Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng TPS.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chuỗi cung ứng của Toyota Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng này (Trang 37 - 40)

Củng cố logistics: Sự hợp nhất chuỗi cung ứng

 Mô hình hóa và tối ưu hóa số hàng lưu kho trên mỗi phân đoạn của chuỗi cung ứng, vì các bộ phận cung ứng không phải hoàn toàn “bình đẳng” với nhau. Việc mô hình hóa khả năng bị chậm trễ cung ứng sẽ giúp công ty điều chỉnh số lưu kho an toàn tốt hơn. Một sản phẩm điển hình (với thời gian từ lúc bắt đầu tới lúc hoàn thành một quá trình sản xuất mới vào khoảng một tuần và khả năng thay đổi thời điểm giao hàng khoảng một ngày) sẽ đòi hỏi phải dự trữ trong kho thêm 15%, nếu độ biến thiên cung ứng tăng thêm một ngày và thêm 175% nếu độ biến thiên tăng thêm một tuần.

 Phải luôn tăng cường tiêu chuẩn hóa bộ phận cấu thành sản phẩm. Khả năng pha trộn và ráp nối các “mảnh ghép” từ các nhà cung ứng và nhà máy khác nhau đã và đang cho phép các nhà sản xuất lớn như Dell, IBM và Herman Miller tăng độ linh hoạt cho chuỗi cung ứng của họ. Việc đơn giản hóa sản phẩm sẽ rút

ngắn thời gian sản xuất trong điều kiện ổn định và giúp tăng tốc độ phản ứng khi công ty phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng về lượng cung.

 Tạo ra một hệ thống quản lý dữ liệu sản phẩm tập trung. Nếu nhà cung ứng là người duy nhất biết được các chi tiết kỹ thuật thực sự của sản phẩm hoặc các bộ phận cấu thành, thì việc chuyển sản phẩm cho một công ty khác chế tạo trong trường hợp khẩn cấp sẽ mất rất nhiều thời gian, thậm chí là không thể được. Các dữ liệu sản phẩm tập trung và có thể tham khảo ngay lập tức sẽ giúp giảm nguy cơ gãy chuỗi. Trên thực tế, việc này có nghĩa là xây dựng một cơ sở dữ liệu về sản phẩm và các thiết kế cấu thành sao cho các nhà cung ứng thay thế có thể nhanh chóng tiếp cận. Những công ty chỉ cung cấp một bộ phận cấu thành chính trong nhiều năm và không có thói quen kiểm soát các chi tiết bản vẽ hay thiết kế nên lưu ý điều nào.

 Phải làm tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng kéo dài. Khi hàng lưu kho có thể được theo dõi từ vị trí đặt hàng tới một trung tâm phân phối, hay từ khách hàng, thì nó có thể trở thành kho an toàn của công ty. Việc biết rõ vị trí của các bán thành phẩm và thành phẩm khi chúng xuất phát từ những nguồn ở xa chắc chắn không phải việc dễ dàng, nhưng một phần mềm quản lý thương mại có thể giúp theo dõi “dòng chảy” hàng hóa trên toàn cầu và chuyển hướng phân phối hàng khi cần thiết

 Cần chú ý giám sát một số dấu hiệu cụ thể cảnh báo sự rắc rối. Giờ đây, nếu chỉ theo dõi các mức độ dịch vụ, khoảng thời gian từ lúc bắt đầu tới lúc hoàn thành quá trình sản xuất, số lưu kho và các chi phí logistics thì vẫn chưa đủ. Việc theo dõi một số chỉ số rủi ro trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như tốc độ tàu trung bình, các tuần có đơn đặt hàng chưa thực hiện, độ biến thiên của việc giao bán thành phẩm và các biến động của tỷ giá hối đoái… có thể cho bạn những cảnh báo quan trọng khi sắp có rắc rối và có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng.

KẾT LUẬN

Trên đây là một số vấn đề lý luận cơ bản được giới thiệu một cách khái quát hy vọng có thể giúp Thầy, Cô và các bạn có thêm những thông tin và cái nhìn tổng quan về lý thuyết quản trị chuỗi cung ứng, đồng thời nhận thấy sự thành công to lớn trong hệ thống cung ứng của Toyota Việt Nam, đặc biệt là “Quy trình sản xuất Toyota – Toyota Production System”. Quả thật quy trình sản xuất này đã giúp cho chuỗi cung ứng của Toyota trở thành một chuỗi cung ứng nhanh nhạy có thể nắm bắt và đáp ứng (sense and response) những thay đổi về cầu một cách nhanh chóng, dễ dàng, trong tầm dự đoán và với chất lượng cao. Mấu chốt của sự thành công với mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Toyota là nhờ phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống quản trị chuỗi TPS và các hệ thống chiến lược JIT, KANBAN và HEJUNKA.

Rất hy vọng trong tương lai, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ ngày càng quan tâm hơn đến việc xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng riêng cho mình, đồng thời mở rộng mạng lưới cung ứng ra toàn khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chuỗi cung ứng của Toyota Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng này (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w