Khái quát về công tác xã hội nhóm.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn tại xã Tân Lập- Sông Lô- Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 59)

3.2.1.1 Nguồn gốc Công tác xã hội nhóm

Phương pháp làm việc theo nhóm hay thông qua nhúm đó hình thành từ rất lâu trong tiến trình lịch sử nhân loại. Xem xét một cách đơn giản nhất, làm việc theo nhóm là sự tham gia của nhiều cá nhân và mỗi cá nhân có công việc cụ thể để hoàn thành công việc chung với mục tiêu đã xác định.

Con người là mụt thực thể có tính xã hội và mang đặc trưng xã hội, ý thức xã hội. Do đó trong quá trình sinh tồn của mình, sự tương tác hay hợp tác- dựa vào nhau, phụ thuộc vào nhau là một tất yếu, mặc dù ở những mức độ và quy mô khác nhau tùy thuộc vào điều kiện lịch sử và hoàn cảnh cụ thể. Đõy chớnh là cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời của phương pháp àm việc nhóm nói chung, Công tác xã hội nhóm nói riêng.

Công tác xã hội nhóm được xây dựng trên nền tảng từ truyền thống văn hóa, giá trị nhân văn và yêu cầu tất yếu của đời sống xã hội. Sự xuất hiện của Công tác xã hội nhóm với tư cách là một khoa học, một hoạt động thực tiễn mới thực sự bắt đầu từ những thập kỷ đầu thế kỷ XX.

Công tác xã hội nhóm xuất hiện khá sớm trên thế giới, bắt đầu từ thế ký XIX. Công tác xã hội nhóm bắt đầu hình thành như một loại hình dịch vụ xã hội với mục đích trợ giúp nhóm người yếu thế, thiệt thòi gắn liền với sự hoạt động của tôn giáo (nhà thờ). Giai đoạn này, công tác xã hội nhóm chưa được xác định rõ ràng, nó ra đời và hoạt động như một sự thử nghiệm, chỉ dừng lại ở các hoạt động tình nguyện và còn mang màu sắc tính chất tôn giáo. Từ năm 1950 đến nay Công tác xã hội nhúm đó được tình hình và phát triển. Việc xác lập cơ sở khoa học, sự thể hiện trong thực tiễn đặc biệt là sự

những khóa đào tạo, huấn luyện chuyên nghiệp là những nhân tố quyết định đến vị trí, vai trò và sự phát triển của công tác xã hội nhúm. Một số nước trên thế giới đã chú trọng đến phương pháp công tác xã hội nhóm và đưa vào ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội đối với việc tham gia, góp phần giải quyết các vấn dề xã hội. Điển hình: năm 1955 Hiệp hội Công tác xã hội nhóm ở nước Mỹ được thành lập.

Công tác xã hội ở Việt Nam đang trong giai đoạn định hình và khẳng định vị trí, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Mặc dù chưa được coi là một nghề nghiệp chuyên môn nhưng trên thực tế đã và đang tồn tại, ứng dụng và việc được công nhận là một nghề chuyên môn chỉ còn là vấn đề thời gian.

Trong những năm gần đây, sự ra đời và phổ biến của các nhóm đồng đẳng, nhóm đồng cảm, nhóm đồng cảnh, nhóm tự lực, nhóm trẻ em lang thang…Cỏc câu lạc bộ bạn giỳp bạn, câu lạc bộ đồng cảm, câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xó hội...đó cho thấy những hình ảnh hay hình thù của Công tác xã hội nhóm.

Cùng với quá trình vận động, phát triển trên phương diện lý thuyết, thực hành, khoa học và ứng dụng thực tiễn Công tác xã hội, Công tác xã hội nhóm đang từng bước hình thành đầy đủ và chuyên nghiệp ở Việt Nam.

3.2.1.2 Mục đích và giá trị của Công tác xã hội nhóm

Công tác xã hội nhóm là sử dụng phương pháp công tác xã hội nhóm, tiến trình sinh hoạt nhóm để tạo dựng, duy trì và tăng cường sự tương tác giữa các thành viên của nhóm nhằm thay đổi thái độ, hành vi cá nhân một cách tích cực, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của mỗi thành viên và của cả nhóm.

Công tác xã hội nhóm là một phương pháp của công tác xã hội nhằm tạo dựng và phát huy sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa các thành viên, giúp củng cố tăng cường chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của nhóm. Thông qua sinh hoạt nhóm, mỗi cá nhân hòa nhập, phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng

đương đầu với nan đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải thiện hoàn cảnh một cách tích cực.

3.2.1.3 Những kĩ năng của nhân viên xã hội khi xây dựng mô hình nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình.

