Sự biến đổi của mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc (Trang 95)

7. Kết cấu của đề tài

3.4. Sự biến đổi của mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về

hội về các anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc trong thời đại ngày nay

Các lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc đã tạo cho vùng miền một không gian văn hóa giàu tính truyền thống. Đến với lễ hội về các anh hùng lịch sử ở vùng Đông Bắc, ngƣời ta vẫn có thể bắt gặp những yếu tố mang tính chất truyền thống nhƣ trang phục, cách tế lễ thần linh, các vật tế lễ, các trò chơi dân gian… Chẳng hạn, trong lễ hội Pháo hoa ở Cao Bằng, tục tranh cƣớp đầu pháo là một phần quan trọng không thể thiếu của lễ hội, thể hiện rõ tinh thần thƣợng võ của ngƣời dân miền núi. Trong lễ hội đền Đuổm ở Phú Lƣơng (Thái Nguyên), lệ ngày sáu tháng giêng cả làng dậy sớm, làm các loại cỗ chay và cỗ mặn truyền thống của dân tộc rồi cử quan viên mặc áo chàm – trang phục truyền thống của dân tộc Tày – rƣớc cỗ vào đền để tế. Tế xong, nam giới làng Đuổm đủ 18 tuổi trở lên cùng khách các chạ ăn cỗ đại hạ tại đền. Hết phần lễ sẽ tiếp đến phần kể truyền thuyết và các trò vui nhƣ hát trò, tung còn, đấu vật, ví hát lƣợn… Hay ở lễ hội đền Từ Hả (Bắc Giang), cảnh diễn lại tích đức thánh Vũ Thành đánh giặc, khao quân rồi thua trận, phải lui về phía sau vẫn luôn đƣợc duy trì qua các kì lễ hội và đƣợc đông đảo nhân dân tham gia. Cùng với thời gian, những truyền thống tốt đẹp ấy vẫn

đƣợc giữ gìn, thể hiện sức đề kháng của các vi hệ văn hóa của vùng miền trƣớc những đổi thay của lịch sử xã hội.

Nhƣng, trong thời đại ngày nay, khi những yếu tố lịch sử đã có sự thay đổi nhiều so với thời kì trƣớc, kéo theo đó là sự đổi thay của tâm lí tập thể, mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian Tày và lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử ở vùng Đông Bắc có còn rõ nét?

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã điền dã và điều tra xã hội học về mối quan hệ giữa các truyền thuyết dân gian Tày với lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử ở vùng Đông Bắc trong đời sống ngày nay. Chúng tôi đã gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn và phát phiếu điều tra đến ngƣời dân ở các độ tuổi khác nhau, thuộc các địa phƣơng: xã Văn Yên (huyện Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên), xã Động Đạt (huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên), thị trấn Quảng Uyên (huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng), trong các lễ hội khác nhau nhƣ lễ hội núi Văn núi Võ, lễ hội đền Đuổm, lễ hội pháo hoa Quảng Uyên. Cụ thể, số phiếu đƣợc phát ra nhƣ sau:

Đối tƣợng học sinh trung học cơ sở: 87 phiếu Đối tƣợng học sinh trung học phổ thông: 70 phiếu Đối tƣợng ngƣời từ 20 đến 50 tuổi: 75 phiếu Đối tƣợng ngƣời từ 50 tuổi trở lên: 123 phiếu Tổng số phiếu phát ra: 355 phiếu

Vì số phiếu phát ra trên mỗi nhóm đối tƣợng, ở các địa bàn là khác nhau nên chúng tôi dùng đơn vị tính là % để tiện so sánh.

Từ kết quả điều tra, chúng tôi rút ra những kết luận nhƣ sau:

Điều đáng tiếc là tuy vẫn bảo lƣu đƣợc những yếu tố truyền thống của phần lễ nhƣng những lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử ở Đông Bắc đang có sự mất dần yếu tố thiêng. Truyền thuyết về các anh hùng – nền tảng thiêng liêng của lễ hội đang rơi vào tình trạng bị quên lãng hoặc biến tƣớng không còn

