0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÁ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG (Trang 30 -30 )

- Điều trị tại Bệnh viện TMHTW bằng nội khoa ± ngoại khoa

3.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU

3.1.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

3.1.1.1 Tuổi và giới:

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới

Giới Tuổi Nam Tỷ lệ Nữ Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ <15 3 9,1 0 0 3 9,1 15 - 30 6 18,2 2 6,1 8 24,2 31 - 50 9 27,3 5 15,2 14 42,4 51 – 70 4 12,1 2 6,1 6 18,2 >70 1 3 1 3 2 6,1 Tổng số 23 69,7 10 30,3 33 100 *Nhận xét:

- Tuổi: Bệnh có thể gặp ở mọi nhóm tuổi. Tuổi thấp nhất là 2 tuổi, cao nhất là 81 tuổi.

Nhóm tuổi từ 31 – 50 tuổi (chiếm 42,4%) là hay gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi.

- Giới: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 23 nam, 10 nữ chiếm tỷ lệ lần lượt là 69,7% và 30,3%.

3.1.1.2 Địa dư:

Biểu đồ 3.1: Phân bố theo địa dư

*Nhận xét:

BN ngoại tỉnh: 23/33 (69,7%) BN ở Hà Nội: 10/33 (30,3%)

3.1.1.3 Thời gian từ khi có biểu hiện đầu tiên đến khi vào viện: Bảng 3.2. Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi vào viện

Ngày Ngày đầu 2 – 7 ngày >7 ngày Tổng số

STH(n) 4 22 7 33

Tỷ lệ(%) 12,1 66,7 21,2 100

*Nhận xét:

- Có 4/33 bệnh nhân đến viện ngay ngày đầu tiên chiếm 12,1%.

- BN đến viện trong khoảng 2 – 7 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 22/33 (66,7%).

- BN đến viện sau 7 ngày chiếm 7/33 (21,2%).

3.1.1.4 Nguyên nhân gây bệnh

Bảng 3.3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh n Tỷ lệ (%)

Do dị vật thực quản 10 30,3

Áp xe đường rò xoang lê 8 24,2

Sau viêm mũi họng 5 15,1

Sau nhiễm trùng của răng và khu vực

quanh răng 4 12,1

Không xác định được nguyên nhân 6 18,2

Tổng số 33 100

*Nhận xét:

- Nguyên nhân dị vật thực quản chiếm tỷ lệ cao nhất 10/33 (30,3%). - Áp xe đường rò xoang lê chiếm 8/33 (24,2%).

- Sau viêm mũi họng cũng chiếm 5/33 (15,1%).

- Sau NT của răng lợi và quanh răng chiếm 4/33 (12,1%). - Không tìm được nguyên nhân gây bệnh chiếm 6/33 (18,2%)

3.1.1.5 Các yếu tố thuận lợi có liên quan:

Bảng 3.4. Các yếu tố thuận lợi

Các yếu tố thuận lợi n Tỷ lệ (%)

Đái tháo đường 6 18,2

Dùng corticoide kéo dài 0 0

H/c suy giảm miễn dịch mắc phải HIV - AIDS

0 0

Không có yếu tố thuận lợi liên quan 27 81,8

Tổng số 33 100

*Nhận xét:

- BN mắc bệnh đái tháo đường gặp 6/33 (18,2%).

- Không có BN nào có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải HIV - AIDS. - Trong 33 trường hợp được nghiên cứu có 27/33 (81,8%) không tìm thấy có yếu tố thuận lợi.

3.1.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của NTCS

3.1.2.1 Phân bố các thể lâm sàng trong nhiễm trùng cổ sâu:

Biểu đồ 3.2: Phân bố các thể lâm sàng trong NTCS

*Nhận xét:

Trong 33 trường hợp nghiên cứu có:

- NT vùng cổ đơn thuần chiếm tỷ lệ cao nhất: 22/33 (66,7%). - NT cổ- mặt chiếm: 8/33 (24,2%).

- NT cổ- ngực chiếm: 3/33 (9,1%).

