Văn hóa tinh thần

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc (Trang 27)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Văn hóa tinh thần

1.3.2.1. Tín ngƣỡng dân gian

"Tín ngƣỡng chính là cơ sở, là khí trời, hơi thở của văn hoá dân gian. Phải có tín ngƣỡng với những hành động lễ, hành động hội mới làm sống lại, thể hiện rõ những điều truyền tụng trong văn hoá dân gian” [19; tr 21]. Truyền thuyết và lễ hội dân gian về ngƣời anh hùng của ngƣời Tày ở vùng Đông Bắc luôn gắn bó chặt chẽ với tín ngƣỡng của chính những con ngƣời ở vùng đất này. Vì vậy, tìm hiểu tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Tày là việc làm hết sức quan trọng.

Ngƣời Tày quan niệm thế giới đa tầng và vạn vật hữu linh. Tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Tày bao gồm các tín ngƣỡng dân gian bản địa và các tín ngƣỡng du nhập từ bên ngoài vào.

Tín ngƣỡng dân gian bản địa của ngƣời Tày gồm: tín ngƣỡng thờ tổ, tín ngƣỡng thờ mẹ sinh sản, tín ngƣỡng phồn thực, tín ngƣỡng thờ thần tự nhiên, tín ngƣỡng thờ các loài động – thực vật. Các tín ngƣỡng này về cơ bản cũng

giống tín ngƣỡng của ngƣời Kinh, thể hiện tƣ duy của ngƣời dân làm nông nghiệp lúa nƣớc.

Shaman giáo của ngƣời Tày thể hiện qua các trò chơi bói đoán và các lễ hội shaman (lễ hội Nàng Hai). Đặc điểm chung trong Shaman giáo của ngƣời Tày là sự hội tụ cả hai yếu tố xuất hồn và nhập hồn.

Ngoài ra, tín ngƣỡng của ngƣời Tày còn có các yếu tố tín ngƣỡng dân gian du nhập từ miền nam Trung Quốc (tín ngƣỡng của ngƣời Choang) và miền bắc Việt Nam (tín ngƣỡng của ngƣời Kinh) trong quá trình các nhóm ngƣời Choang di cƣ sang vùng Đông Bắc Việt Nam và ngƣời Kinh di cƣ lên miền núi. Các yếu tố tín ngƣỡng, tôn giáo du nhập gồm có các yếu tố Đạo giáo và Phật giáo. Sự giao lƣu văn hóa tín ngƣỡng dẫn tới sự thâm nhập của Đạo giáo, Phật giáo vào tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Tày; đồng thời các yếu tố tín ngƣỡng, tôn giáo này lại tiếp tục đƣợc bản địa hóa. Điều đó đã taọ nên sự đa dạng và phức tạp trong đối tƣợng thờ cúng của ngƣời Tày.

Tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Tày thể hiện rất rõ sự giao lƣu văn hóa Kinh – Tày – Nùng. Những tín ngƣỡng này có ảnh hƣởng nhất định tới việc sáng tạo các tác phẩm văn học dân gian và hình thành các lễ hội dân gian của ngƣời Tày. Chẳng hạn:

Ngƣời Tày có tín ngƣỡng thờ tổ: thờ tổ tiên gia tộc, thủ lĩnh dân tộc, tổ sƣ ngành nghề, tổ tiên làng bản… Tục thờ tổ làng là cơ sở tín ngƣỡng cho các lễ hội Lồng tồng. Chẳng hạn, lễ hội Lồng tồng ở xóm Bản Mạc (xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) mở vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch có liên quan tới truyền thuyết về Hoàng Biện Mạc, lễ hội Lồng tồng ở xã Khôn Đoài và Ngọc Động (huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) có liên quan tới truyền thuyết về đôi trai gái có tên là cô Xinh và anh Mình. Những nhân vật này đều là những ngƣời có công hai phá ruộng nƣơng, xây dựng làng bản và đƣợc ngƣời Tày coi là những vị thần nông.

