Tình hình giới thiệu và nghiên cứu lễ hội của dân tộc Tày ở vùng Đông

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc (Trang 63)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Tình hình giới thiệu và nghiên cứu lễ hội của dân tộc Tày ở vùng Đông

Bắc

2.2.1. Tình hình giới thiệu và nghiên cứu lễ hội của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc vùng Đông Bắc

Các lễ hội của đồng bào Tày vùng Đông Bắc không có quy mô lớn nhƣ những lễ hội vùng xuôi nhƣng chúng còn lƣu giữ nhiều giá trị nguyên bản, tạo nên nét đặc sắc riêng, độc đáo.

Lễ hội của ngƣời Tày ở vùng Đông Bắc khá đa dạng và phong phú. Các sách về lễ hội của Việt Nam và các dân tộc miền núi phía Bắc đều có giới thiệu về lễ hội của dân tộc Tày ở Đông Bắc. Tiêu biểu là các sách:

1. Toan Ánh, 1992, Hội hè Việt Nam (quyển thƣợng và quyển hạ), NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đoàn Huyền Trang, 2009, Lễ hội văn hóa và du lịch Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.

3. Nguyễn Hữu Thiên (chủ biên), 2008, Đông Bắc – Vùng đất, con người, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

4. Lê Trung Vũ (chủ biên), 1992, Lễ hội cổ truyền, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Theo thống kê của chúng tôi từ các sách giới thiệu về lễ hội nhƣ trên, dân tộc Tày ở Đông Bắc có gần 200 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp địa bàn vùng Đông Bắc trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Trong các sách có tính chất là từ điển lễ hội hay cẩm nang du lịch, các lễ hội của ngƣời Tày mới chỉ đƣợc giới thiệu khái quát về thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội, đối tƣợng thờ cúng, các trò chơi.

Nằm trong xu hƣớng bảo tồn và phát huy văn hóa lễ hội của các dân tộc thiểu số, một số lễ hội của ngƣời Tày ở Đông Bắc đã đƣợc khảo sát, nghiên cứu sâu hơn. Có thể kể một số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau:

- Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2007, Khảo sát nhóm truyền thuyết Nùng Trí Cao và lễ hội đền Kì Sầm ở Hòa An - Cao Bằng, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

- Trần Duy Phƣơng, 2008, Truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả -

Lục Ngạn, Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái

Nguyên.

- Sở Văn hóa – Thông tin Thái Nguyên, 2001, Núi Đuổm và Dương Tự Minh, Tái bản lần thứ nhất.

Các công trình trên đây có ý nghĩa làm phong phú thêm hệ thống lý luận cũng nhƣ bảo tồn và phát triển yếu tố văn hoá tộc ngƣời. Tuy nhiên, số lƣợng lễ hội đƣợc nghiên cứu còn khá khiêm tốn.

Những lễ hội đã đƣợc giới thiệu hoặc nghiên cứu chỉ là những lễ hội tiêu biểu của dân tộc Tày ở Đông Bắc. Trên thực tế, hệ thống lễ hội của ngƣời Tày phong phú hơn thế rất nhiều. Tuy nhiên, do điều kiện sinh sống đặc trƣng của ngƣời Tày, nhiều lễ hội chỉ diễn ra trong phạm vi nhỏ hẹp là làng bản. Hơn thế, do nhiều nguyên nhân khách quan, nhiều lễ hội đã không còn đƣợc tổ chức. Do đó, việc nghiên cứu, giới thiệu và phục dựng các lễ hội của ngƣời Tày ở Đông Bắc là việc làm hết sức cần thiết để góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

2.2.2. Phân loại lễ hội của dân tộc Tày ở Đông Bắc

Dựa vào chủ đề của lễ hội, có thể phân lễ hội của dân tộc Tày ở Đông Bắc ra thành ba nhóm chính nhƣ sau:

- Lễ hội nông nghiệp: tái hiện cuộc sống canh tác sản xuất nông nghiệp của ngƣời Tày.

