BÀI TOÁN TÌM LỘ TRÌNH VẬN CHUYỂN RÁC TỐI Ư U

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý chất thải rắn cấp quận, thí điểm tại q.10 (Trang 69)

Phân tích mạng trong GIS được áp dụng để giải quyết nhiều bài toán thực tế như

tìm đường đi ngắn nhất (shortest path), bài toán người giao hàng (traveling salesman problem),…và không chỉ dừng lại ở yêu cầu tối ưu về khoảng cách mà còn tính đến nhiều yếu tố khác.

Xét trong phạm vi ứng dụng quản lý thu gom - vận chuyển rác đô thị, việc thiết lập một lộ trình vận chuyển tối ưu phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Hiện trạng mạng lưới điểm hẹn thu gom rác, vị trí không gian, mật độ điểm hẹn, khoảng cách tương đối giữa các điểm hẹn.

- Khối lượng rác tại mỗi điểm hẹn, có tính đến sự biến động khối lượng theo từng thời điểm lấy rác trong ngày, vào ngày bình thường hay ngày lễ/ tết . - Số lượt và thời điểm tập kết rác tại mỗi điểm hẹn, có tính đến sự biến động

vào ngày bình thường hay ngày lễ/ tết.

- Hiện trạng giao thông: đường một chiều/ hai chiều/ cấm đỗ/ cấm quẹo/ cấm quay xe,…; độ rộng và chất lượng của đường; đường cấm/ hạn chế xe tải (theo các thời điểm trong ngày/ tải trọng của xe); tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm/ do thi công các công trình ngầm/ đường đi qua chợ/ đi qua trường học/ đi qua bệnh viện,…

- Hiện trạng xe vận chuyển rác: số lượng xe, tải trọng xe, tình trạng hoạt động (đang sẵn dùng hay đang được điều động, hoạt động bình thường hay trong giai đoạn bảo trì,…).

Theo kết quả khảo sát hiện trạng và nhu cầu tại đơn vị thụ hưởng, việc thiết lập các tuyến thu gom và xây dựng lộ trình tương ứng được thực hiện dựa trên tri thức kinh

nghiệm của người quản lý và được hiệu chỉnh dần theo thực tế triển khai với nhiều tham số phụ thuộc theo phân tích ở phần trên.

Đối với một bài toán tối ưu, các tham số trên là khá nhiều, hơn nữa có những tham số mà trọng số ảnh hưởng rất lớn đến bài toán nhưng rất khó xác định giá trị (như

sự biến động của hiện trạng giao thông, biến động lượng rác điểm hẹn theo thời gian,…). Đề tài đã tiến hành thử nghiệm bài toán tìm lộ trình vận chuyển tối ưu dựa trên một số tham số chọn lọc của yếu tố giao thông (như hệ thống đường giao thông, chiều dài đường giao thông, đường một chiều, đường cấm/ hạn chế xe tải, cấm đỗ/ cấm quẹo/ cấm quay xe), tạm bỏ qua các yếu tố khác, nhưng vẫn chưa tiệm cận với thực tế triển khai của đơn vị thụ hưởng. Do đó, thay vì giải quyết bài toán tìm lộ trình tối ưu như mục tiêu ban đầu đặt ra của đề cương nghiên cứu, đề tài tiến hành xây dựng các công cụ hỗ trợ cần thiết nhất cho việc lập tuyến thu gom theo hướng linh động, nghĩa là kết hợp tri thức kinh nghiệm của nhà quản lý, sự điều chỉnh của thực tế triển khai và sự hỗ trợ kỹ thuật của ứng dụng.

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý chất thải rắn cấp quận, thí điểm tại q.10 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)