Cần chú ý rằng: Các mô hình nêu trên chỉ là những mô hình cơ bản mà những người viết báo thường áp dụng Các mô hình có thể được sử dụng một cách độc lập nhưng

Một phần của tài liệu ÔN tập môn cơ sở lý LUẬN báo CHÍ (Trang 34)

viết báo thường áp dụng. Các mô hình có thể được sử dụng một cách độc lập nhưng cũng có thể được sử dụng trong sự kết hợp với nhau một cách linh hoạt. Ngoài những mô hình trên, người ta còn nêu lên một số cách kết cấu khá phổ biến của tác phẩm báo chí như :

+Kết cấu theo vòng tròn khép kín: Theo lối kết cấu này, tác phẩm báo chí mở đầu bằng chi tiết nào thì khi kết thúc sẽ trở lại chi tiết đó (với ý nghĩa đã được nâng cao hơn) theo

sơ đồ : A>B>A’. Lý luận báo chí nước ngoài còn gọi đây là hình thức Trứng ngỗng

(Goose egg form).

+Kết cấu theo trình tự thời gian: Đây là lối kết cấu truyền thống, trong đó tác phẩm báo

chí được trình bày theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại. Tường thuật là thể loại tuân thủ triệt để theo lối kết cấu này.

+Kết cấu theo trình tự thời gian đảo ngược: Lối kết cấu này ngược lại với kết cấu theo

trục thời gian tuyến tính nêu trên. Theo đó, bài báo được viết theo chiều từ hiện tại lùi dần về quá khứ và dừng lại ở thời điểm nào đó hợp lý nhất giống như một cuốn phim chiếu ngược.

+Kết cấu theo nguyên tắc "bóc hành”: Đây là mô hình thường áp dụng cho những tác

phẩm báo chí có nhiệm vụ phân tích, lý giải như các thể loại: Bình luận, Chuyên luận, Ký chính luận…Một số bài viết trong các mục Nghiên cứu - Trao đổi ; Thực tiễn - Kinh

nghiệm của Tạp chí Y Nhà nước có thể áp dụng theo nguyên tắc này. Theo đó, quá trình

phân tích, lý giải sẽ được thực hiện giống như khi chúng ta bóc một củ hành - từ những lớp vỏ bên ngoài (chưa quan trọng lắm) đến cuối bài viết thì hạt nhân của sự kiện, vấn đề (quan trọng nhất) mới được làm sáng tỏ .

+Kết cấu theo "Tam đoạn luận": Các thể loại có nhiệm vụ thông tin lý lẽ như Bình luận,

Chuyên luận (và đôi khi có cả Ký chính luận) thường tuân thủ lối kết cấu này. Theo đó, bài viết sẽ gồm ba phần theo công thức: Luận đề > Luận cứ > Luận điểm .

+Kết cấu theo trình tự từ thực trạng đến nguyên nhân, hậu quả (và đôi khi có cả giải pháp, kiến nghị): Lối kết cấu này thích hợp với những bài có dung lượng lớn và đề cập

đến nhiều khía cạnh của vấn đề, sự kiện như Phóng sự, Điều tra...

Một phần của tài liệu ÔN tập môn cơ sở lý LUẬN báo CHÍ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w