Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn tại xã Tân Lập- Sông Lô- Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 28)

Vị trí địa lý: Tân Lập nằm ở phía Bắc huyện Sụng Lụ, cỏch trung tâm huyện 5km. Tiếp giáp với các xã: phía tây giỏp xó Võn Trục (Lập Thạch), phía Nam giỏp xó Nhạo Sơn, phía Bắc giáp thị trấn Xuõn Hòa (Lập Thạch), phía Đông giỏp xó Yờn Thạch.

Tân Lập gồm có 8 thôn : Thụn Xy hạ, thôn Xy Thượng, Thụy Điền, Cầu Gạo, Đồng Sinh, Cẩm Bình, Cẩm Bình Kha.

Điều kiện kinh tế: kinh tế trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (cấy lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm…). Nhìn chung nền kinh tế xã trong những năm qua có sự quan tâm của chính quyền, thúc đấy phát tiển kinh tế thông qua nhiều hình thức khác nhau đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiờn do làm nghề nông là hoạt động chính, thiên tai, bão lũ, sâu bệnh thuờng xuyên xảy ra nên kinh tế hộ gia đình vẫn ở mức thấp tính theo bình quân. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như cơ hội để tiếp cận các nguồn thông tin cũng như kiến thức chung về giới và bình đẳng giới của người dân trong xã. Bởi kinh tế là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới.

Về văn hóa: trong những năm qua mặc dù nền kinh tế xó cũn gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng, chính quyền cơ sở luôn quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần cho người dân. Như ở cỏc thụn đều có nhà văn hóa thôn, là nơi sinh hoạt cho người dân tại địa bàn. Đây là trụ sở để các chi hội trong thôn sinh hoạt như hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niờn,…Đõy là điều kiện tốt để thực hiện công tác bình đẳng giới trong thời gian tới. Hội Phụ nữ và các ban ngành có hoạt động nâng cao tính đoàn kết tập thể, tương trợ lẫn nhau, giúp nhau xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tớnh bình đẳng trong gia đình. Tuy nhiên, các hoạt động còn yếu ớt chưa mang lại hiệu quả cao nên tình trạng bất bình đẳng trong gia đình còn cao, đặc biệt trong lĩnh vực phân công công việc trong gia đình giữa phụ nữ và nam giới.

Về giáo dục: Toàn xó cú 3 trường học tương đương với 3 cấp học: trường mầm non xó Tõn Lập, trường Tiểu học xó Tõn Lập, trường Trung học cơ sở xó Tõn lập. Với hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất còn thiếu so với chuẩn chung. Gặp khó khăn cho việc dạy và học. Hơn nữa, kiến thức về giới, bình đẳng giới cũng như các văn bản chính sách pháp luật ít được triển khai vào chương trình học, có chăng chỉ là một số bài nhỏ được lồng vào trong môn “Giáo dục cụng dõn”, chưa mang lại kiến thức cho học sinh. Do vậy kiến thức của học sinh về chính sách, luật còn rất hạn chế đặc biệt là sự hiểu biết về giới và bình đẳng giới. Đây là điều kiện cơ bản để tư tưởng văn hóa truyền thống tiếp tục bám rễ và là nguyên nhân cơ bản khiến tình trạng bất bình đẳng trong gia đình tăng cao.

Về y tế: Toàn xó cú 1 trạm y tế với đội ngũ nhân viên mỏng (1 bác sĩ, 3 nhân viên y tá, 2 nữ hộ sinh), hệ thống trang thiết bị phục vụ cho khám và chữa còn thô sơ. Tuy nhiên nhận thức rõ tầm quan trọng của sức khỏe nên hệ thống y tế xã trong những năm gần đây được đầu tư. Thu hút nhiều người dân lờn khỏm, khuyến khích người dân trong xã thực hiện mua bảo hiểm y tế. Thực hiện tiêm chủng vaccin cho trẻ em, khám thai định kỳ cho sản phụ. Tuy các hoạt động này được diễn ra nhưng không thường xuyên và liên tục, người dân tham gia ít đặc biệt là phụ nữ mang thai rất ít khi đi khám thai định kỳ. Chỉ khi bị đau hoặc động thai đột xuất mới lờn khỏm. Đây là điểm rất bất lợi và nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi. Phần vì do bận công việc gia đình, phần do tâm lý e ngại, sợ sệt…của chị em phụ nữ.

Như vậy, điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư của xó đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong xã an cư lạc nghiệp, đẩy mạnh sản xuất. Tuy nhiên do những yếu tố khách quan và chủ quan nên cuộc sống của người dân trong xã còn yếu, tư tưởng và quan niệm truyền thống còn tồn tại cùng với người dân. Tính bình đẳng trong gia đình đã được Đảng, chính quyền cơ sở quan tâm giải quyết nhưng chưa mang lại hiệu quả, tình trạng bất bình

đẳng vẫn còn tồn tại, phụ nữ vẫn chưa được đánh giỏ đúng khả năng của họ và điều kiện để phụ nữ học hỏi, trao đổi thông tin còn hạn chế.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn tại xã Tân Lập- Sông Lô- Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 28)