Tục thờ thủ lĩnh dân tộc xuất phát từ sự ghi nhớ công ơn của vị thủ lĩnh đối với dân tộc. Ngƣời Tày quan niệm các vị anh hùng sau khi chết đi vẫn có

thể tiếp tục che chở, phù hộ, tạo phúc cho dân tộc. Vì thế, ở vùng Đông Bắc, có nhiều nơi lập miếu thờ các vị anh hùng dân tộc Tày.

Nùng Trí Cao là vị anh hùng đã lập nên nƣớc Đại Lịch, sau là nƣớc Nam Thiên (thế kỉ XI). Ông mơ ƣớc kết hợp tất cả dân Tày, Nùng, Choang ở Quảng Tây, Quảng Châu và bắc Cao Bằng thành một nƣớc độc lập nằm giữa hai nƣớc Việt Trung. Nhƣng sau đó, Nùng Trí Cao bị nhà Tống đánh bại. Ông đƣợc nhân dân ở các địa phƣơng dọc biên giới Việt Trung nhƣ huyện Tịnh Tây, huyện Thiên Đẳng của tỉnh Quảng Tây, khu tự trị Choang Vân Sơn của tỉnh Vân Nam, một số huyện của tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn lập miếu thờ, tôn làm thiên tử.

Đức Thánh Đuổm Dƣơng Tự Minh là ngƣời làng Quan Triều, tỉnh Thái Nguyên. Ông làm thủ lĩnh phủ Phú Lƣơng xƣa, gồm các châu: Thƣợng Nguyên, Vĩnh Thông, Quảng Nguyên, Cảm Hóa, Vạn Nhai, Tƣ Nông, Tuyên Hóa (thuộc Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang và một phần Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lạng Sơn ngày nay) trong suốt ba đời vua nhà Lý: Lý Nhân Tông (1072 - 1128), Lý Thần Tông (1128 - 1138), Lý Anh Tông (1138 - 1175). Ông đã có những đóng góp to lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc vùng biên cƣơng phía Bắc của Tổ quốc Đại Việt. Nhân dân ở các vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên đã dựng đình miếu thờ Đức Thánh Đuổm. Những làng thờ Thành hoàng là Đức Thánh Đuổm thƣờng mở hội lớn suốt 3 ngày vào dịp đầu xuân, lễ rƣớc trang trọng. Vì thế, nhân dân có câu rằng:

Thượng Đu Đuổm Hạ Lục Đầu

200 xã lưỡng biên giang thờ.

Cũng vào đời nhà Lý (thế kỷ X - XI), tại xã Hả Hộ thuộc Động Giáp, là Châu Lạng của nƣớc Đại Việt, dòng họ Giáp sống ở động này đã từng nổi tiếng trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Các tù trƣởng, tộc trƣởng vùng này đều thuộc dòng họ Giáp đƣợc kế tiếp nhau qua nhiều thế kỷ. Vào thời Lý,

họ Giáp ba đời có ngƣời làm phò mã cho nhà Lý, nhƣ: thời Lý Thái Tổ có Giáp Thừa Quý; thời Lý Thái Tông có Thân Thiệu Thái lấy công chúa Bình Dƣơng; thời Lý Nhân Tông có Thân Cảnh Phúc lấy công chúa Thiên Thành. Các phò mã họ Thân đều giữ chức Châu mục Lạng Châu và giỏi đánh giặc, có công lớn trong chiến đấu chống quân xâm lƣợc, đã đƣợc nhân dân tôn sùng và lịch sử đã ghi là những “thiên thần Động Giáp”. Các vị phò mã anh hùng và các công chúa đều đƣợc thờ tại đền Từ Hả thuộc thôn Kép, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Tín ngƣỡng thờ mẹ sinh sản của ngƣời Tày ít nhiều có liên quan tới sự hình thành truyền thuyết của dân tộc này. Chẳng hạn, truyền thuyết Pú lương quân (hay Báo Luông – Slao Cải) của ngƣời Tày ở Cao Bằng có nói về hai nhân vật Báo Luông (ông lớn) và Slao Cải (bà to). Theo truyền thuyết này, hai nhân vật khổng lồ đƣợc ngƣời Tày quan niệm là thủy tổ đã tạo ra con ngƣời và có công tìm ra lửa, sáng tạo ra nghề trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng bản mƣờng. Xét về mặt tín ngƣỡng, hai nhân vật Báo Luông, Slao Cải có nhiều điểm tƣơng tự với bố Poloto và mẹ Molojia – cặp cha mẹ thủy tổ trong tín ngƣỡng của ngƣời Choang ở Trung Quốc.

