Tình hình sƣu tầm, biên soạn và nghiên cứu truyền thuyết dân

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc (Trang 39)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.1.Tình hình sƣu tầm, biên soạn và nghiên cứu truyền thuyết dân

dân gian Tày

2.1.1.1. Tình hình sƣu tầm, biên soạn

Dân tộc Tày có số lƣợng truyền thuyết khá phong phú và ít nhiều đã đƣợc quan tâm sƣu tầm. Truyền thuyết của dân tộc Tày đƣợc tập trung trong các sách sƣu tầm truyện cổ khá dày dặn. Đó có thể là tập sách về truyện cổ các dân tộc ít ngƣời Việt Nam, hoặc tập sách về truyện cổ của từng địa phƣơng khác nhau. Tính đến thời điểm này, thành tựu sƣu tầm truyền thuyết dân gian Tày gồm có các công trình:

- Viện Nghiên cứu Văn hóa, 2009, Tổng tập văn học dân gian các dân

tộc thiểu số Việt Nam, tập 16 – Truyện cổ tích, truyền thuyết, NXB Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

- Viện Nghiên cứu Văn hóa, 2004, Tổng tập văn học dân gian người

Việt, tập 4, 5 – Truyền thuyết dân gian người Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà

Nội.

- Đặng Nghiêm Vạn - Đặng Văn Lung – Tăng Kim Ngân (biên soạn), 1994, Truyện cổ các dân tộc ít người Việt Nam, tập 4 – Dòng Nam Á (Tày –

Thái và Cơ Lao), NXB Văn học, Hà Nội.

- Hoàng Quyết (sƣu tầm và biên soạn), 1974, Truyện cổ Tày Nùng, NXB Văn hóa, Hà Nội.

- Hoàng Quyết – Hoàng Thao – Mai Sơn – Đỗ Thiên – An Ly (biên soạn), 1963, Truyện cổ Việt Bắc, NXB Văn hóa – Viện Văn học.

- Hoàng Trọng Miên, 1960, Việt Nam văn học toàn thư II (Văn chương

truyền khẩu – Cổ tích), Văn hữu Á Châu xuất bản, Sài Gòn.

- Vũ Anh Tuấn, Lâm Xuân Đình, Bàn Tuấn Năng (biên soạn và chỉnh lí), 2000, Truyện cổ Bắc Kạn, tập 1, Sở Văn hóa – Thông tin – Thể thao Bắc Kạn.

- Vũ Anh Tuấn, Lâm Xuân Đình, Bàn Tuấn Năng (biên soạn và chỉnh lí), 2002, Truyện cổ Bắc Kạn, tập 3, Sở Văn hóa – Thông tin – Thể thao Bắc Kạn.

- Sở Văn hóa – Thông tin Thái Nguyên, 2001, Núi Đuổm và Dương Tự Minh, Tái bản lần thứ nhất.

Từ các công trình nhƣ trên, dễ dàng nhận thấy có bốn hạn chế lớn nhất trong việc sƣu tầm, biên soạn và chỉnh lí truyền thuyết dân gian Tày:

Thứ nhất, xét về mặt thời gian: Nếu nhƣ các truyền thuyết của ngƣời Việt đƣợc sƣu tầm và văn bản hóa khá sớm về mặt thời gian thì các truyền thuyết của dân tộc Tày lại đƣợc chú ý khá muộn. Cụ thể, với vai trò đóng góp nội dung chủ yếu cho những tác phẩm mở đầu của văn học viết, truyền thuyết Việt đã đƣợc ghi chép lại ngay từ thế kỉ XI, XII trong những tác phẩm tiêu biểu nhƣ Ngoại sử kí (Đỗ Thiện), Báo cực truyện (Khuyết danh), thế kỉ XIV có tác phẩm Việt điện u linh (Lí Tế Xuyên), thế kỉ XV có tác phẩm Lĩnh Nam

chích quái (Vũ Quỳnh, Kiều Phú)... Trong khi đó, truyền thuyết dân gian Tày

sớm nhất cũng chỉ đƣợc tập hợp trong công trình Truyện cổ Việt Bắc, xuất bản năm 1963, tức là vào khoảng giữa của thế kỉ XX.