- NT cổ- mặt- ngực không gặp trường hợp nào. %

3.1.2.2 Triệu chứng toàn thân

Bảng 3.5. Biểu hiện toàn thân ở các thể lâm sàng của nhiễm trùng cổ sâu

Thể lâm sàng Triệu chứng lâm sàng NT cổ đơn thuần NT cổ - mặt NT cổ - ngực n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) Sốt 12 54,5 7 87,5 3 100 Vẻ mặt nhiễm trùng 16 72,7 7 87,5 3 100

Dấu hiệu nhiễm độc 6 27,3 4 50 2 66,7

*Nhận xét:

- NT cổ đơn thuần: Biểu hiện nhiễm trùng chiếm 72,7%. BN có biểu hiện sốt chiếm 54,5% và biểu hiện nhiễm độc chiếm 27,3%.

- NT cổ mặt: Biểu hiện nhiễm trùng chiếm 87,5%. BN có biểu hiện sốt chiếm 87,5% và biểu hiện nhiễm độc chiếm 50%.

- NT cổ ngực: Biểu hiện sốt và nhiễm trùng gặp ở 100% trường hợp. Biểu hiện nhiễm độc chiếm 66,7%.

3.1.2.3 Triệu chứng cơ năng

Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng của nhiễm trùng cổ sâu

Thể lâm sàng Triệu chứng lâm sàng NT cổ đơn thuần NT cổ - mặt NT cổ - ngực n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) Đau cổ 20 90,9 7 87,5 3 100 Nuốt đau 14 63,6 6 75 3 100 Quay cổ hạn chế 14 63,6 3 37,5 3 100

Thay đổi giọng nói 2 9,1 2 25 1 33,3

Khó thở 2 9,1 3 37,5 2 66,7

Há miệng hạn chế 1 4,5 6 75 0 0

Đau tức ngực 0 0 0 0 3 100

Biểu hiện thần kinh 0 0 0 0 0 0

*Nhận xét:

- NT cổ đơn thuần:

+Triệu chứng nuốt đau và quay cổ hạn chế: 14/22 (63,6%). +Triệu chứng thay đổi giọng nói: 2/22 (9,1%).

+Triệu chứng khó thở: 2/22 (9,1%).

+Triệu chứng há miệng hạn chế: 1/22 (4,5%). - NT cổ mặt:

+ Triệu chứng đau cổ: 7/8 (87,5%).

+ Triệu chứng nuốt đau và há miệng hạn chế: 6/8 (75%). + Triệu chứng quay cổ hạn chế và khó thở: 3/8 (37,5%).

+ Triệu chứng thay đổi giọng nói: 2/8 (25%). - NT cổ ngực:

+ Triệu chứng đau cổ, nuốt đau, quay cổ hạn chế, đau tức ngực gặp ở 100% trường hợp.

+ Triệu chứng khó thở: 2/3 (66,7%).

+ Triệu chứng thay đổi giọng nói: 1/3 (33,3%).

3.1.2.4 Triệu chứng thực thể

Bảng 3.7. Triệu chứng thực thể của nhiễm trùng cổ sâu

Thể lâm sàng Triệu chứng lâm sàng NT cổ đơn thuần NT cổ - mặt NT cổ - ngực n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) Sưng vùng cổ 22 100 8 100 3 100 Sưng tấy vùng góc hàm 3 13,6 8 100 1 33,3 Tràn khí dưới da 0 0 1 12,5 1 33,3 Mất LCTQ - CS 9 40,9 5 62,5 2 66,7 *Nhận xét: - NT cổ đơn thuần: + Triệu chứng sưng vùng cổ: 22/22 (100%). + Mất dấu hiệu LCTQ - CS: 9/22 (40,9%).

+ Sưng tấy vùng góc hàm: 3/22 (13,6%). - NT cổ mặt:

+ Triệu chứng sưng vùng cổ và sưng tấy vùng góc hàm: 8/8 (100%). + Mất dấu hiệu LCTQ - CS: 5/8 (62,5%).

+ Tràn khí dưới da: 1/8 (12,5%). - NT cổ ngực:

+ Triệu chứng sưng vùng cổ: 3/3 (100%). + Mất dấu hiệu LCTQ - CS: 2/3 (66,7%).

+ Sưng tấy vùng góc hàm và tràn khí dưới da: 1/3 (33,3%).