Tín ngƣỡng phồn thực của ngƣời Tày có những ảnh hƣởng nhất định tới nghi thức thờ cúng, các trò chơi dân gian trong những lễ hội nông nghiệp đƣợc tổ chức hàng năm, chẳng hạn nhƣ trong lễ hội Lồng tồng, trò kéo co tƣợng trƣng cho việc kéo nguồn nƣớc, trò tung còn tƣợng trƣng cho sự giao hòa của âm dƣơng và tiếng sấm gọi mƣa; trong lễ hội pháo hoa Quảng Uyên (Cao Bằng), việc tranh đầu pháo tƣợng trƣng cho mong muốn no ấm và sinh đƣợc con trai…

1.3.2.2. Lễ tết

Cũng nhƣ nhiều dân tộc khác, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng của ngƣời Tày chủ yếu thể hiện qua các hình thức lễ tết cổ truyền. Hằng năm, ngƣời Tày có nhiều dịp lễ tết với những ý nghĩa khác nhau.

Về tết, đầu tháng giêng, ngƣời Tày có tết Nguyên đán với ý nghĩa mừng thu hoạch mùa, mở đầu năm mới. Tháng bảy, ngƣời Tày có tết rằm tháng bảy để cúng các vong hồn. Đây là hai tết lớn nhất trong năm đối với ngƣời Tày. Tháng ba, ngƣời Tày ăn tết Thanh minh . Tháng năm, đồng bào ăn tết Đoan ngọ. Tháng sáu, đồng bào tổ chức tết gọi hồn trâu bò, cúng thần ruộng, thần trâu để bảo vệ mùa màng và gia súc. Tháng tám, ngƣời Tày tổ chức tết Trung thu. Tháng chín, ngƣời Tày ăn tết cốm mừng trăng và tết cơm mới mừng mùa lúa chín. Tháng chạp, đồng bào tổ chức tết đông chí và tết ông Táo.

Các dịp tết của ngƣời Tày cơ bản trùng với các dịp tết của ngƣời Kinh. Sự khác nhau về tết của hai dân tộc này chủ yếu ở quy mô và cách thức tổ chức, chẳng hạn nhƣ tết Thanh minh, tết rằm tháng bảy. Đối với ngƣời Tày, đây là hai dịp tết lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với họ. Đây là dịp để ngƣời Tày bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên (tết Thanh minh) và với các vong hồn (tết rằm tháng bảy). Do đó, những dịp này, đồng bào thƣờng chuẩn bị lễ vật rất cầu kì: tết Thanh minh có thịt lợn quay, bánh dầy lá ngải, xôi nhuộm màu tím lá cẩm, tết rằm tháng bảy có bánh đƣờng, bún, bánh dợm, thịt lợn quay, thịt vịt… Ngoài ra, các dịp tết nhƣ tết gọi hồn trâu bò, tết cơm mới, tết cốm, tết đông chí mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Tày ở vùng núi rừng Đông Bắc. Đây là các dịp tết gắn liền với ƣớc mong mùa màng bội thu, của cải dồi dào, đời sống yên vui của ngƣời nông dân lao động miền núi, đồng thời nó nhằm cải thiện phần nào đời sống của con ngƣời sau những ngày lao động miệt mài trên ruộng nƣơng.