Thứ hai, xét về mặt phân loại (thể loại): Trong các công trình kể trên, chỉ có cuốn Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 16

– Truyền thuyết, truyện cổ tích [40]và Truyện cổ Bắc Kạn tập 1 [36] và tập 3

[37] là có phân biệt truyền thuyết với các thể loại tự sự dân gian khác. Nhƣng, ngay ở truyện cổ Bắc Kạn, các tác giả biên soạn cũng xếp chung truyền thuyết với thần thoại vào một mục để phân biệt với truyện cổ tích, chứ chƣa có sự phân loại rạch ròi. Các công trình khác: Truyện cổ Việt Bắc [26], Truyện cổ

Tày Nùng [24], Truyện cổ các dân tộc ít người Việt Nam [39]… vẫn xếp truyền thuyết lẫn với các thể loại tự sự dân gian khác nhƣ thần thoại, cổ tích và gọi chung bằng danh từ “truyện cổ”. Thậm chí, có tác giả biên soạn còn nhầm lẫn giữa truyền thuyết và truyện cổ tích, nhƣ trƣờng hợp truyện Nùng

Trí Cao trong cuốn Việt Nam văn học toàn thư II (Văn chương truyền khẩu –

Cổ tích) [16]. Sở dĩ có sự nhầm lẫn này là do đặc trƣng của truyền thuyết dân

tộc Tày nói chung và truyện Nùng Trí Cao nói riêng. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau.

Thứ ba, về nguồn gốc dân tộc của tác phẩm: Khi tập hợp truyền thuyết Tày vào các tập sách truyện cổ, một số tác giả đã có sự nhầm lẫn giữa truyền thuyết Tày với truyền thuyết của các dân tộc khác. Chẳng hạn, tác giả Hoàng Trọng Miên trong cuốn Việt Nam văn học toàn thư II (Văn chương truyền

khẩu – Cổ tích) [16] cho truyền thuyết Nùng Trí Cao là truyện cổ tích của dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tộc Thái, tác giả Kiều Thu Hoạch trong bộ Tổng tập văn học dân gian người

Việt, tập 4 – Truyền thuyết dân gian người Việt [42] đã cho truyện Nùng Trí

Cao và truyện Quan Triều – Đà Quận là truyền thuyết của ngƣời Việt.

Thứ tƣ, về vấn đề hình thức song ngữ: Trong khi sƣu tầm văn học dân gian các dân tộc thiểu số, có một nguyên tắc là cần ghi chép nguyên bản bằng tiếng dân tộc thiểu số, sau đó dịch ra tiếng Việt. Cả hai tài liệu (bằng tiếng dân tộc và tiếng Việt) mới đƣợc coi là văn bản hoàn chỉnh của tác phẩm. Đối với những dân tộc chƣa có hệ thống chữ viết riêng, có thể sử dụng kí hiệu quốc tế hoặc chữ cái quốc ngữ để phiên âm tiếng Việt. Việc sƣu tầm truyền thuyết dân gian Tày không nằm ngoài quy luật ấy. Nhƣng, trên thực tế, những truyền thuyết Tày đƣợc tập hợp vào các công trình sƣu tầm, biên soạn hầu hết mới chỉ có bản dịch ra tiếng Việt. Do vậy, chúng chƣa thật đảm bảo tính chính xác khoa học của tác phẩm sƣu tầm. Hiện nay, mới chỉ có duy nhất công trình Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số (Tập 16 – Truyện cổ tích, Truyền thuyết) [41] là có bản dịch song ngữ. Tuy nhiên, số lƣợng truyền thuyết dân gian Tày đƣợc tập hợp vào đây lại chiếm số lƣợng quá

khiêm tốn (năm truyện), chƣa phản ánh đƣợc hết sự phong phú của kho tàng truyền thuyết Tày.

