Cách thức và phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và phát triển tâm vận động trẻ dưới 6 tuổi tại phường Trần Hưng Đạo thành phố Phủ Lý Hà Nam năm 2012 (Trang 25)

Phỏng vấn trực tiếp: Sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc sẵn để phỏng vấn

trực tiếp các bà mẹ là mẹ của các trẻ đã được lựa chọn.

Bộ câu hỏi gồm các phần:

- Thông tin chung của trẻ: Tên, địa chỉ, ngày sinh, tuổi, giới.

Đo các chỉ số nhân trắc của các trẻ đã được lựa chọn:

Đo chiều dài nằm: Áp dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

- Dụng cụ: Thước đo chiều dài nằm cho trẻ với độ chia tối thiểu 0,1 cm. - Vị trí đặt thước: Để trên mặt phẳng nằm ngang, vững chắc.

- Thao tác đo (2 điều tra viên hỗ trợ nhau):

 Bỏ tất cả dày dép, mũ...Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt thước, người thứ nhất giữ đầu trẻ sao cho mắt trẻ hướng thẳng lên trần nhà (vuông góc với mặt thước), đỉnh đầu chạm vào êke định chỉ số 0.

 Người thứ hai giữ thẳng đầu gối của trẻ sao cho 2 gối trẻ thẳng, 2 gót chân của trẻ chạm nhau, đảm bảo 5 điểm chạm: Gót chân, bụng chân, mông, vai và chẩm áp sát vào thước đo.

 Người thứ hai dùng một tay kia đưa đầu êke di động của thước áp sát vào bàn chân, bàn chân thẳng đứng và phải vuông góc với mặt thước.  Đọc kết quả theo cm với 1 số thập phân.

Đo chiều cao đứng: Áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên

- Dụng cụ: thước gỗ

- Thao tác: trẻ bỏ dép, đứng quay lưng vào thước, mắt nhìn thẳng sao cho chẩm, vai, mông, gót cùng chạm vào mặt phẳng có thước. Người đo kéo ê-ke nhẹ theo phương thẳng đứng, khi chạm sát đỉnh đầu đối tượng thì đọc kết quả và ghi theo cm với 1 số lẻ.

Cân trẻ:

- Dụng cụ cân: Sử dụng cân đồng hồ của UNICEF. - Vị trí đặt cân: Nơi bằng phẳng, thuận tiện để cân.

- Chỉnh cân: Chỉnh cân về số 0 trước khi cân, kiểm tra độ nhạy của cân. - Kỹ thuật cân:

 Đối tượng mặc quần áo tối thiểu, bỏ dày dép, mũ nón và các vật nặng khác trong người.

 Trẻ ngồi hoặc nằm giữa cân, không cử động.

 Người cân ngồi chính giữa mặt cân, khi cân thăng bằng đọc kết quả theo đơn vị kg với 1 số thập phân.

Sử dụng test Denver II để đánh giá phát triển tâm vận động của trẻ:

- Công cụ:

 Một quả bông làm bằng len đỏ  Mười quả nho khô

 Xúc xắc có cán

 10 khối gỗ vuông có khoảng 2,5cm  1 cái cốc nhỏ sạch có miệng 2cm

 Một quả bóng tennis  Một cái bút chì đỏ

 Một con búp bê và bình sữa  Một cốc nhựa có quai

 Giấy trắng - Phiếu test Denver:

 Từng tiết mục của trắc nghiệm Denver được biểu thị trên phiếu kiểm tra bằng một ô thước hình chữ nhật. Mỗi ô thước đó được xếp đặt ở vị trí tương ứng với thang tuổi và phản ánh thời gian nào thì 25%, 50%, 75%, 90% các trẻ bình thường trong độ tuổi có thể thực hiện được tiết mục đó.

 Cấu tạo của ô thước: phần trắng của ô thước ghi tên tiết mục và tương ứng với 25-75% số trẻ có khả năng thực hiện tiết mục, còn phần màu xanh của ô thước trên 75% số trẻ bình thường có thể làm được tiết mục đó ở độ tuổi này

 Trên mặt sau của phiếu cũng được in sẵn cách thức tiến hành một số tiết mục như vẽ hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, chỉ đường kẻ dài hơn, gọi tên hình trong tranh, đi nối gót và đi giật lùi.

- Cách tiến hành test:

 Trước khi đánh giá test, cần nói rõ cho gia đình trẻ biết đây không phải là nghiệm pháp thử trí thông minh cũng không phải là đo đạc, tính toán chỉ số IQ mà chỉ là một phương pháp đánh giá sự phát triển tâm lý, vận động của trẻ em.

 Vẽ đường tuổi: 2 đầu mép của tờ test hiển thị đường tuổi trên đó phân chia khoảng tuổi. Xác định tuổi của trẻ bằng cách lấy ngày làm test trừ đi ngày sinh, tuổi tính theo số tháng và ngày, từ đó kẻ đường thẳng từ 2 mép của test ứng với tháng tuổi, đó là đường tuổi.