Ngoài các dịp tết, đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Tày phong phú với những lễ hội cổ truyền và những trò chơi dân gian, những điệu hát then, sli, lƣợn độc đáo thể hiện trong các lễ hội ấy. Đặc sắc nhất phải kể đến lễ hội Lồng tồng, lễ hội Nàng Hai…

Vùng văn hóa Đông Bắc trƣớc hết là quê hƣơng của hội Lồng tồng (xuống đồng). Hội này là sản phẩm văn hóa của cƣ dân nông nghiệp Tày, tối

thiểu diễn ra trong phạm vi một bản (làng). Thông thƣờng, một số bản gần gũi nhau liên kết cùng tổ chức, có khi mở rộng ra một vùng vài chục bản. Dự hội đông đảo nhất là ngƣời Tày nhƣng luôn có nhiều dân tộc láng giềng tham gia, kể cả những ngƣời đồng tộc ở bên kia biên giới Việt Trung và ngƣời Kinh ở miền xuôi lên. Có thể nói đó là những ngày lễ của cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc, gắn chặt với mùa vụ và mang đậm màu sắc tín ngƣỡng dân gian.

Ngoài hội Lồng tồng, vùng văn hóa Đông Bắc còn có những lễ hội lớn khác là hội Nàng Hai (lễ hội nàng Trăng) đƣợc tổ chức ở một số địa phƣơng thuộc tỉnh Cao Bằng để bày tỏ sự sùng bái nữ thần Trăng. Đó cũng là những lễ hội cầu mùa, một hình thức văn hóa tín ngƣỡng đặc trƣng của đồng bào Tày ở Đông Bắc. Hội thƣờng đƣợc tổ chức về đêm, trong những đêm trăng đẹp. Thời gian và hình thức tổ chức hội không cố định. Có khi hội diễn ra vào mùa xuân, vào trung tuần các tháng giêng, hai, ba, gắn với các nghi lễ cầu mùa và các nghi lễ múa quạt, hát đối đáp chúc phúc… Có khi hội diễn ra vào mùa thu, gắn với các lễ Then nhƣ: Lẩu Then, Cống Sử, Kỳ Em… và các trò chơi phong phú nhƣ hát lƣợn Hai, bói việc sản xuất, bói tình duyên… Nàng

Trăng là một hình thức nữ tính của thần Nông đƣợc ca ngợi qua các điệu lượn

Hai là hàng trăm bài ca cầu nguyện và bài ca tình yêu mà các đôi trai gái Tày say sƣa hát đối đáp trong hơn một chục đêm hội Nàng Hai.

Ngƣời Tày ở Đông Bắc còn có nhiều lễ hội đền chùa phong phú, gắn với các truyền thuyết dân gian về những nhân vật anh hùng trong lịch sử nhƣ Nùng Trí Cao, Dƣơng Tự Minh, Thân Cảnh Phúc, cô Thắm, Lƣu Nhân Chú… Những lễ hội này gắn liền với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc, tổ tiên làng xóm, đất nƣớc của ngƣời Tày. Lễ hội diễn ra nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang…

Lễ hội của ngƣời Tày bao giờ cũng gồm hai phần rõ ràng: phần lễ và phần hội. Phần lễ là không gian để đồng bào biểu hiện lòng tôn kính đối với thần linh. Phần hội là mảnh đất của các làn điệu dân ca hát lƣợn và các trò

chơi dân gian: ném còn, cuớp còn, kéo co, đánh quay, đánh yến, đánh đu, múa kỳ lân, múa sƣ tử, múa võ, múa giáo... Các trò chơi này thể hiện rất rõ tín ngƣỡng phồn thực của dân tộc Tày, gắn chặt với tính chất cầu mùa của các lễ hội nông nghiệp. Sự trƣờng tồn âm thầm mà mãnh liệt của các lễ hội dân gian Tày từ quá khứ tới hiện tại là minh chứng rõ nhất cho sự bền vững của bản sắc dân tộc. Các lễ hội có sức sống nhƣ thế là vì nó phù hợp với tinh thần dân tộc, phù hợp với phong tục tập quán, với cuộc sống sinh hoạt bình dị ở miền núi.

