nêu trên, người nghèo cũng được hỗ trợ phương pháp sử dụng thuốc trừ sâu. Có tới 98% số hộ nghèo được trợ giúp về thuốc trừ sâu, trong khi con số này đối với hộ trung bình và hộ giàu chỉ là 92% và 80%. Các hộ nhận được hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu từ 4 nguồn khác nhau, đó là trung tâm khuyến nông nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, các viện nghiên cứu và các cửa hàng tư nhân. Giống như các loại hình dịch vụ khuyến
nông khác, những hướng dẫn về quản lý thuốc trừ sâu chủ yếu đều do các trung tâm khuyến nông cung cấp (chiếm 54% trong tổng số hộ).
Bảng 36: Số hộ nhận được dịch vụ từ các cơ quan khác nhau
Nguồn dịch vụ Tần số % Lũy kế
Trung tâm khuyến nông 44 53.66 53.66 Doanh nghiệp nhà nước 13 15.85 69.51 Viện nghiên cứu 7 8.54 78.05 Cửa hàng tư nhân 18 21.95 100
Tổng cộng 82 100
Huyện Krong Ana nhận được trợ giúp về khuyến nông nhiều hơn CuMgar, tương ứng là 49 hộ so với 33 hộ. Khác với Krong Ana, các hộ ở CuMgar không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào của các doanh nghiệp nhà nước và các viện nghiên cứu. Họ chỉ được tiếp cận với các dịch vụ của trung tâm khuyến nông và các cửa hàng tư nhân.
Bảng 37: Số hộ nhận được dịch vụ phân theo huyện
Nguồn cung cấp Krong Ana CuMgar
Trung tâm khuyến nông 25 19 Doanh nghiệp nhà nước 13
Viện nghiên cứu 7
Cửa hàng tư nhân 4 14
Tổng cộng 49 33
Hộ thu nhập thấp nhận được nhiều hỗ trợ nhất của trung tâm khuyến nông, cho thấy định hướng phục vụ người nghèo của trung tâm. Hộ giàu nhận được hỗ trợ ít hơn từ trung tâm khuyến nông và nhiều hơn từ các cửa hàng tư nhân. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những thông tin hướng dẫn của các cửa hàng luôn đáng tin cậy như trung tâm khuyến nông hoạt động độc lập không vì mục địch lợi nhuận. Điều này phần nào lý giải một thực tế là mặc dù các hộ giàu sử dụng nhiều đầu vào hơn, nhưng hiệu quả chưa hẳn đã cao hơn các hộ khác.
Bảng 38: Số hộ nhận được dịch vụ phân theo nhóm thu nhập
Nguồn cung cấp Nghèo Trung bình Giàu
Trung tâm khuyến nông 18 16 10 Doanh nghiệp nhà nước 3 7 3 Viện nghiên cứu 2 2 3 Cửa hàng tư nhân 4 3 11
Tổng cộng 27 28 27
Chất lượng dịch vụ của trung tâm khuyến nông được hầu hết các hộ (gần 32%) xếp hạng tốt nhất. Có tới 22% số hộ xếp hạng các cửa hàng tư nhận ở vị trí thứ hai. Tất cả các hộ từng nhận được sự hỗ trợ của các viện nghiên cứu đều đánh giá chất lượng dịch vụ của các viện là cao. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy chất lượng dịch vụ của các viện nghiên cứu là đáng tin cậy và được người dân đánh giá cao.
Bảng 39: Số hộ xếp hạng dịch vụ phân theo nguồn cung cấp khác nhau
Trung tâm khuyến nông 26 17 1 Doanh nghiệp nhà nước 7 6 Viện nghiên cứu 7 Cửa hàng tư nhân 18
Tổng cộng 40 41 1
Có tới 85% số hộ nhận được hỗ trợ kỹ thuật một lần trong một năm. Chỉ có trung tâm khuyến nông cung cấp hỗ trợ kỹ thuật hai lần trong một năm, chiếm 12% tổng số hộ. Duy nhất có 1 hộ cho biết nhận được hỗ trợ của trung tâm khuyến nông 3 lần trong năm 2004.
Bảng 40: Số hộ nhận được các lần hỗ trợ khác nhau
Nguồn cung cấp Số lần
1 2 3
Trung tâm khuyến nông 33 10 1 Doanh nghiệp nhà nước 12 1 Các viện nghiên cứu 7 Cửa hàng tư nhân 18
Tổng cộng 70 11 1
Tóm lại, trong những năm gần đây, hệ thống cung cấp dịch vụ khuyến nông tỉnh Đắc Lắc đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt chú trọng đến người nghèo. Tuy nhiên, hệ thống vẫn gặp một số khó khăn trở ngại như sau. Một là, hình thức cung cấp dịch vụ khuyến nông vẫn chỉ là những hình thức truyền thống (thông qua các khoá đào tạo), người nông dân vẫn không được tiếp cận các dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền hình, đài phát thanh và mạng internet.Hai là, các viện nghiên cứu chưa tham gia chủ động và đầy đủ vào các hoạt động khuyến nông. Phó viện trưởng WASI cho biết hiện nay, viện có một trung tâm khuyến nông nhưng không cung cấp dịch vụ miễn phí, khiến cho người nghèo khó tiếp cận với dịch vụ của viện. Mặt khác, viện không có nhiều mối quan hệ với các trung tâm khuyến nông của tỉnh hay trạm khuyến nông của huyện để chuyển giao công nghệ ứng dụng. Ba là, thông tin khuyến nông chủ yếu do các cơ sở khuyến nông chủ động cung cấp. Người nông dân không chủ động tìm tòi thông tin hoặc sự trợ giúp của các cơ quan khuyến nông này. Bốn là, dịch vụ khuyến nông được cung cấp chủ yếu dưới hình thức các lớp tập huấn. Các loại hình dịch vụ khác như cử cán bộ kỹ thuật xuống tận vườn cà phê của nông dân vẫn chưa đuợc phổ biến nhiều do hạn chế về nhân lực. Các dịch vụ khuyến nông chỉ được cung cấp duy nhất một lần trong một năm.
Trước những khó khăn này, vấn đề đặt ra là liệu người dân có sẵn lòng chịu chi phí khuyến nông hay không? Và họ mong đợi điều gì từ các dịch vụ khuyến nông trong tương lai? Với vấn đề thứ nhất, câu trả lời là có tới 65% số hộ đồng ý trả chi phí khuyến nông trong tương lai, nếu như các dịch vụ đó đạt yêu cầu. Trong đó, hộ nghèo và hộ trung bình rất sẵn sàng trả phí khuyến nông, trong khi có tới 61,5% số hộ giàu không đồng ý trả.
Bảng 41: Sẵn sàng trả chi phí khuyến nông
Tần số % Lũy kế
Sẵn sàng 52 65 65
Không sẵn sàng 28 35 100
Tổng cộng 80 100
Với câu hỏi thứ hai về kỳ vọng của người nông dân đối với các dịch vụ khuyến nông, câu trả lời là có 36% số hộ không hề quan tâm tới dịch vụ khuyến nông. Điều này cho thấy các dịch vụ khuyến nông không hề tạo ra được bất cứ giá trị tăng thêm nào cho người nông dân. Có 50% số hộ cho biết họ muốn có thêm các công nghệ mới, trong đó có kỹ thuật quản lý sâu bệnh hại tổng