- Lễ hội về các anh hùng lịch sử: tái hiện lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc, gắn liền với các nhân vật anh hùng lịch sử là ngƣời Tày.

- Lễ hội phong tục, tín ngƣỡng: tái hiện đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Tày.

Các lễ hội nông nghiệp của ngƣời Tày diễn ra chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu, đƣợc tính theo lịch mặt trăng, đánh dấu các mốc thời gian quan trọng của một năm sản xuất nông nghiệp. Một số dịp lễ hội của ngƣời Tày trùng với lễ hội của ngƣời Kinh. Đó là các ngày Tết truyền thống của xã hội có từ xa xƣa nhƣ: Lễ tết năm mới (Tết Nguyên Đán), lễ tết rằm tháng giêng (Tết Nguyên tiêu), lễ tết mùng 5 tháng 5 (Tết Đoan Ngọ), Lễ tết Trung thu, Lễ tết ông Táo. Ngoài ra, ngƣời Tày có nhiều lễ hội nông nghiệp mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình, chẳng hạn nhƣ lễ hội Lồng tồng, lễ hội Nàng Hai, lễ hội Cốm, lễ hội rƣớc Đất rƣớc Nƣớc, …

Các lễ hội về các anh hùng lịch sử thƣờng diễn ra vào mùa xuân, với mục đích suy tôn các vị anh hùng dân tộc Tày đã có công với nƣớc với dân, với dân tộc, với làng bản. Các lễ hội về các anh hùng lịch sử tiêu biểu là lễ hội đền Mẫu (Cao Bằng) thờ A Nồng – mẹ của Nùng Trí Cao, lễ hội đền Kì Sầm (Cao Bằng) thờ Nùng Trí Cao, lễ hội đền Đuổm (Thái Nguyên) thờ Dƣơng Tự Minh, lễ hội đền Từ Hả (Bắc Giang) thờ ba vị phò mã họ Thân và ba công chúa nhà Lý, lễ hội đền Thắm (Bắc Kạn) thờ vị nữ tƣớng tên là Thắm…

Các lễ hội phong tục, tín ngƣỡng của ngƣời Tày ở Cao Bằng diễn ra quanh năm, thƣờng mang dấu ấn của các hình thức tôn giáo, tín ngƣỡng, đặc biệt là Phật giáo, Đạo giáo. Các lễ hội phong tục, tín ngƣỡng tiêu biểu gồm có lễ cấp sắc của Then Tày, lễ mừng thọ của Then Tày, lễ chữa bệnh của Then Tày.

Khảo sát ba loại lễ hội của ngƣời Tày ở Đông Bắc, chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm sau:

Trong các lễ hội nông nghiệp và lễ hội lịch sử của ngƣời Tày ở Đông Bắc, phần hội luôn đậm hơn phần lễ. Ngƣợc lại, ở các lễ hội phong tục, tín ngƣỡng, phần lễ lại lấn át phần hội.

Thời gian tổ chức lễ hội của ngƣời Tày ở Đông Bắc khác với ngƣời Kinh và một số dân tộc khác. Nếu nhƣ ngƣời Kinh và một số dân tộc khác thƣờng tổ chức lễ hội vào hai mùa xuân – thu thì ngƣời Tày ở Đông Bắc tổ

chức lễ hội cả vào mùa hè và mùa đông. Điều này đƣợc giải thích bởi cơ sở kinh tế của ngƣời Tày. Ngƣời Tày có cơ sở kinh tế chính là nền nông nghiệp lúa nƣớc và các hoạt động săn bắn, hái lƣợm. Do đó, thời gian tổ chức lễ hội không chỉ phụ thuộc vào mùa vụ, lịch tiết sản xuất mà còn phụ thuộc thời điểm săn bắn, hái lƣợm. Cái căn cỗi kinh tế ấy thể hiện khá rõ thông qua thời điểm mở hội và hàng loạt các phong tục, nghi lễ trong lễ hội.

