0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Công tác chuẩn bị của phóng viên trước khi đi phỏng vấn

Một phần của tài liệu ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ (Trang 50 -50 )

- Khác với đầu đề của tác phẩm văn học, đầu đề tác phẩm báo chí có vai trò rất quan trọng Việc đặt đầu đề có tính quyết định số phận của bài báo Có khi chỉ cần đọc đầu đề, người ta

2. Công tác chuẩn bị của phóng viên trước khi đi phỏng vấn

a/ Chuẩn bị chung.

Đó là sự chuẩn bị hàng ngày, thường xuyên, nó không gắn bí với bất kì một cuộc phỏng vấn cụ thể nào. Có thể đưa ra một số điểm cơ bản để giúp mỗi phóng viên chuẩn bị chung được tốt hơn như sau :

•Định hướng về tư tưởng

Phóng viên phải luôn luôn ở trong dòng thời cuộc, bám sát các vấn đề thời

lĩnh vực của mình có thể nhanh chóng xác định được việc sử dụng thể loại phỏng vấn trong trường hợp nào, và trong trường hợp cụ thể xác định được cần hỏi cái gì? Để làm cái gì ?

•Vốn sống, vốn hiểu biết

Người phóng viên phải biết rằng người được phỏng vấn bao giờ cũng đánh

giá xem phóng viên có đáng để mình cộng tác một cách cởi mở “dốc bầu tâm sự”

hay không? Người được phỏng vấn thường hay xem xét sự hiểu biết của phóng viên, sự chuyện trò cởi mở chỉ có thể xuất hiện khi họ thấy nhà báo ngang tầm với mình. Nếu không, cuộc phỏng vấn coi như thất bại hoàn toàn, nhà báo sẽ không hỏi được gì ngoài vài ba câu trả lời xã giao tẻ nhạt. Phóng viên cần nhớ rằng trong cuộc phỏng vấn người trả lời nói nhiều hơn, nhưng trước đó phóng viên cũng buộc phải nói nhiều hơn và phải nói những điều hấp dẫn. Người phóng viên phải là người biết tạo nên cảm hứng chuyện trò của người được phỏng vấn. Vì vậy yêu cầu đối với phóng viên về vốn sống ,vốn hiểu biết là hết sức cần thiết.

•Hiểu biết về thể loại:’

Thể loại phỏng vấn được dùng xen với nhiều thể loại khác, phỏng vấn trong ký sự khác và phỏng vấn thuần tuý khác. Xác định được rõ như vậy thì hệ thống các câu hỏi mới nhất quán và khai thác được đúng tầng thông tin và có độ sâu cần thiết.

•Hiểu biết về khán giả.

Phải hiểu biết rõ về khán giả của mình, chương trình mà mình thường làm

phục vụ cho loại độc giả nào là chính. Phải biết được nhu cầu, sự quan tâm và trình độ hiểu biết của loại đối tượng đó. Tốt nhất là hiểu biết đến múc cảm nhận được sự có mặt trước micro của một người xem nào đó, có thể coi là hình tượng tổng hợp của loại đối tượng xem chương trình. Làm được như vậy, mới có thể đưa ra những câu hỏi về những đề tài mà người xem quan tâm thực sự.

Đây là yêu cầu cần thiết đối với phóng viên trước khi tiến hành một cuộc phỏng vấn. Tuy vậy, vẫn có 2 ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này:

+ Phóng viên cần chuyên môn háo hoạt động của mình về khoa học kỹ thuật, về nông nghiệp, công nghiệp, về phân phối lưu thông, về văn hoá xã hội. Trong bộ phận này lại chuyên về một vấn đề nào đó, có như vậy mới có kiến thức về lĩnh vực phỏng vấn

+ Có thể không cần như vậy vì dù có cố gắng thì cũng không thể thành chuyên gia được. Vì vậy, có thể đưa ra ý kiến ở giữa, kiến thức của phóng viên bao giờ cũng mang tính tổng hợp, nắm vững được những nét chính trong tình hình phát triển của mỗi lĩnh vực, mỗi ngành. Mặt khác nếu xác định được lĩnh vực của mình, đào sâu suy nghĩ, tăng hiểu biết chuyên sâu, có sự say mê.

b/ Chuẩn bị cụ thể:

•Xác định mục đích của cuộc phỏng vấn và tính chất thông tin.