Những hạn chế trên đây của các công trình sƣu tầm, biên soạn truyền thuyết dân tộc Tày có thể đƣợc lí giải bằng những nguyên nhân sau:

Trƣớc hết, tình hình sƣu tầm, biên soạn truyền thuyết Tày cũng nằm trong xu hƣớng chung của việc sƣu tầm, biên soạn truyền thuyết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tức chƣa đƣợc quan tâm một cách thỏa đáng. Trên thực tế, thành tựu sƣu tầm văn học dân gian các dân tộc thiểu số mới chỉ tập trung ở một số thể loại nhƣ truyện cổ tích, dân ca, truyện thơ và sử thi. Truyền thuyết có đƣợc sƣu tầm song còn ít. Về bản thân bộ phận truyền thuyết của dân tộc Tày, nhiều truyện kể về ngƣời anh hùng đã bị thất truyền trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc lâu dài. Những nguyên nhân này đã khiến cho truyền thuyết dân gian Tày vốn đã hạn chế hơn về mặt số lƣợng so với truyền thuyết của ngƣời Việt, lại chƣa đƣợc chú ý sƣu tầm nên sự thƣa thớt các truyền thuyết trong các sách sƣu tầm là điều dễ hiểu.

Ở nƣớc ta, một thời gian dài, các nhà nghiên cứu có khuynh hƣớng không công nhận truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian. “Có khi truyền thuyết bị loại khỏi văn học dân gian, đề nghị đƣa về sử (dã sử), có khi nó đƣợc coi là một tiểu loại của truyện cổ tích (cổ tích lịch sử)” [1; tr 54]. Phải từ những năm 80 của thế kỉ XX trở đi, truyền thuyết mới thực sự hiện diện nhƣ một thể loại tự sự dân gian riêng biệt. Mặt khác, thời cổ, văn hóa ngôn ngữ của Việt Nam là chủ yếu là văn hóa tiếng nói (khác với văn hóa văn tự của Trung Quốc) nên nhiều mẫu kể thần thoại suy nguyên đã bị vỡ vụn, nhập vào truyền thuyết. Đối với ngƣời Tày, một dân tộc có hệ thống chữ viết phát triển muộn, hiện tƣợng này khá phổ biến. Trong truyền thuyết dân gian Tày, yếu tố thần thoại và truyền thuyết thƣờng đan xen nhau, khó tách bạch. Do số phận của thể loại truyền thuyết đặc biệt nhƣ thế, việc các tác giả sƣu tầm, biên soạn truyền thuyết dân tộc Tày không phân loại, gọi chung truyền thuyết và các thể loại tự sự dân gian khác là truyện cổ, hoặc xếp chung thần

thoại và truyền thuyết, hoặc nhầm lẫn truyền thuyết với cổ tích cũng là điều dễ hiểu.

Bên cạnh việc tạo cho mình truyền thống văn học dân gian mang bản sắc riêng, dân tộc Tày còn tham gia vào quá trình giao lƣu và tiếp biến văn hóa. Sự giao lƣu này đƣợc thực hiện trên ba mối quan hệ: giữa dân tộc Tày với dân tộc chủ thể là Kinh, giữa các dân tộc vốn cùng một nguồn gốc, cùng thuộc hệ ngôn ngữ Tày – Thái, giữa các dân tộc trên cùng một địa bàn cƣ trú. Sự giao lƣu văn hóa này làm phong phú, đa dạng thêm cho kho tàng truyền thuyết Tày, nhƣng mặt khác cũng gây khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc, lai lịch, tính chất dân tộc của nó.

2.1.1.2. Tình hình nghiên cứu truyền thuyết dân gian Tày

Do việc sƣu tầm, biên soạn truyền thuyết dân gian Tày chƣa đƣợc quan tâm, chú ý thỏa đáng nên việc nghiên cứu truyền thuyết cũng còn nhiều hạn chế. Đến nay, vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về truyền thuyết Tày. Truyền thuyết Tày mới chỉ đƣợc tác giả của các bài báo, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về một số vấn đề, ở một vài trƣờng hợp cụ thể.