Lễ hội của ngƣời Tày ở Đông Bắc thƣờng đƣợc tổ chức ở những địa điểm nhất định của thôn bản hay mƣờng. Các địa điểm đó đƣợc coi là không gian linh thiêng. Địa điểm tổ chức lễ hội nông nghiệp thƣờng gắn với tự nhiên là chính. Đó có thể là một cánh đồng đã gặt ở trung tâm một thôn bản hay ở đầu nguồn nƣớc, đầu rừng… Địa điểm tổ chức tổ chức lễ hội về các anh hùng lịch sử ở đình, đền, miếu. Địa điểm tổ chức lễ hội phong tục, tín ngƣỡng có thể là ở gia đình hoặc ở chùa. Điều này nói lên quy mô và gốc rễ của lễ hội vùng Đông Bắc là hội làng. Tuy nhiên, cùng với thời gian, các hội làng này đã nâng cấp lên thành hội của cả một vùng, chẳng hạn nhƣ lễ hội Lồng tồng ở huyện Định Hóa (Thái Nguyên), lễ hội núi Văn núi Võ ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên). Hai lễ hội này trƣớc đây đều đƣợc tổ chức ở cấp xã nhƣng hiện nay lễ hội do huyện đứng ra tổ chức.

Về đối tƣợng thờ cúng trong các lễ hội, ngƣời Tày thƣờng thờ các nhiên thần và nhân thần giống nhƣ ngƣời Kinh. Điểm khác biệt là hệ thống các nhiên thần của ngƣời Tày đặc biệt phong phú, gắn với tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên. Ngƣời Tày thờ thần rừng, thần cây, thần đá, thần nƣớc, thần đất… Sự thờ cúng các nhiên thần ở đây không hẳn là mê tín dị đoan. Ngƣời Tày thờ tự nhiên, tức họ thờ cúng chính sự sống của chính họ. Ngoài ra, trong các lễ hội của ngƣời Tày, ta còn thấy xuất hiện hình ảnh các nhân thần. Số lƣợng các nhân thần của ngƣời Tày không phong phú bằng của ngƣời Kinh do mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên còn khá sâu sắc. Các nhân thần ở đây là các vị anh hùng lịch sử và các vị anh hùng văn hóa - thực chất là các vị tổ tiên làng bản, gia đình, dòng họ. Hầu hết các anh hùng lịch sử đều đã đƣợc

triều đình ban phong mỹ tự, phẩm trật và phong thần, đƣợc thờ cúng tại các di tích, đình, miếu. Riêng các anh hùng văn hóa của ngƣời Tày đều chƣa đƣợc phong sắc. Có một số vị trở thành Thành hoàng do có sự tiếp xúc với ngƣời Kinh, có sự liên hệ với triều đình nhƣ trƣờng hợp Thân Công Tài. Sự thờ cúng các anh hùng văn hóa, anh hùng lịch sử gắn liền với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên. Hình tƣợng các vị thần đều toát lên một giá trị cơ bản là chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam của ngƣời Tày nói riêng và nhân dân cả nƣớc nói chung. Có thể nói, trong lễ hội của ngƣời Tày ở Đông Bắc, tổ tiên là lực lƣợng nhân thần đƣợc thờ cúng nhiều nhất.

2.2.3. Đặc điểm của lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử của ngƣời Tày ở vùng Đông Bắc ở vùng Đông Bắc

Hầu hết các lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử ở Đông Bắc đều đƣợc tổ chức vào mùa xuân. Mùa xuân là mùa gieo trồng, là khởi đầu của một năm, là mùa mang tính biểu trƣng nhất cho mọi sự bắt đầu. Do đó, ở Đông Bắc cũng nhƣ ở nhiều vùng miền khác, mùa xuân đƣợc coi là mùa của hội đền chùa. Ngoài ra, đồng bào Đông Bắc còn tổ chức lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử vào mùa thu. Điều này phản ánh tính chất nông nghiệp của lễ hội trƣớc khi lễ hội đƣợc bồi đắp lớp ý nghĩa ca ngợi ngƣời anh hùng.