- Nguyên nhân của các câu hỏi chung chung là do tự bản thân phóng viên không biết rõ mình muốn biết cái gì? Có thể là do phóng viên cũng không biết nên bắt đầu từ đâu để có được thông tin cần thiết.

- Cách tốt nhất là phóng viên phải nghiên cứu kỹ vấn đề mình đang quan tâm trước khi tiến hành cuộc phỏng vấn.

- Có thể tự mình đặt ra các câu hỏi và tự trả lời để xác định được điểm cần gỡ ra các thông tin cần thiết. Tất cả những điều này được các phóng viên có kinh nghiệm về phỏng vấn rất quan tâm, bao giờ họ cũng lựa chọn từ ngữ, câu hỏi để làm cho người trả lời không bị chán ngán bởi các câu hỏi kiêu chung chung ở trên. •Nghiên cứu kỹ các đề tài cụ thể của cuộc phỏng vấn và người trả lời.

Để làm được vấn đề này cần lưu ý đến các công việc như sau:

- Xem xét các tài liệu có liên quan đến đề tài như văn kiện, chủ trương, chỉ thị các vấn đề khác về lĩnh vực tương tự.

- Nghiên cứu kỹ người trả lời (mức độ nghiên cứu tuỳ theo dạng phỏng vấn) : Tiểu sử, tính cách cá nhân, các quan điểm của người đó về vấn đề đang bàn đến. - Hình thành quan điểm ý kiến của riêng mình.

- Sưu tầm, dự trữ tài liệu, ảnh, băng có thể cần đến trong qua trình thực hiện

cuộc phỏng vấn hoặc trước lúc đó. Đ ối với phỏng vấn truyền hình điều này hết sức quan trọng vì trong truyền hinh, cuộc phỏng vấn chỉ diễn ra có một lần, lượng dồn nén về kiến thức, thông tin cũng rất lớn.

•Định trước tiến trình của cuộc phỏng vấn. Điều này phụ thuộc vào:

+ Mục đích của cuộc phỏng vấn. + Tay nghề , thói quen của nhà báo. + ý thích tính cách người trả lời.

+ Bối cảnh cuộc phỏng vấn (không gian, thời gian…) nhìn chung có 2 cách chính : soạn thảo câu hỏi trước; hình dung ra cuộc phỏng vấn để định trước tiến trình.

Quan trọng nhất là phóng viên phải hình thành được sườn kịch tính cho cuộc

phỏng vấn. Kịch tính dựa vào mâu thuẫn trong bản thân đề tài sự việc… có thể làm bằng cách đề nghị người trả lời nói về vấn đề mà người đó quan tâm nhất. Đưa ra

những tư liệu, quan điểm đối lập với quan điểm của người trả lỏi. Vạch ra mâu thuẫn trong quan điểm của bản thân người trả lời từ trước tới nay để tạo ra tác động vào người trả lời. Các câu hỏi đều phải được kèm theo nhiều phương án triển khai.

•Thoả thuận với người được phỏng vấn

+ Chon người có đủ thẩm quyền, hiểu biết rõ vấn đề định phỏng vấn. Không được chọn người kém hiểu biết nhưng lại thích danh tiếng, nhưng cũng không cần phải chọn người hơn (nếu gặp bộ trưởng chỉ để hỏi vầ năng suất và sản lượng thì không nên). Cần phải bỏ sự ham mê phỏng vấn nhân vật “tầm cỡ”.

