Sự phát triển tâm vận động (TVĐ)

Một phần của tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và phát triển tâm vận động trẻ dưới 6 tuổi tại phường Trần Hưng Đạo thành phố Phủ Lý Hà Nam năm 2012 (Trang 52)

Trong nghiên cứu về sự phát triển tâm vận động bằng test Denver II thì từng khu vực của test được đánh giá theo 4 mức độ: Tiến bộ, bình thường, chậm và nghi ngờ.

Bảng 4.2 - So sánh mức độ phát triển tâm vận động bằng test Denver II với các nghiên cứu trước

Mức độ phát triển Kết quả nghiên cứu Trần Văn Linh [17] Lê Thị Hợp, Nguyễn Đỗ Huy [11]

Năm nghiên cứu 2012 2005 2009

Địa bàn Phường Trần Hưng Đạo, Phủ Lý, Hà Nam Xã Đào Dương, Ân Thi, Hưng Yên

Phường Trần Phú, Hải Dương Đối tượng Dưới 6 tuổi Trẻ mẫu giáo 12 – 36 tháng Khu vực cá nhân xã hội Tiến bộ, bình thường 40,0 99,1% 82,8% Chậm, nghi ngờ 60,0 0,9% 17,2% Khu vực vận động tinh tế Tiến bộ, bình thường 74,9 91,9% 82,8% Chậm, nghi ngờ 25,1 8,1% 17,2% Khu vực ngôn ngữ Tiến bộ, bình thường 81,1 91,9% 72,2% Chậm, nghi ngờ 18,9 8,1% 27,8% Khu vực vận động thô Tiến bộ, bình thường 89,7 100% 92,5% Chậm, nghi ngờ 10,3 0,0% 7,5%

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bình thường và tiến bộ của khu vực cá nhân xã hội chiếm 40% (bảng 3.6), tỷ lệ này giảm dần theo các nhóm tuổi (nhóm tuổi dưới 6 tháng là 100%, tới nhóm 24 - 35 tháng chỉ còn 39,2%, thậm chí nhóm tuổi 60 - 71 tháng tuổi không có trẻ nào đạt mức độ tiến bộ, mức độ bình thường chỉ chiếm 20,4%) (biểu đồ 3.5). Điều này có thể giải thích là do trẻ dưới 6 tháng tuổi là nhóm tuổi được quan tâm chăm sóc âu yếm nhiều nhất của gia đình như cười, nói chuyện, cưng nựng trẻ..., đây là yếu tố quan trọng giúp bé phát triển. Trong khi đánh giá mức độ phát triển khu vực cá nhân xã hội của nhóm tuổi này đa phần lại chỉ là những tiết mục như mỉm cười tự nhiên, nhìn bàn tay, cười đáp lại.., đó là những hành động rất tự nhiên của các bé. Với cách lựa chọn mẫu là những trẻ không mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính, và các bất thường về phát triển trí tuệ, thì tỷ lệ các bé dưới 6 tháng tuổi đạt tiến bộ, bình thường ở khu vực này (100%) là khá phù hợp với đặc tính của nhóm tuổi này. Một vấn đề cũng đặt ra, địa bàn nghiên cứu là một phường thành thị, có điều kiện kinh tế văn hóa xã hội phát triển, việc chăm lo cho con cái của các gia đình lại càng được chú trọng hơn, các gia đình sẽ thay vì dạy con làm những công việc bản thân như ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo…mà họ sẽ làm hết cho con ngay cả khi bé có thể tự làm được. Do vậy, khi làm test Denver II nhiều trẻ trả lời không biết xúc ăn, không biết tự mặc hay cởi quần áo, hay không biết tự đánh răng... Thêm vào đó, trong phần đánh giá test ở khu vực này, tiết mục chơi bài có thể là không hợp lý cho một đứa trẻ, hầu hết các bố mẹ đều cho rằng chơi bài sẽ làm con họ hư nên không bao giờ khuyến khích hay dạy cho trẻ trò chơi này, vì thế mà có nhiều trẻ đã không thực hiện được item này. Điều này có thể giải thích phần nào tỷ lệ phát triển ở khu vực cá nhân xã hội trong nghiên cứu chúng tôi đưa ra, đặc biệt là ở các trẻ nhóm tuổi lớn. Bảng 4.2 cho thấy nghiên cứu của Trần Văn Linh năm 2005 ở một xã tỉnh Hưng Yên tỷ lệ tiến bộ bình thường