mang đậm những giá trị văn hoá truyền thống. Qua khảo sát về tình hình lƣu truyền các truyền thuyết và sự gắn bó giữa truyền thuyết và lễ hội về các anh hùng lịch sử ở xã Văn Yên (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên), xã Động Đạt (huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên), thị trấn Quảng Uyên (huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng), chúng tôi nhận thấy số lƣợng truyền thuyết ở đây khá phong phú. Xung quanh mỗi nhân vật anh hùng nhƣ Lƣu Nhân Chú, Dƣơng Tự Minh, Nùng Trí Cao tồn tại ít nhất trên hai truyền thuyết. Nhƣng, hầu hết mọi ngƣời đều chỉ biết một truyền thuyết về ngƣời anh hùng. Số ngƣời không biết một truyền thuyết nào về các anh hùng dân tộc Tày chiếm tới trên 20% và chủ yếu nằm ở độ tuổi học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông. Họ có biết tên ngƣời anh hùng, biết lễ hội suy tôn vị anh hùng đó nhƣng không biết một truyền thuyết nào về vị anh hùng. Số ngƣời còn nhớ đƣợc các truyền thuyết thƣờng ở độ tuổi trung niên và cao tuổi (trên 60%). Điều đó một mặt cho thấy sự vô tâm của giới trẻ ngày nay trƣớc các giá trị văn hóa dân gian cổ truyền, mặt khác cho thấy các lễ hội đang ngày càng mất dần tính thiêng liêng trong lòng ngƣời dân.

Ngƣời dân đi xem hội là nhiều. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi tại các lễ hội núi Văn núi Võ (Thái Nguyên), lễ hội đền Đuổm (Thái Nguyên), lễ hội pháo hoa Quảng Uyên (Cao Bằng), số lƣợng ngƣời đến lễ hội với mục đích vui chơi, xem hội chiếm đến trên 70% số ngƣời dự hội. Điều đó cho thấy truyền thuyết – nội dung thiêng liêng của lễ hội đang ngày càng đƣợc ít ngƣời biết đến, thay vào đó là tính chất du lịch, giải trí của lễ hội. Số ngƣời đến với lễ hội nhằm mục đích tƣởng nhớ ngƣời anh hùng thƣờng nằm ở độ tuổi trên 50. Một số lễ hội chạy theo xu hƣớng vui chơi, giải trí kết hợp với mục đích kinh doanh mà ít chú ý tới những yếu tố tạo nên bản sắc văn hoá và tính truyền thống của nó. Ở những lễ hội này, ta thƣờng bắt gặp nhan nhản sản phẩm hàng hoá hiện đại hay các trò vui chơi ăn tiền thiếu tính giáo dục nhƣ các trò đánh cờ, đánh bài ăn tiền… Ngƣời dự hội cũng ít ai mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Hầu hết các trang phục đã đƣợc Âu hóa. Sự

hiện diện của trang phục truyền thống có chăng chỉ ở những ngƣời đƣợc phân công thực hiện các nghi thức trong buổi lễ nhƣ rƣớc lễ, rƣớc kiệu…

Do không nhớ đƣợc các truyền thuyết – cơ sở cho tính thiêng của lễ hội và mục đích đến lễ hội là để vui chơi, giải trí nên ít ngƣời còn hiểu đƣợc ý nghĩa của các nghi thức thờ cúng, vật phẩm dâng cúng, các màn diễn xƣớng sự tích về ngƣời anh hùng, hay nói cách khác, là hiểu đƣợc sự gắn bó của truyền thuyết và lễ hội. Vì mức độ hiểu biết về truyền thuyết của thế hệ trẻ còn nhiều hạn chế nên họ chƣa nhận thức đƣợc rõ ràng sự liên hệ giữa các nghi thức của lễ hội với nội dung truyền thuyết. Nhóm đối tƣợng từ 50 tuổi trở lên có vốn sống, vốn văn hóa phong phú nên mức độ hiểu biết của họ về truyền thuyết, sự đánh giá ngƣời anh hùng sẽ sâu sắc hơn. Do vậy, họ nhận thức đƣợc quan hệ giữa truyền thuyết dân gian Tày và lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử ở địa phƣơng cũng rõ ràng hơn.

Nhƣ thế, có thể thấy rằng, hiện nay mối quan hệ giữa truyền thuyết về ngƣời anh hùng lịch sử và lễ hội ở vùng Đông Bắc đang ngày càng bị lu mờ trong tâm thức ngƣời dân. Nhƣng, dù thế, việc tôn vinh ngƣời anh hùng của cả truyền thuyết và lễ hội nơi đây vẫn giữ nguyên ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của nó, chƣa bị biến tƣớng nhƣ trong lễ hội ở nhiều vùng miền khác. Niềm tin của ngƣời dân về sự hiển linh của ngƣời anh hùng rất trong sáng. Vì thế, sự thiêng liêng của ngƣời anh hùng không hề bị lợi dụng. Ngƣời dân vùng Đông Bắc đến với lễ hội để nhớ về ngƣời anh hùng, cầu mong ngƣời anh hùng phù hộ cho mƣa thuận gió hòa, dân khang vật thịnh và để vui chơi là chính. Những mục đích mang tính thực dụng nhƣ vay tiền, xin tiền đức thánh, xin nhà lầu xe hơi, xin đƣợc làm quan chức… hầu nhƣ không có. Vì thế, những lễ lạt ngƣời dân đem đến lễ thánh rất đơn giản, có khi chỉ là nắm hƣơng, nhiều hơn thì có gói bánh, đĩa xôi, con gà… Những mâm lễ lớn hàng chục triệu đồng với toàn vật phẩm thờ cúng sang trọng nhƣ voi giấy, ngựa giấy, nhà cao tầng, xe