Các lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử ở vùng Đông Bắc đều mang tính chất lễ hội nông nghiệp, quy mô hội làng. Điều đó phù hợp với sự phát triển của lễ hội trong lịch sử. Trong công trình Mối quan hệ giữa truyền thuyết

người Việt và hội lễ về các anh hùng [11], TS. Lê Văn Kì có chỉ ra rằng từ

thời Bắc thuộc trở đi, các lễ hội cầu mùa của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc đã đƣợc bổ sung lớp ý nghĩa ca ngợi các anh hùng lịch sử. Tính chất nông nghiệp và quy mô hội làng của lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử ở vùng Đông Bắc thể hiện không chỉ ở chỗ các lễ hội tập trung ở thôn bản, một số lễ hội đƣợc tổ chức cả vào mùa thu, mà còn trong quy cách thờ cúng, sinh

hoạt lễ hội. Chẳng hạn, tục thi cỗ chay, cỗ mặn, vốn là văn hóa làng xã, nay vẫn còn đƣợc duy trì ở lễ hội đền Đuổm (Thái Nguyên).

Dân tộc Tày sinh sống lâu đời ở vùng Đông Bắc nƣớc ta. Đây là vùng đệm giữa miền núi và miền xuôi, giữa Trung Quốc và Việt Nam, giữa miền núi và biển Đông. Do đó, Đông Bắc là nơi sớm diễn ra các cuộc tiếp xúc sâu sắc giữa các dân tộc nơi đây với ngƣời Kinh ở phía Nam, với các dân tộc Trung Quốc ở phía Bắc… Điều đó đã tạo ra những đặc điểm văn hóa khác biệt cho dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc. Cụ thể, ngƣời Tày đã xây dựng đƣợc những quần thể kiến trúc dành làm nơi thờ cúng mở lễ hội. Đó là hệ thống các đình, đền, miếu ở các địa phƣơng nhƣ Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang… Ở Tây Bắc, rất ít nơi có các quần thể di tích tôn giáo đình, chùa, đền nhƣ Đông Bắc. Các công trình kiến trúc đình, đền, miếu ở Đông Bắc tuy không đồ sộ, khang trang nhƣ các quần thể kiến trúc cùng loại ở miền xuôi, nhƣng chúng cũng mang đầy đủ tính chất của các nơi thờ cúng thần thánh. Đây đƣợc coi là những không gian linh thiêng, là chốn tâm linh hội tụ để ngƣời dân tƣởng nhớ về các vị anh hùng đã có công với dân với nƣớc, đồng thời là trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của dân tộc ở phạm vi làng bản.

Mỗi lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử của ngƣời Tày ở Đông Bắc bao giờ cũng hƣớng tới một một đối tƣợng linh thiêng cần đƣợc suy tôn. Đó là những vị anh hùng chống ngoại xâm, bảo vệ làng bản, dân tộc… Điều cần lƣu ý là những vị anh hùng lịch sử đƣợc thờ cúng đó đều là những ngƣời con của dân tộc Tày ở vùng đất Đông Bắc. Chẳng hạn, lễ hội đền Kì Sầm (Hòa An – Cao Bằng) hƣớng tới suy tôn Nùng Trí Cao, lễ hội đền Đuổm (Phú Lƣơng – Thái Nguyên) tƣởng nhớ Dƣơng Tự Minh, lễ hội đền Từ Hả (Lục Ngạn – Bắc Giang) tƣởng niệm ba vị phò mã họ Thân và ba công chúa nhà Lý, lễ hội núi Văn núi Võ tôn vinh Lƣu Nhân Chú… Điều đáng nói là, nếu nhƣ trong truyền thuyết, các nhân vật này mới chỉ đƣợc ca ngợi là những vị anh hùng dân tộc thì trong lễ hội, ngoài vai trò là anh hùng dân

tộc, họ còn đƣợc suy tôn là những đức thánh, những vị thần sáng tạo linh thiêng trong nông nghiệp. Điều này có sự ảnh hƣởng từ tín ngƣỡng dân gian.