Hình 3.1. Sưng tấy vùng cổ trái

Bảng 3.8. Triệu chứng khi soi họng, hạ họng Thể lâm sàng Triệu chứng lâm sàng NT cổ đơn thuần NT cổ - mặt NT cổ - ngực n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) Sàn miệng sưng nề 1 4,5 4 50 0 0 Amiđan bị đẩy 5 22,7 1 12,5 0 0 Lệch eo họng 5 22,7 2 25 1 33,3 Ứ đọng dịch/ mủ xoang lê 12 54,5 0 0 2 66,7 Thành sau họng bị đẩy phồng 4 18,2 1 12,5 1 33,3 *Nhận xét: - NT cổ đơn thuần: + Ứ đọng dịch/mủ xoang lê: 12/22 (54,5%). + Amiđan bị đẩy và lệch eo họng: 5/22 (22,7%). + Thành sau họng bị đẩy phồng: 4/22 (18,2%). + Sàn miệng sưng nề: 1/22 (4,5%). - NT cổ mặt: + Sàn miệng sưng nề: 4/8 (50%). + Lệch eo họng: 2/8 (25%).

+ Amiđan bị đẩy và thành sau họng bị đẩy phồng: 1/8 (12,5%). - NT cổ ngực:

+ Ứ đọng dịch/mủ xoang lê: 2/3 (66,7%).

3.1.2.5 Hình ảnh Xquang cổ nghiêng: Bảng 3.9. Hình ảnh Xquang cổ nghiêng Thể lâm sàng Triệu chứng lâm sàng NT cổ đơn thuần NT cổ - mặt NT cổ - ngực n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) Mất chiều cong sinh lý CS cổ

Thành sau họng dầy 12 54,5 5 62,5 2 66,7

Hình khí lẫn mô mềm 22 100 8 100 3 100

Hình ảnh dị vật cản quang 7 31,8 0 0 1 33,3

*Nhận xét:

+ CS cổ mất chiều cong sinh lý và dầy thành sau họng: 19/33 (57,6%) Trong đó: NT cổ ngực chiếm 2/3 (66,7%)

NT cổ mặt chiếm 5/8 (62,5%) NT cổ đơn thuần 12/22 (54,5%) + Hình ảnh khí lẫn mô mềm gặp 33/33 (100%). + Hình ảnh dị vật cản quang gặp: 8/33 (24,2%).

Hình 3.2. Hình ảnh dầy phần mềm trước CS cổ và dị vật cản quang

3.1.2.6 Hình ảnh Xquang phổi thẳng Bảng 3.10. Hình ảnh Xquang phổi thẳng Chụp phổi thẳng n Tỷ lệ (%) Trung thất giãn rộng 1 3 Bình thường 32 97 *Nhận xét:

Trong 33 trường hợp chụp phổi thẳng có :

+ 1 trường hợp (3%) có hình ảnh giãn rộng trung thất.

+ 32 trường hợp (97%) có hình ảnh xquang phổi thẳng bình thường.

3.1.2.7 Hình ảnh siêu âm vùng cổ:

Bảng 3.11. Hình ảnh siêu âm vùng cổ

Hình ảnh siêu âm n (N = 27) Tỷ lệ (%)

Nốt, khối giảm âm 16 59,3

Vùng giảm âm có khí hơi 21 77,8

*Nhận xét:

- Có 27/33 (81.8%) trường hợp được siêu âm vùng cổ. Trong đó: + Siêu âm thấy nốt, khối giảm âm: 16/27 (59,3%).

+ Siêu âm thấy vùng giảm âm có khí và hơi: 21/27 (77,8%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).

3.1.2.8 Hình ảnh CT.scan vùng cổ: Bảng 3.12. Hình ảnh CT.scan vùng cổ Hình ảnh chụp CT.scan n (N =24) Tỷ lệ (%) Vùng giảm tỉ trọng không đồng nhất, không ngấm thuốc 17 70,8 Tràn khí tổ chức phần mềm 6 18,2 *Nhận xét:

- Có 24/33 (72,7%) trường hợp được chụp CT.scan vùng cổ. Trong đó: + Có 17/24 (70,8%) trường hợp có hình ảnh vùng giảm tỉ trọng không

đồng nhất, không ngấm thuốc.

+ Có 6/24 (18,2%) có hình ảnh tràn khí tổ chức phần mềm.

