0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Nguyên tắc tính hấp dẫn

Một phần của tài liệu ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ (Trang 26 -26 )

-Vì sao báo chí phải thực hiện nguyên tắc tính hấp dẫn?

Đối với báo chí, tính hấp dẫn của báo chí là sự lôi cuốn, sự cuốn hút mọi người vào hoạt động báo chí, là điều mong muốn, là cái cần và phải phấn đấu để đạt tới. Hấp dẫn là một biểu hiện của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của báo chí. Nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức, đến lượt nó là biểu hiện của một nội dung nhất định và có tác động trở lại nội dung. Ở trình độ nhận thức cảm tính (xét về nhận thức thẩm mỹ), “Hấp dẫn” là một phạm trù phản ánh bản chất của báo chí dưới dạng các cảm giác, tri giác và biểu tượng. Khác với tính khuynh hướng, tính giai cấp, tính đảng... là thuộc tính vốn có, phản ánh các cấp độ sâu hơn về bản chất của báo chí. Dù muốn hay không, dù có công nhận hay từ chối thì bất cứ báo chí nào cũng đều có tính khuynh hướng, tính giai cấp và tính đảng... nhưng không phải tất cả mọi tờ báo đều hấp dẫn, đều thỏa mãn nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ của bạn đọc, tính hấp dẫn thuộc phẩm chất của tác phẩm báo chí, của tờ báo. Tính hấp dẫn là mục tiêu đạt tới của hoạt động báo chí và tất cả các tờ báo. Để đạt được điều này, báo chí tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trước tiên phải kể đến nhân tố chủ quan. Đối với từng tác phẩm báo chí, nhân tố chủ quan nhà báo đóng vai trò quyết định đến phẩm chất sản phẩm lao động của mình. Tác phẩm báo chí là con đẻ tinh thần của nhà báo. Nó hội tụ, thể hiện những phẩm chất của bản thân nhà báo. Sẽ chẳng bao giờ có tác phẩm báo chí hấp dẫn ở những nhà báo kém về phẩm chất chính trị và học vấn, thiếu sự am tường đời sống xã hội và trình độ nghề nghiệp. Nhân tố chủ quan rộng hơn cần được xem xét đến là bản thân tờ báo - Ban Biên tập, tập thể cơ quan báo chí hàng ngày, hàng giờ lao động để tạo thành một “sản phẩm báo chí hoàn chỉnh”.

Tính hấp dẫn, dĩ nhiên còn tùy thuộc vào yếu tố khách quan. Chẳng hạn như sự kiện, hiện tượng và vấn đề mà báo chí đề cập tới. Những đề tài mới, mang những hơi thở nóng hổi của cuộc sống thì có nhiều lợi thế được công chúng đón nhận với tình cảm chờ mong... Yếu tốkhách quan cần kể tới nữa là khách thể tiếp nhận, tức là công chúng, là bạn đọc của báo chí. Trình độ và phẩm chất chính trị, văn hóa, tầm hiểu biết của công

chúng cũng là những yếu tố để những tư tưởng, tình cảm chân chính gửi gắm vào tác phẩm của nhà báo được cộng hưởng, được chia sẻ... Trong một xã hội còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, khuynh hướng khác nhau thì một tác phẩm báo chí cũng không thể và chẳng bao giờ làm thỏa mãn, làm hấp dẫn mọi giai tầng trong xã hội. Chính vì thế, tính hấp dẫn của báo chí cũng không phải sự hấp dẫn chung chung, hấp dẫn một cách siêu hình mà phụ thuộc vào đối tượng cụ thể, hoàn cảnh và điều kiện lịch sử-cụ thể.

Báo chí là lĩnh vực hoạt động chính trị-xã hội. Trong xã hội còn tồn tại giai cấp thì nó tồn tại nhiều khuynh hướng. Cho nên tính hấp dẫn ở đây lại tùy thuộc bản chất giai cấp, bản chất khuynh hướng của báo chí. Nhìn nhận tính hấp dẫn của hoạt động báo chí vì thế vẫn đặt trong những mối quan hệ có tính cụ thể-lịch sử và toàn diện. Nhưng suy cho cùng nhân tố chủ quan của nhà báo, của cơ quan báo chí, của chính tờ báo có vai trò trực tiếp quyết định tới tính hấp dẫn của báo chí.

