- KS Lê Thị Sơn Trung tá, Nhà máy Z133 Tổng cục Kỹ thuật
3.2. Phương pháp lập trình
Cũng như các hệ điều khiển CNC khác, hệ điều khiển HEIDENHAIN có thể được lập trình bằng hai phương pháp, là phương pháp lập trình bằng tay
(Manual Programming) và phương pháp lập trình có sự trợ giúp của máy tính
(Computer Aided/Assisted Programming).
Khi lập trình bằng tay người lập trình phải căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật để tính toán và nhập trực tiếp các lệnh từ bàn phím của máy tính vào bộ nhớ. Phương pháp này có ưu điểm là dễ thao tác, không yêu cầu có máy tính cấu hình mạnh, phù hợp với lập các chương trình nhỏ hoặc hiệu chỉnh các chương trình có sẵn. Nhược điểm của phương pháp này là tốn thời gian, dễ nhầm lẫn khi viết các chương trình lớn. Trong điều kiện trang thiết bị của nhà máy hiện nay phương pháp lập trình này đang được áp dụng.
Lập trình có sự trợ giúp của máy tính khắc phục được nhiều yếu điểm của lập trình bằng taỵ Sự kết hợp kỹ thuật cao về phần cứng và phầm mềm đã cho các công cụ trợ giúp lập trình hoàn hảo, cho phép tăng khả năng tính toán và mức độ tự động hoá các thao tác lập trình. Một trong các xu hướng được áp dụng phổ biến là sử dụng các phần mềm trợ giúp thiết kế và sản xuất (Computer Aided Design & Manufacturing - CAD/CAM) để lập trình NC. CAD/CAM là sự liên kết các chức năng của CAD và CAM trong hệ thống, khắc phục sự ngăn cách giữa khâu thiết kế và khâu sản xuất.
Trong điều kiện trang thiết bị của nhà máy hiện nay, nhà máy đã chọn phương án lập trình bằng tay và sử dụng ngôn ngữ Heidenhain conversation trong lập trình gia công. Tuy nhiên để giảm chi phí thời gian cho lập trình gia công, đồ án sử dụng thêm phương án lập trình bằng máy với phần mềm MasterCAM version 9.0.