 Kĩ năng giao tiếp, thu thập thông tin, tìm hiểu nguyờn nhõn

Lắng nghe: Nhân viên công tác xã hội lắng nghe người dân, đặc biệt là

phụ nữ nói về chính bản thân mình, như về hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, mức độ chia sẻ công việc giữa người vợ và người chồng trong gia đình, nhận định về tình trạng bất bình đẳng giới cũng như những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sự phân công công việc không hợp lý trong gia đình, tình trạng bạo lực gia đình hay các vấn đề khác như bạo lực gia đình, tiếp cận và kiểm soát nguồn lực, ra các quyết định về những công việc chính trong gia đỡnh…. Khi nhân viên xã hội chăm chú lắng nghe và có những cử chỉ đáp lại sẽ làm cho phụ nữ thấy mình được tôn trọng, từ đó sẽ tạo ra không khí chia sẻ thoải mái hơn. Khuyến khích chị em phụ nữ trong xã nói ra những suy nghĩ, nhu cầu và những mong muốn của chính phụ nữ. Bên cạnh đó nhân viên xã hội cũng cần tìm hiểu suy nghĩ, nhận định của nam giới về tình trạng bất bình đẳng giới đang diễn ra trên địa bàn nghiên cứu bằng thái độ than tình cởi mở khi lắng nghe. Ngoài lắng nghe người dân nói nhân viên xã hội còn phải tìm hiểu những thông tin qua tài liệu báo cáo của địa phương, qua những người lãnh đạo địa phương … Để có thông tin đầy đủ và chính xác nhất. Từ đó đề ra hướng giải quyết nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng đang đã và đang diễn ra trên địa bàn xã đạt hiệu quả.

Trong quá trình lắng nghe người cán bộ xã hội luôn luôn tạo mối quan hệ thân thiện, nhiệt tình và cởi mở. Muốn vậy trong quá trình tiếp xúc nói chuyện với người dân nhân viên xã hội phải chú ý:

Sử dụng ngôn ngữ, cách diễn đạt, ánh mắt trong giao tiếp để phụ nữ thấy rõ sự quan tâm, đặc biệt là trong cách đặt câu hỏi.

Phải tạo bầu không khí dễ chịu gần gũi.

Quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tri giác trực tiếp về đối tượng mà đõy chớnh là người dân, đối tượng trực tiếp là phụ nữ. Trong quá trình giao tiếp phải chú ý quan sát tất cả những hành vi của đối tượng. Đặc biệt là những cử chỉ không bằng lới, cụ thể là quan sát những biểu hiện như nét mặt cử chỉ, chân tay, điệu bộ. Vì đôi khi những vấn đề tế nhị như bạo lực trong gia đình hay kế hoạch hóa gia đinh…cỏc chị thường e ngại, e dè khi đề cập vấn đề đó.

Phỏng vấn: Là phương pháp thu thập thông tin qua hoạt động hỏi và

đáp. Để quá trình phỏng vấn đạt hiệu quả, nhân viên xã hội cần chú ý:

Trong cách đặt câu hỏi: Câu hỏi phải rõ ràng, cụ thể, tường minh, phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh của từng gia đình.

Chú ý nghệ thuật khơi gợi khích lệ biết động viên, tạo niềm tin cho chị em phụ nữ để các chị nói thật về hoàn cảnh gia đình, những nguyờn nhân và điều kiện dẫn đến sự không ngang bằng nhau về cống hiến và hưởng thụ giữa người vợ và người chồng trong gia đình.

Chú ý lựa chọn thời điểm phỏng vấn cho phù hợp. Không được phỏng vấn nơi đông người, tốc độ phỏng vấn phải phù hợp, trong phỏng vấn phải cởi mở, nhẹ nhàng, phải nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm, trong nhiều trường hợp phải có sự phù hợp về giới.

Phân tích sàng lọc: Quá trình giao tiếp lắng nghe đồng thời cũng là

quá trình phối kết hợp với các thao tác, kĩ năng quan sát phỏng vấn, phân tích, sàng lọc. Kĩ năng này nhằm giúp chị em phụ nữ thấy được sự không ngang bằng nhau về cống hiến và hưởng thụ, mặt khác cũng thấy được những nguyên nhân và điều kiện căn bản mà tác động dẫn tới tình trạng bất bình đẳng đó. Đồng thời thông qua đó người cán bộ xã hội hiểu đúng về tâm tư nguyện vọng của phụ nữ và có hướng giải quyết đúng đắn phù hợp.

Trong quá trình thu thập thông tin người cán bộ phải tỏ ra thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ.

Kĩ năng tham vấn, giúp đỡ.

Tham vấn là giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà họ không có hướng giải quyết.

Đối với phụ nữ bị bạo hành, hay phụ nữ rất ít được tham gia quyết định công việc lớn trong gia đình cũng như ít có cơ hội được tham gia giải trí, nâng cao mức hiểu biết về chăm sóc sức khỏe, tham gia công việc cộng đồng…nhõn viờn xã hội tham vấn, trò chuyện giúp chị em phụ nữ có cách nhìn và nhận định đúng đắn hơn về quyền lợi, nghĩa vụ trong gia đình và những lợi ích cần được hưởng trong gia đình. Song song với đó là xây dựng gia đình hạnh phúc, tôn trọng và chia sẻ công việc giữa vợ và chồng trong gia đình. Từ đó xây dựng gia đình theo 4 chuẩn mực “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phỳc”.