Hình 3.3.Hình ảnh giảm tỷ trọng không đồng nhất, tràn khí tổ chức phần mềm và dị vật cản quang

3.1.2.9 Kết quả xét nghiệm máu

Bảng 3.13. Kết quả xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu n Tỷ lệ (%)

BC> 10.000mm³ 29 87,9

BC< 10.000mm³ 4 12,1

Bạch cầu đa nhân > 80% 28 84,8

*Nhận xét:

- BC cao>10.000mm3 chiếm 29/33 (87,9%). - BC<10.000mm3 chiếm 4/33 (12,1%).

- Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao>80% chiếm 28/33 (84,4%).

Sự khác biệt giữa BC đa nhân trung tính cao và thấp có ý nghĩa thống kê (p<0.001)

3.1.2.10 Kết quả xét nghiệm vi khuẩn:

Bảng 3.14. Kết quả xét nghiệm vi khuẩn

Xét nghiệm vi khuẩn n (N =21) Tỷ lệ(%)

Âm tính 3 14,3

Streptococcus pneumonie (phế cầu) 9 42,8

Haemophilus Influenzae (HI) 4 19

Moraxiella Catarhalis 3 14,3

Klebsiella pneumonie 1 4,8

Streptococcus(liên cầu) 1 4,8

Tổng số 21 100

- Trong 21/33 trường hợp chiếm (63,6%) được xét nghiệm vi khuẩn có: 18 chủng vi khuẩn ái khí.

+ Streptococcus pneumonie (phế cầu) chiếm tỷ lệ cao nhất: 9/21 (42,8%).

+ Haemophilus Influenzae (HI) chiếm: 4/21 (19%).

+ Streptococcus (liên cầu), Klebsiella pneumonie đều chiếm tỷ lệ 1/21 (4,8%).

+ Có 3/21 (14,3%) trường hợp có kết quả nuôi cấy vi khuẩn âm tính.

3.1.2.11 Kết quả kháng sinh đồ Bảng 3.15. Kết quả kháng sinh đồ Kháng sinh Nhậy cảm Kháng n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) Amoxicilin+A.clavulanic 16 88,9 2 11,1 Ceftriaxone 14 77,8 4 22,2 Vancomycin 5 27,8 13 72,2 Ciprofloxacin 12 66,7 6 33,3 Amikacin 7 38,9 11 61,1 *Nhận xét:

- Amoxicilin+A.clavulanic là kháng sinh nhạy cảm nhất chiếm: 88,9% - Ceftriaxone là kháng sinh nhạy cảm chiếm: 77,8%

- Ciprofloxacin là kháng sinh nhạy cảm chiếm: 66,7% - Vancomycin là kháng sinh có tỷ lệ kháng cao nhất: 72,2% - Amikacin là kháng sinh có tỷ lệ kháng: 61,1%

Biểu đồ 3.3: Các biến chứng của NTCS

*Nhận xét:

- Trong 33 trường hợp nghiên cứu:

+ Có 87,9% trường hợp không xảy ra biến chứng. + Biến chứng sốc NT- NĐ: 6,1%

+ Biến chứng khó thở phải mở khí quản và viêm trung thất đều chiếm tỷ lệ 3%. + Các biến chứng khác như: viêm mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim, chảy máu do hoại tử mạch máu lớn… chúng tôi không gặp trường hợp nào.

3.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ3.2.1 Phương pháp điều trị 3.2.1 Phương pháp điều trị

Biểu đồ 3.4: Phương pháp điều trị NTCS

*Nhận xét:

- Các trường hợp điều trị có can thiệp phẫu thuật chiếm: 21/33 (63,6%). - Điều trị nội khoa đơn thuần chiếm: 12/33 (36,4%).

Bảng 3.16. Các phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật n (N=21) Tỷ lệ (%)

Mở cạnh cổ dẫn lưu + soi tìm rò 6 28,5

Mở cạnh cổ dẫn lưu + lấy dị vật hoặc soi gắp dị vật

9 42,9

Mở dẫn lưu + mở khí quản + soi gắp dị vật

1 4,8

Mở dẫn lưu mủ hoặc trích tháo mủ + soi hạ họng tìm nguyên nhân

5 23,8

*Nhận xét:

- Các phương pháp phẫu thuật đã áp dụng là:

+ Mở cạnh cổ dẫn lưu soi gắp dị vật: 9/21 (42,9%). + Mở cạnh cổ dẫn lưu tìm rò: 6/21 (28,5%).