hơi…; những dịch vụ hầu bóng thâu đêm suốt sáng nhƣ ở một số lễ hội vùng đồng bằng Bắc Bộ hầu nhƣ không có.

Tiểu kết

Từ việc tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết về các anh hùng lịch sử và lễ hội dân gian của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc ở vai trò qua lại giữa truyền thuyết và lễ hội ở các thời kì khác nhau, ở sự phản ánh ngƣời anh hùng và các sự kiện lịch sử, chúng tôi nhận thấy truyền thuyết và lễ hội có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Thứ nhất, đó là quan hệ mang tính vĩnh viễn, thể hiện rõ ở sự liên hệ về mặt nội dung của truyền thuyết và các nghi thức, vật phẩm dâng cúng, sự kiêng kị, các màn diễn xƣớng trong lễ hội trong toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của lễ hội. Đó là một quá trình xuyên suốt từ quá khứ, hiện tại cho đến tƣơng lai. Thứ hai, đó là quan hệ tƣơng tác, bổ sung cho nhau. Điều này đƣợc thể hiện rõ ở vai trò qua lại giữa truyền thuyết và lễ hội: truyền thuyết đóng vai trò nội dung, cơ sở niềm tin cho lễ hội, có ảnh hƣởng lớn tới sự nảy sinh và phát triển của lễ hội. Đến lƣợt mình, lễ hội giúp lƣu giữ truyền thuyết, hiện thực hóa niềm tin trong truyền thuyết thông qua các nghi thức thờ cúng và các màn diễn xƣớng. Lễ hội làm cho việc diễn xƣớng truyền thuyết đƣợc sinh động, cụ thể hơn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, mối quan hệ giữa truyền thuyết về ngƣời anh hùng lịch sử và lễ hội ở vùng Đông Bắc cũng có sự biến đổi. Nó không còn đậm nét nhƣ trƣớc đây nữa, nhƣng niềm tin, mục đích suy tôn ngƣời anh hùng của cả truyền thuyết và lễ hội thì vẫn giữ nguyên, ít bị biến tƣớng theo chiều hƣớng mê tín dị đoan nhƣ lễ hội ở nhiều vùng miền khác.

Với tình trạng mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội đang bị phai nhạt dân đi trong tâm thức nhân dân, các cấp chính quyền địa phƣơng vùng Đông Bắc cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng để ngƣời dân ý thức đƣợc trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vùng miền; nâng cao hơn nữa các cơ sở vật chất,

thiết chế văn hóa phục vụ cho việc phổ biến nội dung của truyền thuyết và việc tổ chức lễ hội. Mỗi ngƣời dân ghi nhớ đƣợc các truyền thuyết về ngƣời anh hùng lịch sử dân tộc Tày, hiểu đƣợc sự gắn bó giữa truyền thuyết và các lễ hội cũng tức là giữ gìn đƣợc truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phƣơng mình.

KẾT LUẬN

Qua ba chƣơng của luận văn, chúng tôi đã đi từ những hiểu biết về đặc điểm lịch sử - xã hội, địa bàn cƣ trú và truyền thống đấu tranh, văn hóa của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc để góp phần lí giải những đặc điểm của truyền thuyết dân gian Tày và lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử ở vùng Đông Bắc thông qua việc sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử - văn hóa, phƣơng pháp phân tâm học và phƣơng pháp loại hình. Từ đó, chúng tôi tìm hiểu về mối quan hệ giữa các truyền thuyết và lễ hội ở vùng Đông Bắc xung quanh nhân vật phụng thờ là các anh hùng lịch sử dân tộc Tày.

Chúng tôi tổng kết kết quả nghiên cứu đạt đƣợc trong quá trình thực hiện luận văn nhƣ sau:

1. Dân tộc Tày cƣ trú chủ yếu ở vùng Đông Bắc nƣớc ta. Ngƣời Tày ở đây là sự tập hợp của ba thành phần chính: bộ phận ngƣời Tày bản địa, bộ phận ngƣời Kinh hóa Tày và bộ phận ngƣời Nùng hóa Tày. Vì thế, văn hóa của dân tộc Tày ở Đông Bắc mang đậm sự ảnh hƣởng của văn hóa Kinh và văn hóa Hán. Điều đó thể hiện rõ ở các đặc điểm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, trong đó có truyền thuyết và lễ hội. Với số dân đông và bản sắc văn

hóa lâu đời, dân tộc Tày đóng vai trò chủ thể văn hóa của vùng Đông Bắc, ảnh hƣởng đến văn hóa các dân tộc khác trên nhiều phƣơng diện.