Ngƣời đi đầu và dành nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu truyền thuyết dân gian Tày là PGS. TS. Vũ Anh Tuấn. Năm 1984, ông có bài viết “Suy nghĩ về một số biểu tƣợng đặc thù trong truyện cổ miền núi” [35]. Ở bài báo này, tác giả viết đôi dòng về thể loại truyền thuyết của các dân tộc miền núi. Tác giả gọi truyền thuyết miền núi là truyện trả nghĩa anh hùng. Đồng thời, ông cũng nhận xét rằng những truyện này có kết cấu rất đơn giản.

Cùng với một số tác giả khác, Vũ Anh Tuấn là ngƣời trực tiếp tham gia sƣu tầm, biên soạn và chỉnh lí bộ sách Truyện cổ Bắc Kạn. Trong phần “Lời nói đầu” của tập 1 của bộ sách này [36], ông có nhận xét về truyền thuyết Bắc Kạn, trong đó có truyền thuyết của dân tộc Tày: “Đó là một chuỗi huyền thoại đƣợc nảy sinh trên nền văn minh nông nghiệp ruộng nƣớc… Trong truyền thuyết Bắc Kạn, chúng ta sẽ nhận ra hai hƣớng phát triển: một hƣớng trong đó các nghệ nhân dân gian đã thần thánh hóa con ngƣời để ngợi ca tuyệt đỉnh các

anh hùng địa phƣơng giữ nƣớc; một hƣớng khác cũng theo cách đó (thi pháp truyền thuyết) để kể truyền đời công tích các thế hệ cha ông cần cù làm lụng và say sƣa sáng tạo trong lao động nƣơng rẫy. Và một bộ phận truyền thuyết nhƣ thế ở hƣớng thứ hai đã đƣợc cổ tích hóa” [36; tr 13]. Mặc dù trong cả hai công trình vừa kể trên, tác giả Vũ Anh Tuấn không nêu rõ tính chất, nguồn gốc dân tộc của từng truyện kể song những nhận xét của tác giả cũng là những gợi ý quan trọng cho việc tìm hiểu truyền thuyết Tày theo type và motif.

Cùng năm 1984, PGS. TS. Đỗ Thị Hảo có bài viết “Một số truyền thuyết xung quanh nhân vật Nùng Trí Cao” đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian. Ở đây, tác giả tìm hiểu trong tâm lí của quần chúng, Nùng Trí cao đã đi vào truyền thuyết dân gian nhƣ thế nào. Qua khảo sát truyền thuyết cũng nhƣ dã sử, tác giả khẳng định rằng: “hình ảnh Nùng Trí Cao trong cảm quan của nhân dân vùng biên giới là một hình ảnh đẹp. Nùng Trí Cao đại diện cho tinh thần độc lập của các dân tộc lúc bấy giờ” [5; tr 32]. Tác giả còn cho rằng, trong truyền thuyết này, ta có thể “thu nhận thêm đƣợc một số chi tiết để tìm hiểu các motif tƣơng đồng trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam” [5; tr 32], chẳng hạn nhƣ các motif cậu bé chăn ngựa, vị tƣớng cƣỡi ngựa bay lên núi...

Đến năm 1993, PGS. TS. Lê Trƣờng Phát có bài nghiên cứu “Sắc thái truyền thuyết trong Folklore xứ Lạng” trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật [21]. Ở bài viết này, tác giả đã phân tích một số trƣờng hợp cụ thể của văn học dân gian Lạng Sơn nhƣ truyền thuyết về anh hùng văn hóa Hoàng Biện Mạc, những truyền thuyết giải thích địa danh nhƣ vực Bơi, ngọn Tam Đăng, dãy Kỳ Lân hay đỉnh Phƣợng Hoàng… Từ đó, tác giả nhấn mạnh bản sắc của tộc ngƣời và sự giao lƣu văn hóa giữa các tộc ngƣời ở xứ Lạng đƣợc thể hiện trong truyền thuyết dân gian. Tuy nhiên, cũng nhƣ Vũ Anh Tuấn, Lê Trƣờng Phát không nêu rõ trong số những truyền thuyết mà ông khảo sát, phân tích, truyền thuyết nào là của dân tộc Tày, truyền thuyết nào là của các dân tộc

khác – tức không chỉ rõ nguồn gốc, tính chất dân tộc của những truyền thuyết đó.