Quần chúng ngày nay của báo chí nói chung có trình độ nhận thức ngày càng cao và đòi hỏi về chất lượng tác phẩm báo chí ngày càng lớn. Họ không dừng lại ở yêu cầu được thông tin về các sự việc, vấn đề một cách giản đơn, xuôi chiều, mà đòi hỏi được thông tin nhiều chiều, đa dạng, đòi hỏi được phân tích, lý giải thật đúng, thật sâu sắc bản chất của những sự việc, sự kiện, sự vật, hiện tượng, những vấn đề đang đặt ra với một cái nhìn mới mẻ, trí tuệ, đáp ứng cho người đọc kịp thời, cụ thể, ngắn gọn.

Muốn thực hiện được chức năng, nhiệm vụ, mục đích của mình, các cơ quan báo chí phải có sức lôi cuốn, làm cho đối tượng phục vụ của mình ham thích, tìm mua, tìm đọc, tìm cách làm cho được những việc cần làm. Bởi dù ý tưởng, nội dung có đúng, có cần, có nhiều đến mấy nhưng không hấp dẫn người đọc, người nghe, người xem, không được quần chúng quan tâm, thì nội dung, tư tưởng ấy cũng khó đi được vào đông đảo quần chúng.

Mỗi cơ quan báo chí đều có những chuẩn mực khác nhau về tính hấp dẫn, bởi lẽ mỗi cơ quan đều có tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ của mình. Khi đặt vấn đề nâng cao tính hấp dẫn, trước hết phải xác định đối tượng mà cơ quan cần thu hút, lôi cuốn là cán bộ chuyên trách làm công tác tổ chức xây dựng đảng (đối tượng phục vụ chủ yếu), là các cấp uỷ, cơ quan tổ chức (đối tượng phục vụ cơ bản), là cán bộ, đảng viên và một bộ phận quần chúng nhân dân (đối tượng phục vụ rộng rãi). – Ví dụ về Tạp chí Xây dựng Đảng.

Với đối tượng như trên, tính hấp dẫn nằm trong việc thực hiện tốt vai trò hướng dẫn và diễn đàn trao đổi kinh nghiệm về công tác tổ chức xây dựng đảng, ở chỗ đáp ứng mong muốn được hiểu rõ quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức xây dựng đảng, được phổ biến kịp thời các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, những chủ trương, kế hoạch, hướng dẫn về công tác tổ chức xây dựng đảng của Ban Tổ

chức Trung ương, được giới thiệu những tri thức, kinh nghiệm về công tác xây dựng đảng, giúp tháo gỡ những khó khăn, lúng túng trong công việc thực tế hằng ngày... Hấp dẫn ở đây là hấp dẫn đúng đắn và trí tuệ, hấp dẫn mang tính chính trị, lấy cái hay, cái đẹp, cái cần trong xây dựng Đảng để thu hút bạn đọc của mình, đáp ứng yêu cầu của đối tượng của Tạp chí Xây dựng Đảng. Trên cơ sở đảm bảo tôn chỉ mục đích của mình mà đổi mới để tăng tính hấp dẫn, không thương mại hóa.

Tính hấp dẫn của Tạp chí Xây dựng Đảng thể hiện trước hết ở chất lượng nội dung bài viết. Đó là: Chọn trúng các chủ đề trọng điểm; đổi mới phong cách viết; cần tránh chung chung, hàm lượng thông tin thấp, hoặc thực chất là không có thông tin. Biểu hiện cụ thể như cách viết sao chép nghị quyết, độn vào bài viết những đoạn được nhắc đi, nhắc lại ở nhiều tài liệu khác...; ngôn ngữ khoa trương, sáo mòn, khô cứng, mô phạm, theo kiểu “bảo ban” từ trên xuống; cách lập luận có tính suy diễn, áp đặt, thiếu thuyết phục hoặc ngược lại nói nước đôi, không rõ ràng, thiếu trách nhiệm.

Tính hấp dẫn phụ thuộc trước hết và chủ yếu ở nội dung các bài viết, song hình thức thể hiện là quan trọng: Thu hút bạn đọc ngay từ cách trình bày bìa; tăng thêm kiểu chữ trang trí; đa dạng cách trình bày tiêu đề, ảnh và nền trang ruột; tăng số lượng ảnh minh họa; tiêu đề ngắn gọn, xúc tích; tạo vi-nhét của mỗi chuyên mục; mềm mại, hài hòa, trang nhã hóa maket các trang chính trị và quảng cáo...

-Biểu hiện của nguyên tắc tính hấp dẫn

-Yêu cầu đối với phóng viên khi thực hiện nguyên tắc này?

Một phần của tài liệu ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ (Trang 26 -26 )

×