2. Truyền thuyết về các anh hùng lịch sử là bộ phận tiêu biểu trong kho tàng truyền thuyết dân gian Tày. Điều đó có nguyên nhân sâu xa từ địa bàn cƣ trú, truyền thống đấu tranh và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Tày. Nội dung chủ yếu của bộ phận truyền thuyết này ngợi ca, tôn vinh các nhân vật anh hùng dân tộc Tày nhƣ Dƣơng Tự Minh, Thân Cảnh Phúc, Nùng Trí Cao, Bế Khắc Thiệu, Nông Đắc Thái, bốn anh em Hoàng Đại Huề, cô Thắm…, gắn liền với cảm hứng lí giải lịch sử cộng đồng. Bên cạnh đó, tuy là truyền thuyết về các nhân vật, nhƣng ngoài việc suy tôn nhân vật anh hùng, truyền thuyết Tày còn giải thích địa danh, phong vật địa phƣơng. Điều đó cho thấy truyền thuyết Tày là sự tổ hợp các mẫu kể đa dạng về tiểu loại. Về nghệ thuật, đặc điểm nổi bật của các truyền thuyết về ngƣời anh hùng lịch sử là sự đồng hóa các motif của các thể loại tự sự dân gian khác, của các dân tộc khác. Xung quanh mỗi nhân vật anh hùng luôn có nhiều truyền thuyết, lƣu truyền ở nhiều địa phƣơng khác nhau. Điều đó tạo nên kết cấu chuỗi của truyền thuyết Tày. Truyền thuyết Tày có cốt truyện tƣơng đối ổn định do chịu ảnh hƣởng lối biên soạn thần tích của ngƣời Việt.

Lễ hội về các anh hùng lịch sử ở Đông Bắc không điển hình bằng các lễ hội nông nghiệp do mối quan hệ giữa đời sống con ngƣời nơi đây với thiên nhiên còn khá sâu sắc. Tuy thế, các lễ hội này chiếm vị trí khá quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần tạo dựng bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền. Lễ hội suy tôn ngƣời anh hùng dân tộc Tày, đƣợc tổ chức tại các đình, đền, miếu – những quần thể kiến trúc không to lớn, khang trang nhƣ các quần thể kiến trúc cùng loại ở miền xuôi nhƣng vẫn luôn đảm bảo tính trang nghiêm của nơi thờ cúng các vị nhân thần. Quy mô, tính tổ chức của các lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử vùng Đông Bắc nhỏ bé, đơn giản hơn nhiều so với các lễ hội cùng loại ở miền xuôi. Điều đó đƣợc thể hiện rõ nhất ở ba

đặc điểm: số lƣợng ngƣời tham gia lễ hội ít, các cảnh diễn xƣớng truyền thuyết về các anh hùng không phổ biến và không đồng đều giữa các lễ hội ở các tỉnh biên giới và các tỉnh giáp vùng đồng bằng sông Hồng, phần hội thƣờng lấn át phần lễ. Các trò chơi trong lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử ở Đông Bắc mang đậm tinh thần thƣợng võ, phóng khoáng, phù hợp với mục đích tự hào, tôn vinh truyền thống anh hùng của lễ hội.

3. Truyền thuyết dân gian Tày và lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử ở vùng Đông Bắc có mối quan hệ tƣơng tác hai chiều và mang tính vĩnh viễn. Điều đó đƣợc chứng minh bằng thực tế lịch sử. Truyền thuyết là cái có trƣớc. Chính truyền thuyết đã bồi đắp lớp ý nghĩa ca ngợi các anh hùng và sự kiện lịch sử cho các lễ hội nông nghiệp, giúp hình thành loại lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử. Trong quá trình phát triển của lễ hội, nội dung của truyền thuyết lại góp phần ổn định, cố định hóa tính tổ chức của lễ hội. Có thời gian, lễ hội bị cấm mở. Lúc đó, nội dung suy tôn ngƣời anh hùng, lí giải lịch sử cộng đồng của truyền thuyết có vai trò là lí do để lễ hội đƣợc mở trở lại.

Đến lƣợt mình, lễ hội với các trình tự nghi thức, sự kiêng kị, vật phẩm

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)