Mối liên quan giữa mức độ phát triển tâm vận động và tình trạng dinh

Một phần của tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và phát triển tâm vận động trẻ dưới 6 tuổi tại phường Trần Hưng Đạo thành phố Phủ Lý Hà Nam năm 2012 (Trang 57)

dinh dưỡng:

Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng 3 thể và sự phát triển tâm vận động khu vực cá nhân xã hội, kết quả trong bảng 3.8 cho thấy cả những trẻ SDD và không SDD thực hiện các tiết mục trong khu vực cá nhân xã hội mức chậm phát triển với tỷ lệ 50 - 60%, mức phát triển bình thường chỉ chiếm 35 - 50%. Những trẻ bình thường có mức phát triển bình thường cao hơn so với nhóm SDD. Sở dĩ có sự khác biệt này là do trẻ ở đây, đặc biệt là những trẻ SDD thường được gia đình chiều chuộng hơn do đó thường hay làm hộ trẻ mọi việc. Tuy nhiên sự khác biệt này không thấy rõ. Điều này là do các trẻ SDD trong nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ ở mức độ nhẹ. Kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Yến [29].

Bảng 3.9 là kết quả tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng và sự phát triển khu vực vận động tinh tế. Kết quả cho thấy chưa thấy sự khác biệt giữa nhóm trẻ SDD và nhóm không suy dinh dưỡng ở cả 3 thể với các mức độ phát triển của khu vực vận động tinh tế. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến [29].

Mức độ phát triển khu vực ngôn ngữ ở những trẻ SDD theo 3 thể so với những trẻ không SDD không có sự khác biệt rõ rệt, kết quả này được trình bày trong bảng 3.10. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến nghiên cứu nhóm trẻ thành phố [29].

Mức độ phát triển bình thường tiến bộ của khu vực vận động thô ở nhóm trẻ SDD còn cao hơn nhóm trẻ không SDD. Tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê. Phải chăng những trẻ SDD ở đây chỉ ở mức độ nhẹ và hơn nữa tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp, cỡ mẫu nhỏ nên có thể đã không phản ánh được chính xác mối tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng và phát triển tâm vận động.

Xét ở khía cạnh thừa cân béo phì, chúng tôi cũng đưa ra kết quả cho mối liên quan tình trạng thừa cân béo phì và mức độ phát triển tâm vận động cả 4 khu vực. Kết quả cho thấy cả 4 khu vực đều không có sự khác biệt giữa nhóm thừa cân và nhóm bình thường. Điều này có thể giải thích với lý do là các trẻ ở đây chủ yếu mới là thừa cân mức độ nhẹ, chưa tới mức ảnh hưởng tới các vấn đề tâm vận động của trẻ.

Nếu theo như các kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì hầu như chưa thấy có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với sự phát triển tâm vận động của trẻ ở các khu vực trong test Denver II. Tuy nhiên theo nghiên cứu của một số tác giả khác như Lahiri SK và CS đã tiến hành nghiên cứu ở 72 trẻ từ 3 – 6 tuổi sống tại một vùng nông thôn Ấn Độ, các trẻ này được đánh giá tình trạng thể lực và đánh giá chỉ số IQ: tỷ lệ trẻ không SDD và trẻ SDD độ I có mức IQ bình thường là 77,3% và 75%, trong khi đó chỉ có 57,1% trẻ SDD độ II và 20% trẻ SDD độ III có mức IQ bình thường. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [34]. Kết quả này chứng tỏ mức độ SDD càng nặng thì sự phát triển TVĐ càng kém. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ suy dinh dưỡng các thể đều không cao và đều ở mức độ nhẹ (biểu đồ 3.3), nên chưa phản ánh được mối liện quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với phát triển tâm vận động. Có lẽ cần nghiên cứu trên qui mô rộng hơn và cỡ mẫu lớn hơn nữa để có kết luận đầy đủ, chính xác.

KẾT LUẬN

1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tuổi trên địa bàn nghiên cứu là thấp tuy nhiên tỷ lệ thừa cân béo phì lại đang là báo động.

Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 4,3%, thể thấp còi 7,1 % và thể gầy còm 7,1%. Tỷ lệ SDD, ở ba thể xu hướng tăng theo độ tuổi đặc biệt là SDD thể nhẹ cân, cao nhất là nhóm tuổi 36 - 47 tháng (7,2%). Tỷ lệ thừa cân béo phì là 12,1%.

2. Phát triển tâm vận động của trẻ nhìn chung là tương đối tốt.

Hầu hết các trẻ phát triển tâm vận động ở mức độ bình thường, tiến bộ ở các khu vực, khu vực cá nhân xã hội có tỷ lệ này hơi thấp hơn (40%). Mỗi nhóm tuổi của trẻ có tốc độ phát triển riêng không đồng đều ở cả 4 khu vực.

Chưa tìm thấy sự khác biệt giữa nhóm trẻ SDD và không SDD cũng như sự khác biệt giữa nhóm trẻ thừa cân, béo phì và nhóm trẻ bình thường so với mức độ phát triển của cả 4 khu vực.

KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết quả nghiên cứu, tôi có một số khuyến nghị như sau: 1. Tiếp tục cải thiện TTDD cho trẻ em dưới 6 tuổi, đặc biệt cần khuyến cáo

cho các bậc cha mẹ về xu hướng trẻ thừa cân béo phì đã bắt đầu cao hơn tỷ lệ suy dinh dưỡng.

2. Giáo dục truyền thông cho gia đình trẻ về cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cả về vấn đề tâm thần vận động. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, các bố mẹ cần chăm sóc vỗ về gần gũi với trẻ cũng như hiểu về những giai đoạn phát triển của bé tạo điều kiện giúp bé phát triển được tốt nhất.

3. Cần có những nghiên cứu trên qui mô rộng hơn, ở những vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn với cỡ mẫu lớn hơn để xem có thực sự có mối liên quan giữa phát triển tâm vận động và tình trạng dinh dưỡng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt:

1. Bệnh viện Nhi Trung Ương và Khoa Tâm thần (2004), Hướng dẫn thực hành Denver II, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2007), Thực địa cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, tr. 307- 325.

3. Bộ Y tế (2010), Báo cáo kết quả điều tra về tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ năm 2009.

4. Hàn Nguyệt Kim Chi (1996), "Đặc điểm phát triển thể lực của trẻ

dưới 6 tuổi", Viện Nghiên cứu trẻ em trước tuổi đi học.

5. Vũ Thị Chín (1989), "Thang phát triển tâm lý vận động Brunet -

Lézine", Chỉ số phát triển sinh lý -Tâm lý từ 0-3 tuổi, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tr. 35-92.

6. Vũ Phương Hà (2010), Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi và các yếu tố liên quan tại huyện Hướng Hóa và Đakrong tỉnh Quảng Trị năm 2010, Luận án Thạc sĩ Y học Dự phòng, Trường Đại học Y Hà

Nội.

7. Lê Đức Hinh (1990), "Đánh giá sự phát triển bằng trắc nghiệm

Denver", Viện nghiên cứu trẻ em trước tuổi đi học, Hà Nội.

8. Lê Đức Hinh (2001), Đánh giá sự phát triển tâm lý - vận động, Thần kinh học trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 68-75.

9. Nguyễn Thị Như Hoa (2011), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố

liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình năm 2011, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

10. Vũ Quỳnh Như Hoa, Phạm Ngọc Oanh, Trần Thị Minh Hạnh và các cộng sự. (2012), "Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại

hai quận nội thành và vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012", Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm. tập 8, số 3(tháng 7/2012).

11. Lê Thị Hợp và Nguyễn Đỗ Huy (2012), "Tình trạng dinh dưỡng và

phát triển tâm vận động của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi ở vùng nông thôn và thành thị tại Hải Dương năm 2009", Tạp chí Tai mũi họng Việt Nam.

số 4 (tháng 7/2012), tr. 95-102.

12. Lê Thị Hương (2009), "Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ

và tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại một huyện miền núi Tỉnh Thanh Hóa", Tạp chí Y học thực hành. số 669(năm 2009), tr. 2 - 6.

13. Vũ Thị Thanh Hương (2007), "Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em

dưới 5 tuổi huyện Sóc Sơn Hà Nội năm 2001, 2006 và một số yếu tố liên quan ", Tạp chí Y học thực hành. số 3(năm 2007), tr. 88-90.