Đến 2005, trong một luận văn Thạc sĩ, tác giả Mai Thu Thủy tiếp tục mạch nghiên cứu về truyền thuyết dân gian Tày với đề tài Khảo sát những

đặc điểm truyền thuyết của người Tày Bắc Kạn [31]. Tuy nhiên, trong luận

văn này, ngƣời viết mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát đặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyền thuyết Tày ở một địa phƣơng cụ thể là Bắc Kạn.

Khi Viện nghiên cứu Văn hóa thực hiện dự án sƣu tầm, biên soạn và xuất bản bộ sách về văn học dân gian các dân tộc thiểu số (2007 – 1011), PGS. TS. Trần Thị An có tham gia sƣu tầm, biên soạn và viết phần giới thiệu về truyền thuyết các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Tày. Tác giả có hai bài viết đáng chú ý. Bài viết thứ nhất là “Dẫn luận truyền thuyết các dân tộc thiểu số - Phác thảo một diện mạo” in trong sách Tổng tập Văn học dân gian

các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 16 – Truyền thuyết, truyện cổ tích [41].

Bài viết thứ hai là “Nhận diện truyền thuyết các dân tộc thiểu số Việt Nam” đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian [1]. Trong hai bài viết này, Trần Thị An đã nhận xét về tình hình sƣu tầm, nghiên cứu, đồng thời, đƣa ra nhận định về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyền thuyết từng dân tộc, trong đó có dân tộc Tày, từ đó rút ra mấy nhận xét chung về truyền thuyết các dân tộc thiểu số. Cụ thể, về truyền thuyết dân gian Tày, tác giả nhận định truyền thuyết dân tộc Tày “dành sự quan tâm sâu sắc tới các nhân vật lịch sử” [1; tr 65]. Trong truyền thuyết về các nhân vật anh hùng, ngƣời kể đã sử dụng các yếu tố hƣ cấu của truyện cổ tích. Các nhân vật anh hùng đều đƣợc triều đình sắc phong và đƣợc nhân dân thờ cúng trong các di tích và lễ hội. Vì đặc điểm này nên “Truyền thuyết Tày không còn tồn tại ở trạng thái tự nhiên của môi trƣờng truyền miệng nữa mà đã có một dạng cốt truyện tƣơng đối đồng nhất, chịu ảnh hƣởng của lối biên soạn thần tích của ngƣời Việt” [1; tr 65]. Tác giả Trần Thị An cũng chỉ ra ở truyền thuyết dân gian Tày có sự thu hút motif của nhiều thể loại nhƣ thần thoại, cổ tích. Tuy nhiên, ở cả hai bài viết này, tác giả mới

chỉ khảo sát ở những truyền thuyết dân gian ở dạng song ngữ. Riêng đối với truyền thuyết dân gian Tày, tác giả giới thiệu và khảo sát năm truyền thuyết, trong đó có bốn truyền thuyết kể về các nhân vật lịch sử (Cẩu chủa cheng

vua, Dương Tự Minh, Nùng Trí Cao, Phó tướng quân Nông Đắc Thái). Trong

thực tế, kho tàng truyền thuyết Tày phong phú về số lƣợng hơn thế rất nhiều. Theo khảo sát của nhóm tác giả Vũ Anh Tuấn trong công trình Truyện cổ Bắc Kạn tập 1 [36] và tập 3 [37], ở địa bàn Bắc Kạn, truyền thuyết của ngƣời Tày cũng đã lên tới mấy chục truyền thuyết. Do đó, sự khảo sát, phân tích của tác giả Trần Thị An chƣa thể bao quát hết toàn bộ kho truyền thuyết dân gian Tày phong phú, đa dạng, chƣa nói hết đƣợc đặc điểm của truyền thuyết dân gian

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc (Trang 39)