1.3.2.3. Kho tàng văn học dân gian

Trong quá trình phát triển của lịch sử, ngƣời Tày đã sáng tạo và bảo lƣu đƣợc vốn văn học dân gian khá đa dạng và phong phú, góp phần tạo nên diện mạo, sắc thái độc đáo về văn hóa của dân tộc mình. Văn học dân gian Tày thể hiện sự giao lƣu văn hóa giữa các sắc tộc vùng núi rừng Đông Bắc, đặc biệt là sự giao thoa văn hóa Kinh – Tày – Nùng thể hiện qua sự xuất hiện của các type, motif và các hình tƣợng; đồng thời vẫn thể hiện đƣợc tinh thần, bản sắc dân tộc. Chủ đề tƣ tƣởng lớn của văn học dân gian Tày là “ngƣời lao động cần cù, trung thực, mƣu trí phải thắng thiên nhiên, thắng kẻ thù bốn chân và kẻ thù hai chân để xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc; kẻ gian ác, giai cấp bóc lột nham hiểm sẽ bị trừng phạt ở ngay thế gian này hay ở cõi trời, ở âm phủ” [24; tr 5].

Văn học dân gian Tày có số lƣợng lớn tác phẩm thuộc hầu hết các thể loại nhƣ trong văn học dân gian ngƣời Việt: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao – dân ca… Bên cạnh đó, văn học dân gian Tày còn đặc biệt nổi bật ở một số thể loại nhƣ truyện thơ Nôm khuyết danh, dân ca (sli, lƣợn, then…).

Do sự hạn chế về văn tự nên thần thoại Tày chỉ còn là từng mảnh rời rạc, thiếu hụt… Nó phản ánh xã hội, tƣ tƣởng, tâm hồn và thể hiện đƣợc những vấn đề cơ bản của một dân tộc có lịch sử lâu đời ở vùng núi Đông Bắc. Thần thoại của ngƣời Tày bao gồm các nhóm truyện kể về nguồn gốc vũ trụ

và các hiện tƣợng tự nhiên (Mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú; Anh em mồ côi trên cung trăng), truyện kể về nguồn gốc muôn loài (Những con vật phải sửa chữa, Sự tích cá đuôi cờ, Rắn có nọc độc, Trâu ăn cỏ, Cây đỗ xanh

ít phải làm cỏ; Cây cáng lò mọc nghiêng; Lá dong đỏ ở Đồng Phúc…),

truyện kể về nguồn gốc tộc ngƣời, tộc danh, địa danh (Quả bầu tiên) và truyện kể về các anh hùng văn hóa, chinh phục tự nhiên (Thác Thản au khoan nu). Đa phần những tác phẩm thần thoại Tày đều ngắn gọn, có cốt truyện đơn giản, ít chặt chẽ, chƣa có nhiều chi tiết, thể hiện cách lí giải còn thô sơ, rời rạc trong nhận thức về thế giới của con ngƣời thời cổ. Ở những cốt truyện này thƣờng có kết cấu: một thần - một nhân vật - một hành động. Thần thoại Tày còn có dạng truyện mang hình thức một cốt truyện với nhiều chủ đề. Kết cấu của truyện là các cốt truyện đơn, song đã có thêm nhiều tình tiết, biến cố, sự kiện. Chẳng hạn, trong truyện Quả bầu tiên, chủ đề hồng thuỷ đan cài với chủ

đề quả bầu và chủ đề sáng tạo loài người.

Truyền thuyết Tày cũng bao gồm ba bộ phận nhƣ truyền thuyết của ngƣời Kinh: truyền thuyết nhân vật, truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phong vật. Trong đó, bộ phận truyền thuyết nhân vật là tiêu biểu hơn cả. Nhóm truyền thuyết này có hai hƣớng chính: ca ngợi các anh hùng lịch sử và ca ngợi các anh hùng sáng tạo văn hóa. Nhìn chung, truyền thuyết Tày đƣợc sáng tạo dựa trên nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc. Từ các truyền thuyết về một phai nƣớc Phiềng Liềng, một con mƣơng Bản Loàn… đến các truyền

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)