14. Đỗ Công Huỳnh (1990), Phản xạ và hệ thống chức năng, Một số

chuyên đề sinh lý học, Tập 2, Học Viện Quân Y.

15. Hà Huy Khôi (1996), Mấy vấn đề dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp, Nhà xuất bản Y học tr 122-127.

16. Hà Huy Khôi (1998), Góp phần xây dựng đường lối dinh dưỡng ở Việt

Nam, Nhà xuất bản Y học, tr. 127 – 150.

17. Trần Văn Linh (2005), Áp dụng thử nghiệm test Denver II đánh giá sự

phát triển tâm thần vận động ở trẻ em trường mẫu giáo xã Đào Dương, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ y khoa,

Trường đại học Y Hà Nội.

18. Đào Thị Tuyết Mai (2011), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 2 tuổi xã Phù Vân Thành phố Phủ Lý Hà Nam, Luận văn Tốt nghiệp Bác sỹ Chuyên khoa I, Trường Đại học Y

Hà Nội.

19. Quách Thuý Minh, Hoàng Cẩm Tú và Nguyễn Hồng Thúy (2005),

"Áp dụng test denver I đánh giá sự phát triển tâm - vận động trẻ em", Y

20. Quách Thuý Minh, Hoàng Cẩm Tú, Nguyễn Thị Hồng Thúy và các cộng sự. (2000), Áp dụng trắc nghiệm Denver đánh giá sự phát triển tâm lý-vận động ở trẻ dưới 6 tuổi, Nhi khoa, kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học năm 2000, chủ biên, tr. 354-360.

21. Nhà xuất bản Y học (2001), "Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai

đoạn 2001 – 2010", tr. 12 - 13.

22. Nguyễn Thu Nhạn, Đào Ngọc Diễn và cộng sự (1991), Phát triển thể lực và bệnh tật của trẻ từ 0-24 tháng, Kỷ yếu công trình nghiên cứu

khoa học 10 năm (1981 – 1990) Viện BVSKTE.

23. Nguyễn Viết Thiêm và Quách Thuý Minh (1997), "Sự phát triển

nhận biết trẻ em", Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam, Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX07, tr. 467-478.

24. Trường Đại học Y Hà Nội và Bộ môn Nhi (2009), Bài giảng nhi khoa

tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr.7-8, 218-223, 226-228, 235, 236.

25. Trường Đại học Y Hà Nội và Bộ môn Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm (2004), Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản

Y học, tr 9 - 10,148 - 153, 247.

26. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2013), Thừa cân và béo phí truy

cập ngày 21/5/2013, tại trang web http://www.hspi.org.vn.

27. Viện Dinh Dưỡng (2012), Báo cáo Hội nghị công bố kết quả tổng điều

tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2010 và Chiến lược quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020.

28. Viện Dinh Dưỡng (2012), Số liệu điều tra dinh dưỡng các năm, truy

cập ngày 02/03/2013, tại trang web www.nutrition.org.vn.

29. Nguyễn Thị Yến (2004), Nghiên cứu sự tăng trưởng, phát triển của trẻ

từ 0 - 5 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng, Luận án Tiến sỹ Y học,

30. Nguyễn Thị Yến và Cộng sự (2007), Nghiên cứu sự phát triển tâm

vận động của trẻ từ khi sinh đến 5 tuổi theo phương pháp dọc, Tạp chí hội Nhi khoa Việt Nam, tr. 1-18.

Tài liệu Tiếng Anh:

31. ACC/SCN/IFPRI (2005), 5th Report on the world nutrition situation –

Nutrition for improved development outcomes, Geneva.

32. African Union (2005), "Status of food security and prospects for

agricultural development in Africa".

33. A.N. Kabanop và A.P. Babopxkaia (1978), Giải phẫu, sinh lý vệ sinh

trẻ em tuổi nhà trẻ mẫu giáo, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 44-48,

107-112.

34. S.K. Lahiri, S.P. Mukhopadhyay, K.K. Das và các cộng sự. (1994),

"Study of the impact of epidemiological factors on intelligence of rural

children of 3 to 6 years age group belonging to low socio-economic status", Indian J Public Health. 38(4), tr. 133 -142.

