1. Đặc điểm của chuỗi cung ứng Toyota.
1.2. Quy trình sản xuất:
Gốc rễ làm nên sự lớn mạnh của Toyota hôm nay mà ngay các đối thủ của nó cũng không hiểu đó chính là họ biết cách biến công việc thành một chuỗi các thực nghiệm đan xen nhau.
JUST IN TIME là phương pháp quản lý công đoạn sản xuất thực thi bằng các
bảng truyền đạt thông tin, các phiếu liên lạc giữa các công đoạn. Trong dây chuyền sản xuất không có chi tiết thiếu hay thừa, toàn xưởng sản xuất không có sản phẩm tồn kho, cũng như không có nguyên vật liệu tồn kho. Phương pháp này tạo ra một quy trình sản xuất khép kín cao độ, nhanh, khoa học. Các công ty vệ tinh phải làm việc đúng với quy trình và giờ giấc mà hệ thống OA (office automation) của hãng mẹ điều khiển thông qua các phiếu đặt hàng có chỉ thị giờ giấc , số lượng chính xác. Người mua chỉ cần mua đủ số hàng mình cần và người bán phải có đủ hàng ngay lúc đó thoả mãn nhu cầu của người mua. "Người mua" ở trong quản lý xí nghiệp chính là vị trí công đoạn trong dây chuyền sản xuất lắp ráp và "người bán" chính là các hệ thống công ty vệ tinh sản xuất hàng trực thuộc Toyota. Rộng hơn trong toàn
bộ quy trình quản lý từ sản xuất đến phân phối xe của Toyota là sẽ không có hiện tượng xe tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho, xe sản xuất đúng và đủ với đơn đặt hàng, đúng chính xác giờ giấc giao hàng cho khách .
Sử dụng “hệ thống kéo” để tránh việc sản xuất thừa: Hệ thống kéo xoay quanh ý tưởng cung cấp thêm hàng hóa dựa trên nhu cầu hàng ngày của khách hàng hơn là cố định theo một lịch trình hoặc hệ thống. Nó được gọi là hệ thống linh họat theo nhu cầu của khách hàng.
1.3. Thông tin:
Toyota sữ dụng hệ thống thông tin kết nối trực tiếp, kết nối trực tiếp các nhà cung ứng với nhu cầu của khách hàng bằng hệ thống thông tin. Sau đó, hàng hóa sẽ được đưa từ các nhà cung ứng, đi qua Toyota và đến với khách hàng.
Toyota cũng sử dụng hệ thống thông tin để kết nối với các nhà phân phối. Những nhà phân phối được kết nối trực tiếp với Trung tâm phân phối. Chính vì vậy họ có thể quan sát nhà kho và biết được những gì còn tồn kho vào ngay lúc họ muốn. Thông qua modem, các nhà phân phối này được kết nối với hệ thống máy tính của công ty và thậm chí có thể đặt hàng trực tuyến. Nhờ vào hệ thống giao tiếp RF không dây, mọi người luôn luôn có được thông tin chính xác.
Tại Toyota, những computers 120 LXE RF được đưa vào sử dụng đồng thời họ cũng lắp đặt terminals trên những xe tải chở hàng. Tất cả hàng hóa đến từ Nhật đều được scan ngay lập tức. Sau đó, những thùng hàng đã được scan sẽ được chọn ra để chuyển đến những bộ phận có liên quan bằng xe tải chở hàng. Khi các phụ tùng, phụ kiện được lấy ra để gửi đến những nhà phân phối, chúng sẽ được scan qua một lần nữa, do đó thông tin tồn kho luôn được cập nhật và có sẵn vào mọi lúc. Sau khi hàng được chất đầy lên xe tải, tài xế xe sẽ được giao vận đơn và hóa đơn hàng hóa. Đối với mỗi chuyến hàng,vận đơn chỉ được cấp khi tất cả những hàng hóa trên xe đã được scan qua. Mọi thứ đều được làm thông qua mạng và chính xác đến từng thời điểm: ngay khi xe tải chở hàng chuẩn bị xuất phát thì mọi giấy tờ, thủ tục xuất xưởng đã được sẵn sàng.
Tại Trung tâm phân phối, một hệ thống mã vạch tinh vi được đưa vào sử dụng. Hầu như trên mỗi bộ phận trong kho đều có mã vạch: trên mỗi phụ tùng, mỗi hộp và mỗi lô hàng. Mã vạch không thể hiện nhiều thông tin hay biểu tượng. Nếu cần
thêm nhiều thông tin liên quan đến sản phẩm cụ thể,bạn luôn có thể lấy từ AS400- một phần mềm được phát triển nội bộ. Tất cả các hoạt động trong kho hoàn toàn không sử dụng đến giấy tờ mà được thực hiện thông qua mạng máy tính. Nhờ đó mọi người có thể tra cứu thông tin mình cần vào bất cứ lúc nào. Thông tin chỉ được in ra giấy khi có những yêu cầu đặc biệt từ phía nhà phân phối hay các đối tác.
Toyota đã có một bước tiến đúng đắn khi đầu tư vào hệ thống trao đổi dữ liệu RF không dây. Trung tâm phân phối nay hoạt động hiệu quả hơn. Trước đây, mọi người phải ra vô nhà kho với giấy tờ, những bản danh sách cần in ấn và dán nhãn sản phẩm…nay việc đó không còn nữa. Với hệ thống RF, việc chỉnh sửa lỗi và khuyết tật được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn hơn, kết quả là hiệu quả được cải thiện.
Toyota đã chọn LXE là đối tác RF của mình, nhân tố quyết định là do công nghệ Spread Spectrum mà LXE đề ra. Bộ phận IT tại Toyota đòi hỏi một giao thức mạng mở và rõ ràng, khi đó những người điều khiển là không cần thiết và giải pháp của LXE đã đáp ứng được nhu cầu của Toyota khi nó hoạt động bằng giao thức TCP/IP toàn cầu, một giao thức mạng chuẩn. Nhờ đó, mọi người có thể kết nối vào hệ thống này. Công nghệ Spread Spectrum có thể gửi đường truyền đặt hàng nhanh hơn và gia tăng số lượng đơn đặt hàng được gửi đi so với hệ thống Narrow Band trước đây.