Nguyên tắc:

Trong quá trình tham vấn người cán bộ xã hội phải chú ý:

Tạo không khí thân tình, thân thiện, cởi mở khi gặp thân chủ, người cán bộ xã hội phải chú ý các cử chỉ lời nói, ánh mắt…

Nếu không quen biết phải giới thiệu mình là ai, tại sao có mặt ở đây. Tham vấn trao đổi phải được thực hiện ở nơi yên tĩnh, bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản tình cảm.

Không nên ghi chép trực tiếp. Nếu có ghi phải nói rõ lý do. Từ ngữ phải dễ hiểu phù hợp với trình độ của chị em phụ nữ.  Kĩ năng truyền thông vận động .

 Kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm.  Kĩ năng huy động các nguồn lực .  Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin.

3.2.1.4 Vai trò của nhân viên xã hội trong việc phát huy nguồn lực công tác xã hội nhóm.

Để tiến hành công tác xã hội nhóm cần có những nguồn lực nhất định. Nguồn lực Công tác xã hội nhóm bao gồm nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài. Nguồn lực bên trong nhóm bao gồm: năng lực- tiềm năng của mỗi cá nhân; nguồn lựcvật chất và nguồn lực tinh thần trong nhóm; mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn trong nhóm- sự phát triển của nhóm; truyền thông trong nhóm, lãnh đạo nhúm…Nguồn lực bên ngoài bao gồm: Môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, cơ chế và chính sách, sự hỗ trợ về nguồn lực vật chất, tài chính từ xã hội, tổ chức và cỏ nhõn…Cả hai nguồn lực đều rất có ý nghĩa và tầm quan trọng, tuy nhiên nguồn lực bên trong cần được khai thác và phát huy tối ưu- đây cũng là bản chất và giá trị của Công tác xã hội.

Trong công tác xã hội với cá nhân, mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và đối tượng là mối quan hệ một một giải quyết các vấn đề gặp phải thì trong công tác xã hội nhóm lại có sự khác biệt nhất định về vai trò của nhân viên xã hội. Trong phương pháp công tác xã hội nhúm thỡ nhân viên xã hội tác động vào các yếu tố của quỏ tỡnh như: thành lập nhóm, xác định mục tiêu hoạt động của nhóm, xây dựng chương trình sinh hoạt, cùng tham gia, cùng điều chỉnh và thúc đẩy hoạt động của nhóm.

Nhân viên xã hội đóng vai trò là “chất xỳc tỏc” để thúc đẩy hoạt động của nhóm chứ không nhất thiết phải là người lãnh đạo nhóm. Là người phụ trách công tác xã hội nhóm, nhân viên xã hội phải luôn quán triệt và thực hiện nguyên tắc tôn trọng quyền tựu quyết, nguyên tắc cùng tham gia của mọi thành viên trong nhóm. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá mức độ thành công là sự lệ thuộc của nhúm viờn vào người khác (vào nhóm và nhân viên xã hội) từng bước được khắc phục, tinh thần chủ động, tự giác được nâng cao.

Nhân viên xã hội có vai trò chủ yếu: tìm hiểu, đánh giá các đặc điểm, nhu cầu, khó khăn, thuận lợi của từng cá nhân và cả nhúm; cựng nhúm viờn xây dựng chương trình hành động, xác định mục tiêu phù hợp và thực hành

các ký năng tập hợp, thu hút, khích lệ sự tham gia của nhúm viờn vào hoạt động của nhóm; Điều phối và hoạch định các hoạt động của nhóm theo kế hoạch, mục tiêu đã được xây dựng/ thông qua; Tìm hiểu mối quan hệ, thái độ sự tham gia của các thành viên, khắc phục những bất đồng, tạo sự đồng thuận và tinh thần hợp tác trong nhóm; Quan sát và thực hiện những can thiệp cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại- tiếp tục của nhóm dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết cảu bản thõn…

Như vậy, vai trò là chất xúc tác, người đồng hành tin cậy và sáng suốt của nhân viên xã hội được thể hiện ở tất cả các giai đoạn trong toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động của nhóm. Người nhân viên có năng lực cao là người biết phát hiện, khích lệ và phát huy tối ưu các nguồn lực trong và ngoài nhóm, nhất là nguồn lực bên trong.

Vai trò của nhân viên xã hội thể hiện tập trung ở việc vận dụng kiến thức, kỹ năng hỗ trợ nhóm khai thác, kết hợp và phát huy tối ưu nguồn lực bên trong và bên ngoài cho những mục tiêu cụ thể và mục đích chung của nhóm. Trong các nguồn lực thì nguồn lực bền vững và có ý nghĩa quan trọng quyết định đó là nguồn lực bên trong nhóm.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn tại xã Tân Lập- Sông Lô- Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w