35. D. Robert và Needlman (2006), "Growth and development", Nelson Textbook of pediatrics. 1, tr. 32-37.

36. UNICEF (2008), Humanitarian Action Report, New York.

37. WHO (2006), "Child Growth Standard".

38. WHO (2011), Global Strategy on Diet, Physical Activity and Health,

truy cập ngày 21/5/2013, tại trang web

Phụ lục 1 – PHIẾU PHỎNG VẤN

Mã số trẻ

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ DƯỚI 6 TUỔI PHƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO

THÀNH PHỐ PHỦ LÝ- HÀ NAM

I. Hành chính

1. Tổ:…….

2. Họ tên trẻ điều tra: ………..…….……….

3. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 4. Ngày sinh: …../.../...

5. Họ và tên mẹ:.………..……… Tuổi……….

6. Ngày điều tra:………./.../…………

7. Người điều tra:………..………...

8. Người giám sát: ...

II. Số đo nhân trắc của trẻ

Cân nặng :………kg Chiều cao:………cm

STT Câu hỏi phỏng vấn Phương án trả lời Chuyển Q1 Chị có mấy con? (Ghi số con còn sống) ………. Q2 Nghề nghiệp chính của chị là gì? 1. Làm ruộng/làm rẫy 2. Làm thợ 3. Cán bộ/Công nhân 4. Nội trợ 5. Buôn bán 6. Khác (ghi rõ)... Q3 Trình độ học vấn của chị?

Đang học hoặc đã hoàn thành 1. Mù chữ (không biết đọc, biết viết) 2. Cấp I (lớp 1-5) 3. Cấp II(lớp 6-9) 4. Cấp III (lớp 10-12) 5. Trung cấp 6. Đại học/Cao đẳng Q4 Chị là người dân tộc gì? 1. Kinh 2. Mường 3. Khác (ghi rõ)...

STT Câu hỏi phỏng vấn Phương án trả lời Chuyển Q5 Chị theo tôn giáo nào? 0. Không theo đạo

1. Đạo Phật 2. Đạo Tin Lành 3. Đạo Thiên Chúa

4. Khác (ghi rõ)... Q6 Nghề nghiệp chính của chồng chị (bố cháu bé) là gì? 1. Làm ruộng/làm rẫy 2. Làm thợ 3. Cán bộ/Công nhân 4. Nội trợ 5. Buôn bán 6. Khác (ghi rõ)………... Q7 Trình độ học vấn của chồng chị (bố cháu bé) là như thế nào? 1. Mù chữ 2. Cấp I(lớp 1-5) 3. Cấp II(lớp 6-9) 4. Cấp III(lớp 10-12) 5. Trung cấp 6. Đại học/Cao đẳng

Q8 Trong năm qua gia đình chị có thiếu gạo ăn không?

(Không sản xuất đủ và không có tiền để mua)

1. Có 2. Không

9. Không biết/không trả lời

Q9 Q11 Q11

Q9 Nếu thiếu gạo thì thiếu

STT Câu hỏi phỏng vấn Phương án trả lời Chuyển Q10 Trong năm vừa qua gia

đình chị có được xếp vào diện hộ nghèo của xã không? (có sổ hộ nghèo không?)

1. Có 2. Không

9. Không biết/không trả lời

Q11 Chị sinh cháu bé này ở

đâu?

1. Cơ sở y tế 2. Ở nhà

3. Khác………

Q12 Khi chị sinh cháu bé

này, cháu có được cân không? 1. Có 2. Không 9. Không biết Q14 Q13 Kết thúc PV Q13 Nếu không được cân thì

vì sao?

1. Vì cán bộ y tế không cân 2. Vì đẻ tại nhà nên không

cân

3. Vì gia đình không muốn cân cho trẻ

4. Khác………

Q14 Nếu được cân, cháu

nặng bao nhiêu?

Trọng lượng:...…………g 9. Không nhớ /không trả lời

Một phần của tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và phát triển tâm vận động trẻ dưới 6 tuổi tại phường Trần Hưng Đạo thành phố Phủ Lý Hà Nam năm 2012 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)