- KS Lê Thị Sơn Trung tá, Nhà máy Z133 Tổng cục Kỹ thuật
3.11. Chương trình con và lặp đoạn chương trình
Các chương trình con và các đoạn chương trình lặp cho phép bạn lập trình một lần một chương trình gia công nối tiếp và sau đó chạy nó một lần hoặc nhiều lần theo yêu cầụ
Một chương trình con được bắt đầu với nhãn LABEL hoặc LBL, tiếp theo sau nó là chỉ số (nằm trong khoảng từ 1 đến 254) xác định một chương trình con, mỗi nhãn chỉ có thể được khai báo một lần trong chương trình chính, nếu một nhãn được khai báo nhiều lần thì TNC sẽ báo lỗi ở dòng lệnh LBL cuối cùng. Với chương trình rất dài ta có thể giới hạn số dòng để kiểm tra việc lặp lại của các nhãn với MP7229. Riêng nhãn LABEL 0 (LBL 0) chỉ được dùng để kết thúc chương trình con nên nó có thể được sử dụng nhiều lần. Một chương trình chính có thể có nhiều nhất 254 chương trình con.
Luồng của chương trình (Hình 2.19): TNC thực hiện chương trình từ đầu chương trình đến dòng lệnh gọi chương trình con (lệnh CALL LBL ...). Các chương trình con được thực hiện từ lúc bắt đầu gọi đến kết thúc với lệnh LBL 0.
Hình 2.19: Luồng của chương trình con.
Sau đó TNC trở lại chương trình chính từ dòng lệnh sau khi chương trình con được gọị Chương trình con được đặt ở vị trí sau lệnh M2 hoặc M30 của chương trình chính, đây cũng là vị trí cuối cùng của chương trình con.
ã Chú ý: Một chương trình con có thể được gọi một lần hoặc nhiều lần trong chương trình. Chương trình con không được gọi bản thân nó.
3.11.2. Lặp đoạn chương trình.
Một đoạn chương trình lặp được bắt đầu bằng nhãn LBL và kết thúc bằng CALL LBL/REP. TNC thực hiện phần chương trình từ đầu chương trình cho đến hết dòng CALL LBL/REP. Sau đó phần chương trình giữa LBL và CALL LBL/REP được lặp lại số lần được chọn sau REP. TNC sau đó trả về phần
chương trình sau phần đã lặp (Hình 2.20). Một đoạn chương trình có thể được lặp nhiều nhất 65534 lần liên tiếp nhaụ
Hình 2.20: Luồng của chương trình có lặp đoạn.
3.11.3. Chương trình con trong chương trình.
Một chương trình có luồng như Hình 2.21 như sau: Theo luồng chương trình này: Chương trình chính chạy đến khi gặp lệnh gọi chương trình con 1 (CALL LBL 1). Chương trình con 1 chạy đến khi gặp lệnh gọi chương trình con 2 (CALL LBL 2). Chương trình con 2 kết thúc (LBL 0). Chương trình con 1 kết thúc (LBL 0). Chương trình chính tiếp tục.
3.11.4. Các kiểu và mức độ lồng nhaụ
Các kiểu lồng: TNC cung cấp 4 kiểu lồng
- Các chương trình con ngoài một chương trình con.
- Các đoạn chương trình lặp ngoài một đoạn chương trình lặp. - Lặp các chương trình con.
Hình 2.21: Chương trình con trong chương trình con.
Mức độ lồng nhau: Là số cấp độ liên tục mà đoạn chương trình lặp hoặc chương trình con có thể gọi đoạn chương trình lặp hoặc chương trình con khác.
- Mức độ lồng nhau lớn nhất của các chương trình con là 8. - Mức độ lồng nhau lớn nhất gọi các đoạn chương trình lặp là 4. - Bạn có thể lồng các đoạn chương trình lặp nhiều lần theo yêu cầụ
3.11.5. Chương trình chính như chương trình con.
Hình 2.22: Chương trình chính khác như chương trình con.
Theo luồng chương trình này: Chương trình A chạy đến khi gặp lệnh gọi chương trình chính B (CALL PGM B). Chương trình B chạy đến khi kết thúc chương trình B (END PGM B). Chương trình A tiếp tục chạỵ
ã Chú ý: Chương trình được gọi (chương trình B) không được kết thúc bằng lệnh M2 hoặc M30.