 Môi trường làm test:

 Tiến hành trắc nghiệm test Denver phải có mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có mặt.

 Việc tiến hành cần có sự hợp tác tích cực và chủ động của trẻ cho nên cần bố trí sao cho trẻ được thoải mái nhất trong điều kiện tự nhiên, tránh những tác động từ bên ngoài khi kiểm tra.

 Đối với trẻ nhỏ có thể để ngồi trong lòng bố, mẹ, còn trẻ lớn người giám sát cần làm quen với trẻ, luôn gây được lòng tin và sự an tâm cho trẻ. Người kiểm tra cần phải có quan sát linh hoạt và kỹ năng giao tiếp với trẻ, cần động viên sự cố gắng ngay cả khi trẻ không làm được.

 Tiến hành:

 Các tiết mục ít vận động làm trước.

 Có tiết mục có thể quan sát, có tiết mục phải kiểm tra, có tiết mục có thể hỏi cha mẹ đều được hiển thị bằng ký hiệu trên phiếu test.  Các tiết mục sử dụng một dụng cụ nên tiến hành phối hợp, tránh di

chuyển nhiều lần.

 Các tiết mục của trẻ nhỏ trong tư thế nằm nên tiến hành cùng nhau.  Không để ý đến tuổi của trẻ khi làm test.

 Thứ tự thực hiện các tiết mục ở mỗi khu vực trên phiếu trắc nghiệm:  Đánh giá 3 tiết mục liên tiếp nằm hoàn toàn bên trái gần đường tuổi

nhất. Nếu có từ 1 tiết mục không làm được tiếp tục lùi về trái, đến khi 3 tiết mục liên tiếp làm được thì dừng lại.

 Đánh giá tất cả các tiết mục mà đường tuổi đi qua.

 Tiếp tục làm các tiết mục bên phải đường tuổi đến khi trẻ không làm được 3 tiết mục liên tiếp thì dừng lại.

 Thứ tự thực hiện các khu vực: Tiến hành tuần tự các tiết mục trong 4 khu vực theo thứ tự như sau: (1) Cá nhân-xã hội → (2) Vận động tinh tế → (3) Ngôn ngữ → (4) Vận động thô sơ.

 Chấm điểm cho mỗi tiết mục: Ghi ký hiệu vào vị trí cạnh mép phải của khung chữ nhật ghi tên tiết mục được kiểm tra.

 Chữ Đ (ghi bằng bút đen): Trẻ làm được hoặc bố mẹ đã nhìn thấy trẻ làm được.

 Chữ S: Trẻ không làm được tiết mục (ghi bằng bút xanh nếu tiết mục đó nằm trên hoặc bên phải đường tuổi, ghi bằng bút đỏ nếu tiết mục đó nằm bên trái đường tuổi).

 Chữ K (ghi bằng bút xanh): không kết luận được khi trẻ từ chối làm hoặc bố mẹ không rõ.

- Nhận định kết quả:

 Tiêu chuẩn: Một biểu hiện chậm phát triển là 1 tiết mục bên trái đường tuổi nhưng trẻ không làm được (S). Những tiết mục nằm trên đường tuổi hoặc bên phải đường tuổi mà trẻ không làm được sẽ không được xem là biểu hiện chậm phát triển. Số biểu hiện chậm phát triển bằng số chữ S màu đỏ.

Đánh giá sự phát triển theo từng khu vực:

 Tiến bộ: Làm được các mục nằm hoàn toàn bên phải đường tuổi (trẻ làm được trong khi 90% trẻ cùng tuổi không làm được).

 Bình thường: trẻ không làm được rơi vào bên phải đường tuổi. Trẻ làm được hoặc không làm được các tiết mục mà đường tuổi đi qua phần 25 – 75%.

 Nghi ngờ: Trẻ không làm được các tiết mục mà đường tuổi cắt qua phần xanh (vì có 75% - 90% trẻ cùng tuổi và nhỏ hơn làm được mà trẻ không làm được).

 Chậm phát triển: Trẻ không làm được các tiết mục nằm bên trái đường tuổi (khi có hơn 90% trẻ cùng tuổi hoặc nhỏ hơn làm được).  Xác định chỉ số phát triển tâm thần vận động (DQ):

Chỉ số DQ = tuổi phát triển / tuổi thực * 100

Trong đó:

Tuổi phát triển: là mức tháng tuổi mà trẻ thực hiện được item ở từng khu vực.

Tuổi thực: là tháng tuổi tính theo ngày tháng năm sinh của trẻ. Các mức độ DQ: ≥ 85: Bình thường.

71 -84: Chậm phát triển mức nhẹ - vừa. ≤ 70: Chậm phát triển mức nặng.

Một phần của tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và phát triển tâm vận động trẻ dưới 6 tuổi tại phường Trần Hưng Đạo thành phố Phủ Lý Hà Nam năm 2012 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)