+ Mở dẫn lưu mủ (chích tháo mủ) + soi hạ họng tìm nguyên nhân: 5/21 (23,8%).

+ Mở dẫn lưu + mở khí quản + soi gắp dị vât có 1/21 (4,8%).

Hình 3.4. Mở cạnh cổ phải dẫn lưu ổ áp xe

BN Đỗ Thế T. 30 tuổi. BA số 2174

3.2.3 Các hình thức điều tri hỗ trợ khác:

Phương pháp điều trị hỗ trợ n Tỷ lệ (%)

Đặt sonde dạ dày 12 36,4

Mở thông dạ dày 0 0

Mở khí quản 1 3

Điều tri đái tháo đường 6 18,2

*Nhận xét:

- Đặt sonde dạ dày: 12/33 (36,4%). - Điều trị đái tháo đường: 6/33 (18,2%). - Mở khí quản: 1/33 (3%).

3.2.4 Các thuốc đã sử dụng:

Các thuốc sử dụng để điều trị NTCS: kháng sinh, chống viêm giảm phù nề, bồi phụ nước điện giải, thuốc hạ đường huyết, thuốc hỗ trợ tim mạch.v..v

Bảng 3.18. Các thuốc kháng sinh đã sử dụng Thuốc đã sử dụng n Tỷ lệ (%) ßLactam 29 87,9 Metronidazole 33 100 Quinolon 3 9,1 Aminosid 1 3 *Nhận xét:

- Kháng sinh thường dùng nhất là nhóm βLactam: 29/33 (87,9%). - Kháng sinh nhóm Quinolon có 3/33 BN(9,1%) được dùng.

- Kháng sinh nhóm Aminosid có 1BN được dùng.

- 100% các trường hợp được dùng kết hợp với Metronidazole và thuốc chống viêm giảm phù nề.

- Có 29/33 trường hợp phải bồi phụ nước điện giải chiếm 87,9%.

3.2.5 Thời gian điều trị trung bình:

Bảng 3.19. Thời gian điều trị trung bình

Thời gian điều trị trung bình n Tỷ lệ (%)

5 - 7 ngày 6 18,2

8 - 10 ngày 13 39,4

> 10 ngày 14 42,4

Ngày điều trị trung bình 10,15 ngày

*Nhận xét:

- Thời gian điều trị > 10 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất: 14/33 (42,4%). - Thời gian điều trị từ 8 – 10 ngày chiếm: 13/33 (39,4%).

- Thời gian điều trị từ 5 – 7 ngày chiếm: 6/33 (18,2%).

- Thời gian điều trị trung bình một BN nhiễm trùng cổ sâu theo thống kê của chúng tôi là 10,15 ngày.

3.2.6 Kết quả điều trị Bảng 3.20. Kết quả điều trị Bảng 3.20. Kết quả điều trị Kết quả điều trị n Tỷ lệ (%) Tốt 28 84,8 Xấu Xin về 3 9,1 Tử vong 2 6,01 *Nhận xét: - Kết quả tốt chiếm: 28/33 (84,8%).

- Kết quả xấu chiếm: 5/33 (15,2%). Có 3BN nặng gia đình xin về, 2BN tử vong tại viện do sốc nhiễm trùng , nhiễm độc. Trong đó 5/5 BN nhiễm trùng cổ sâu kèm theo đái tháo đường.

CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN

4.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA NHIỄMTRÙNG CỔ SÂU TRÙNG CỔ SÂU

4.1.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

4.1.1.1 Tuổi và giới

* Tuổi:

- NTCS có thể gặp ở mọi nhóm tuổi, song gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi trung niên 31 – 50 tuổi (42,4%), sau đó đến nhóm tuổi 15 – 30 (24,2%) và 51 – 70 tuổi (18,2%).

- Trong nghiên cứu này tuổi gặp thấp nhất là 2 tuổi, cao nhất là 81 tuổi. Tuổi trung bình là 40,3.

- Kết quả này cũng tương tự của các tác giả khác, Bruce và Weber nhận xét rằng viêm tấy tỏa lan vùng cổ có thể gặp ở mọi lứa tuổi [25],[5].

- Chen và Cs nghiên cứu 21 trường hợp viêm hoại tử vùng cổ trong

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÁ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG (Trang 30 -30 )

×