- Với một số đối tượng hì có thể ép bằng cách sử dụng uy tín của cơ quan báo chí .

- Mềm mỏng thuyết phục, gây cảm tình.

- Với những người có trách nhiệm mà trốn tránh thì phải tỏ ra kiên quyết. - Phóng viên cần biết rõ những trở ngại về một tâm lý để thuyết phục, đồng thời cần biết những thuận lợi dẫn tới sự đồng ý cộng tác,những nguyên nhân dẫn tới từ chối hoặc không hào hứng, tìm cách khắc phục để đạt được thoả thuận phỏng vấn.

+ Có sự hẹn trước với người được phỏng vấn là tốt nhất, phóng viên phải biết được diễn biến tư tưởng của người trả lời. Động cơ khiến cho người trả lời là gì? Có thể là do muốn nói chính kiến của mình, do thích thú cá nhân, do nhu cầu giao tiếp, do lịch sự tối thiểu hoặc do có thể người trả lời cho rằng vấn đề trả lời ít nghĩa sẽ dẫn đến quyền lợi giữa 2 bên mâu thuẫn, gây căng thẳng. •Chọn địa điểm, thời gian phỏng vấn

Các phóng viên có kinh nghiệm thường chú ý đến vấn đề này. Trước hết cần xác định dạng phỏng vấn gì đẻ chọn địa điểm.

- Studio là nơi phù hợp với đa số dạng phỏng vấn, cần bố trí các khung cảnh studio giản dị, chú ý sắp xếp chỗ ngồi sao cho tư thế ngồi thoải mái không gò bó. - Đối với loại phỏng vấn chân dung An ket thì tốt nhất là ở ngoài trời làm cho phông nền thay đổi liên tục.

- Phỏng vấn kiểu gặp công nhân trong phòng Giám đốc hoặc công đoàn là điểm hết sức tối kị, phỏng vấn tại chỗ phải có phong thái phù hợp.

* Bối cảnh của cuộc phỏng vấn.

- Không bao giờ tiến hành phỏng vấn khi người ta đang làm việc hoặc đang ăn. Ăn mặc của người phóng viên sao cho không tạo sự ngăn cách.

- Xoá bỏ quan niệm cho rằng phỏng vấn công nhân là phải ở phân xưởng. - Sự có mặt của người khác có thể có lợi, tạo ra sự mạnh dạn bổ sung chi tiết

nhưng đó là phỏng vấn sự kiện đã xảy ra. Nhìn chung, sự có mặt đó là có hại về những điểm sau: Người trả lời gò bó mất tự nhiên, ngưòi trả lời theo bản năng sẽ dễ dàng đi theo quan điểm của số đông, theo cách đánh giá với số đông mà không đưa ra quan điểm cuả riêng mình, nhất là trong phỏng vấn vấn đề. Bản thân người phỏng vấn cũng thấy gò bó.

* Về thời gian

Về nguyên tắc phụ thuộc một số yếu tố như dạng phỏng vấn cá tính người trả lời. Có thể đề nghị người trả lời tự chọn nhưng phải có các phương án chuẩn bị sẵn. Chuẩn bị về mặt tâm lí.

- Thường xuyên chuẩn bị cho mình về mặt tâm lí ,những đức tính cần thiết như kiên trì cởi mở ,trí tưởng tượng tốt phản ứng nhanh…

- Khả năng hình dung về người sắp nói chuỵên, sự hình dung đó xuất hiện sau một thời gian hoạt động báo chí. Nó được đưa ra để đánh giá người sẽ gặp. Ví dụ:Kế toán,chủ nhiệm tổ chức hoặc là giám đốc kế hoạch, mỗi người này sau một thời gian hoạt động báo chí phóng viên thường có ấn tượng hoặc là tốt hoặc là xấu về một mẫu người như vậy cần phải hết sức tránh định kiến đó

Một phần của tài liệu ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ (Trang 50 -50 )

×