Lễ hội gắn liền với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, với tƣ tƣởng uống nƣớc nhớ nguồn, ăn quả nhớ ngƣời trồng cây. Trong một số lễ hội, ở phần lễ có diễn ra các cảnh diễn xƣớng lại sự tích, công trạng của các anh hùng. Chẳng hạn, trong lễ hội Pháo hoa (Quảng Uyên – Cao Bằng) có cảnh diễn xƣớng sự tích Nùng Trí Cao sau khi dẹp giặc xong và giữ yên cƣơng vực, ông cùng dân làng tổ chức lễ khao quân và đốt pháo hoa ăn mừng chiến thắng. Trong lễ hội đó, nhằm ghi lại những chiến công hiển hách, lòng dũng cảm của các chàng trai trong các bản làng, ông đã nghĩ ra tục cƣớp đầu pháo hoa nhƣng thực chất là chiếc vòng. Làng, bản nào có ngƣời cƣớp đƣợc chiếc vòng ngọc sẽ đƣợc thƣởng một con lợn quay và rƣớc về tận làng, đƣợc làm chủ tế cho lễ hội năm sau. Đến kỳ lễ hội sau, làng đó sẽ rƣớc một con lợn quay mang đến lễ hội để tế. Diễn xƣớng là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp cho thế hệ trẻ ghi nhớ công lao của các anh hùng và khắc sâu lòng tự hào về truyền thống quê hƣơng, đất nƣớc của mình.

Tuy nhiên, ở các lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử của ngƣời Tày, các hình thức diễn xƣớng truyền thuyết không phổ biến nhƣ trong lễ hội của ngƣời Kinh. Các hình thức diễn xƣớng chỉ có ở một số lễ hội và nếu có cũng khá đơn giản. Hầu hết các lễ hội đƣợc tổ chức ở đình, miếu và chỉ thuần túy lễ bái, không có diễn xƣớng. Một số lễ hội có cảnh diễn lại các sự tích về ngƣời anh hùng thƣờng là lễ hội ở Bắc Giang. Đây là địa phƣơng ở gần vùng đồng bằng Bắc Bộ, do đó việc giao thoa, chịu ảnh hƣởng văn hóa của ngƣời Kinh cũng đậm nét hơn so với các tỉnh biên giới.

Nội dung chính của lễ hội là tƣởng nhớ ngƣời anh hùng, giao lƣu tình cảm, vui chơi giải trí và cầu mong mƣa thuận gió hoà, mùa màng tốt tƣơi, ngƣời ngƣời khoẻ mạnh, nhà nhà no ấm. Lễ vật dâng cúng trong lễ hội

không cầu kỳ mà thƣờng là những sản vật do bà con tự nuôi trồng và chế biến đƣợc nhƣ con gà, gùi lúa, các loại xôi, bánh nếp… Phần hội thƣờng lấn át phần lễ. Các trò vui chơi giải trí thu hút đông đảo mọi ngƣời đến dự hội. Điều này phản ánh tính tổ chức của lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử ở Đông Bắc đơn giản hơn nhiều so với các lễ hội cùng loại của ngƣời Kinh ở miền xuôi.

Ở lễ hội về ngƣời anh hùng của ngƣời Tày ở Đông Bắc, các trò vui chơi thƣờng mang tính chất đặc thù của miền núi nhƣ: ném còn, tung còn, đi cà kheo, tôm cua ốc ếch, hát lƣợn… Trong không khí vui tƣơi, sôi động

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)