1.3.784 Bảo dưỡng, sửa chữa là hoạt động cần thiết cho mọi doanh nghiệp. mọi yếu tố cấu thành doanh nghiệp: mặt bằng, nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…đều cần được bảo dưỡng và sửa chữa.
1.3.785 Hiện nay, với mỗi nhóm TSCĐ công ty áp dụng một chu kỳ bảo dưỡng chung cho tất cả không phân biệt TSCĐ mới hay cũ. Điều này là không hợp lý do các TSCĐ càng cũ thì tốc độ hao mòn sẽ càng lớn do đó nó đòi hỏi phải có một chu kỳ bảo dưỡng và sửa chữa ngắn hơn so với các TSCĐ mới được đưa vào sử dụng. Nên trong thời gian tới công ty cần có sự điều chỉnh trong việc xác định các chu kỳ sửa chữa cho các loại TSCĐ của mình đồng thời cũng nâng cao chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo nâng suất hoạt động của TSCĐ.
1.3.786 Để công tác sửa chữa bảo dưỡng được tốt công ty cần nâng cao chất lượng công tác sửa chữa, bảo dưỡng dự phòng theo kế hoạch. Trong công tác sửa chữa, bảo dưỡng theo kế hoạch cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng lên hoạch bảo dưỡng và sửa chữa, các nội dung cơ bản của kế hoạch này mà công ty cần chú ý là:
- Các công việc bảo dưỡng và sửa chữa cụ thể trong từng kế hoạch. - Xác định thời gian ngừng sản xuất để tiến hành hoạt động sửa chữa. - Xác định thứ tự ưu tiên các công việc bảo dưỡng, sửa chữa.
- Xác định tiến độ thời gian tiến hành đối với mỗi công việc. - Xác định các nguồn lực: lao động, vật tư, dụng cụ,…
- Những giải pháp nhằm đảm bảo an toàn, tiến độ và chất lượng.
1.3.787 Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa phải được xây dựng trên cơ sở phân tích các nhân tố: dự báo tình trạng hao mòn đối với từng tài sản, thiết bị; kế hoạch
sản xuất, kế hoạch huy động và sử dụng tài sản và thiết bị. Việc lập kế hoạch có chính xác thì các TSCĐ được bảo dưỡng đúng tiến độ, đảm bảo nâng cao chất lượng TSCĐ và nâng cao hiệu quả công tác quản trị TSCĐ cho công ty.
1.3.788 Chế độ sửa chữa theo lệnh: là chế độ sửa chữa chỉ được tiến hành khi phát hiện đối tượng sửa chữa bị hư hỏng và phát lệnh sửa chữa. Theo chế độ này các bộ phận phụ trách việc sửa chữa đều bị động trước việc ngừng hoạt động và tiến hành sửa chữa.
1.3.789 Trong hai chế độ bảo dưỡng và sửa chữa trên, công ty nên áp dụng chế độ bảo dưỡng và sửa chữa dự phòng, áp dụng chế độ này TSCĐ của công ty, đặc biệt là các loại máy móc thiết bị và phương tiện vận tải sẽ hạn chế hao mòn, ngăn ngừa được những hư hỏng bất thường, đảm bảo tài sản, thiết bị luôn ở trạng thái hoạt động ổn định.