Đánh giá ưu nhược điểm trong công tác quản trị TSCĐ tại công ty xây dựng Tiên Du.

Một phần của tài liệu Quản trị tài sản cố định tài Công ty TNHH xây dựng Tiên Du (Trang 49)

3.1 Các kết luận và phát hiện nghiên cứu

3.1.1 Kết quả đạt được trong quản trị TSCĐ của công ty xây dựng Tiên Du

1.3.751 TSCĐ của công ty ngày càng được đổi mới hơn. Tính riêng trong giai đoạn 2010-2012 công ty đã đầu tư mua mới TSCĐ với giá trị cụ thể là:

 Máy móc thiết bị: 37.011 triệu đồng.  Nhà đất, vật kiến trúc: 2.262 triệu đồng.

 TSCĐ vô hình (quyền sử dụng đất) : 14.746 triệu đồng.

1.3.752 Trong những năm qua, công ty đã có những kế hoạch và tiến hành đổi mới, nâng cấp một số TSCĐ như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…đồng thời với việc đầu tư đổi mới công ty cũng tiến hành thanh lý những tài sản cố định đã hết hạn sử dụng, không sử dụng được hoặc không còn phù hợp với yêu cầu sử dụng của công ty.

1.3.753 Công ty cũng thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ theo quy trình và kế hoạch đề ra. Các kế hoạch khấu hao TSCĐ cũng được thực hiện nghiêm túc, thuận tiện cho việc theo dõi, đánh giá giá trị còn lại của TSCĐ cũng như giúp công ty xây dựng những kế hoạch trong việc quản lý quỹ khấu hao, đầu tư đổi mới TSCĐ của công ty.

3.1.2 Đánh giá ưu nhược điểm trong công tác quản trị TSCĐ tại công ty xây dựng Tiên Du. dựng Tiên Du.

 Công ty áp dụng phương pháp phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế, theo hình thái biểu hiện nhờ đó công ty có thể nắm rõ được thực trạng đầu tư và sử dụng các hạng mục theo kế hoạch, tránh tình trạng sử dụng lãng phí và không đúng mục đích.

 Công ty đã thực hiện đúng nguyên tắc quy chế quản lý tài chính của Nhà nước, đặc biệt là trong quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn cố định, gia tăng hiệu quả hoạt động.

 Công ty khá tích cực trong công tác nâng cấp, sửa chữa và đổi mới các TSCĐ của mình. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ năm 2001, tới nay đã hoạt động được 12 năm, các TSCĐ cũ của công ty đã hết hạn sử dụng và được thanh lý thay thế vào đó là các TSCĐ mới. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng nhờ đó giúp công ty thu hồi được vốn một cách nhanh chóng để đầu tư mới thay thế cho các TSCĐ đã cũ.

1.3.755 Đánh giá hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị TSCĐ tại công ty

 Những tồn tại và hạn chế.

1.3.756 Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì công ty xây dựng Tiên Du cũng còn tồn tại một số hạn chế sau:

 Tuy giá trị đầu tư, đổi mới TSCĐ của công ty là khá cao song hiệu quả sử dụng lại chưa cao. Công ty chưa khai thác triệt để và tận dụng tối đa công suất, công dụng của TSCĐ. Điều này có thể thấy thông qua các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị TSCĐ của công ty.

 Nguồn vốn chủ yếu để hình thành nên TSCĐ của công ty là vốn tự có (bao gồm quỹ khấu hao, lợi nhuận để lại). Trong suốt 3 năm (từ 2010-2012) công ty không có bất cứ khoản vay từ các tổ chức tín dụng dài hạn nào. Việc sử dụng nguồn vốn để đầu tư như vậy, một mặt sẽ tăng tính an toàn về tình hình

tài chính cho doanh nghiệp nhưng mặt khác nó sẽ hạn chế khả năng phát triển, đầu tư đổi mới TSCĐ một cách toàn diện.

 Chu kỳ bảo dưỡng TSCĐ còn chưa cụ thể, việc bảo dưỡng hầu chỉ dừng lại ở việc thay dầu máy, kiểm tra sơ bộ máy móc, phương tiện vận tải…. chu kỳ bảo dưỡng được áp dụng chung cho tất cả các loại tài sản, không có sự phân tách giữ TSCĐ cũ và TSCĐ mới.

 TSCĐ của công ty, mà cụ thể là các loại máy móc thiết bị (máy ủi, xe cẩu, máy xúc…) và các phương tiện vẫn tải (các loại xe tải, xe nâng) hầu như được sử dụng theo hình thức thuê lái, trả lương theo chuyến. Do vậy ý thức bảo vệ tài sản trong quá trình vận hành còn kém. Hơn nữa, do đặc thù của ngành nghề kinh doanh là doanh nghiệp xây dựng, với mỗi một công trình thì thời gian thi công thường lớn, hoạt động trong phạm vi rộng vì vậy rất khó có thể theo dõi, kiểm tra một cách sát sao tình hình sử dụng TSCĐ, việc bảo quản TSCĐ phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của công nhân.

 Công ty sử dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng để tính khấu hao cho tất cả các loại TSCĐ của mình. Điều này là chưa phù hợp đặc biệt là đối với TSCĐ là các máy thi công và xe vận chuyển do nó không phản ánh đúng tốc độ hao mòn của loại TSCĐ này.

1.3.757 Nguyên nhân

 Nguyên nhân chủ quan

- Do quy mô công ty còn khá nhỏ, năng lực tài chính còn thấp hơn nữa lại chưa có đủ uy tín để có thể huy động được một nguồn vốn lớn trong dài hạn để có thể đầu tư đổi mới TSCĐ một cách đồng bộ.

- Sự phối hợp giữa các phòng ban còn khá hạn chế, việc này đã gây không ít khó khăn cho các nhà quản lý trong việc theo dõi, quản lý TSCĐ cũng như việc thực hiện các kế hoạch của mình.

- Nhiều cán bộ quản lý cũng như nhân viên trong công ty năng lực quản trị TSCĐ còn hạn chế. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc đưa ra kế hoạch cũng như thực hiện quản trị TSCĐ.

 Nguyên nhân khách quan

- Trong giai đoạn vừa qua, kinh tế có nhiều biến động, bắt đầu là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo theo sau đó là một loạt các hệ luỵ gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và bộ phận các doanh nghiệp xây dựng nói riêng. Chính phủ thắt chặt chính sách tiền tệ, lãi suất ngân hàng tăng cao làm cho việc tiếp cận với nguồn vốn vay để đầu tư cho TSCĐ của công ty trở nên khó khăn.

- Việc quản lý TSCĐ của công ty là rất khó khăn, do phần lớn TSCĐ của công ty là các loại máy móc, phương tiện vận tải phục vụ cho hoạt động san lấp mặt bằng, việc xảy ra tai nạn nghề nghiệp là không thể tránh khỏi và có thể gây tổn thất cho TSCĐ, do vậy công ty cúng không thể quản lý một cách chính xác được TSCĐ của mình.

- Các TSCĐ chủ yếu hoạt động ngoài trời do đó khó có thể tránh được những tác động của yếu tố môi trường tự nhiên tới TSCĐ. Hơn nữa trình độ sử dụng TSCĐ của công nhân lại không đồng đều, làm cho công tác sửa chữa, bảo quản TSCĐ trở nên thiếu tính đồng bộ và không đạt hiệu quả như dự tính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản trị tài sản cố định tài Công ty TNHH xây dựng Tiên Du (Trang 49)