Tính chiến đấu là một trong những nguyên tắc quan trọng của báo chí Việt Nam. Tính chiến đấu của báo chí được thể hiện trên cả hai mặt: biểu dương và phê bình. Báo chí
ủng hộ chủ trương xóa bỏ quan liêu bao cấp, cải cách hành chính, ủng hộ lối sống có lý tưởng lành mạnh, sáng tạo, năng động, có ý thức xây dựng tập thể và đất nước đồng thời đấu tranh chống lại cách làm thụ động, trì trệ, hình thức chủ nghĩa, hiệu quả thấp, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội. Nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng lớn bị truy tố xét xử trong những năm qua được bắt nguồn từ thông tin trên báo chí. Điển hình như vụ tham nhũng của Lã Thị Kim Oanh và đồng phạm tại Công ty Tiếp thị thương mại nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm, vụ băng nhóm tội phạm Năm Cam, hay vụ PMU18 phanh phui một loạt các vụ việc phạm pháp của một số cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Bộ Giao thông - Vận tải, và gần đây nhất là những sai phạm nghiêm trọng trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất của huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), giải tỏa ở Văn Giang (Hưng Yên)... Tinh thần chống tiêu cực trên báo chí là “chống để xây”. Nhưng không chỉ chống tiêu cực mới là phản biện xã hội, báo chí cần đề cao những nhân tố mới, những gương “người tốt, việc tốt” điển hình trên tất cả các lĩnh vực để động viên tinh thần và cân bằng xã hội. Xã hội có rất nhiều điều tốt đẹp, tích cực cần nhân rộng và báo chí cần thông tin trung thực để kích thích phát triển phần tốt đẹp trong xã hội.
-Vì sao báo chí phải thực hiện nguyên tắc tính chiến đấu? -Biểu hiện của nguyên tắc tính chiến đấu
-Yêu cầu đối với phóng viên khi thực hiện nguyên tắc này?