khu vực này là 99,1%. Theo tác giả, đa phần cha mẹ của các trẻ đều phải lo kiếm sống nhiều hơn, các trẻ đều phải biết tự lập từ nhỏ, các công việc bản thân đều được cha mẹ dạy cho chúng từ rất sớm, nên tỷ lệ trẻ đạt được các tiết mục tiến bộ và bình thường ở khu vực cá nhân xã hội cao (trên 90%) [17]. Tuy vậy xã đó là vùng nông thôn, điều kiện không phát triển như địa bàn nghiên cứu của chúng tôi, cho nên kết quả nghiên cứu đưa ra là phù hợp khi so sánh với nghiên cứu trước.

Đánh giá test Denver II ở khu vực vận động tinh tế, những kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: hầu hết các trẻ được làm test đều đạt mức độ tiến bộ và bình thường (74,9%), thấp nhất là nhóm 60 - 71 tháng tuổi (là 50,3%), tỷ lệ chậm phát triển là 25,1% (bảng 3.6, biểu đồ 3.6). Sở dĩ có sự phân bố như vậy là do các trẻ ở vùng thành thị này đều có cơ hội tiếp xúc nhiều với sách vở, đồ dùng học tập hay những đồ chơi mang tính trí tuệ, ngay cả những đồ dùng chúng tôi làm test thì đều được các bé biết đến từ trước (theo lời các cô giáo mầm non hay bố mẹ, nhiều trẻ đã có những đồ chơi giống hệt những dụng cụ làm test), do vậy các động tác các bé làm thuần thục hơn. Điều này giải thích tại sao lại có tỷ lệ như vậy. Kết quả đưa ra cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến về đánh giá test Denver I trên 60 trẻ nông thôn và 39 trẻ thành phố tiến hành từ khi sinh ra tới khi 6 tuổi thì kết quả cho thấy nhóm trẻ thành phố thực hiện các vận động tinh tế tốt hơn nhóm trẻ nông thôn [29]. Tuy nhiên, tỷ lệ chậm phát triển ở khu vực này vẫn còn khá cao đặc biệt ở nhóm tuổi lớn (nhóm tuổi 60 - 71 tháng là 40,7%). Trong test Denver II, các items đánh giá mức độ phát triển khu vực này với những trẻ lớn đa phần là vẽ: vẽ người 3 phần, vẽ người 6 phần, vẽ hình tròn, hình vuông..., trong khi có thể một số bé không thích vẽ, bố mẹ bé lại luôn khuyến khích con làm theo sở thích của chúng (theo ý kiến đa phần của bố mẹ các bé

đi cùng). Có thể do vậy mà tỷ lệ ở những trẻ này có cao hơn so với những trẻ ở nhóm tuổi khác.

Trong nghiên cứu chúng tôi cũng chỉ ra rằng ở khu vực ngôn ngữ phần lớn các bé đều đạt được các tiết mục đưa ra, tỷ lệ chậm phát triển ở khu vực này thấp (có 18,9%) (bảng 3.6), cao nhất ở nhóm tuổi 24 – 35 tháng cũng chỉ có 25,5 % (biểu đồ 3.7). Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hợp, Nguyễn Đỗ Huy về tình trạng phát triển tâm vận động của trẻ từ 1 đến 3 tuổi ở Hải Dương : có 28,3% tỷ lệ trẻ nguy cơ chậm phát triển khu vực ngôn ngữ (bảng 4.2) [11]. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ thực hiện ở phạm vi trẻ 1 - 3 tuổi cũng không thể đánh giá được toàn bộ trẻ dưới 6 tuổi.

Ở khu vực vận động thô sơ, các trẻ trong địa bàn nghiên cứu hầu hết đều có khả năng thực hiện các động tác trong test, tỷ lệ bình thường tiến bộ lên tới 89,7% (bảng 3.6), nhóm 12 - 23 tháng tuổi chiếm tới 92,3%, chậm phát triển chỉ là 11,3%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Trần Văn Linh năm 2005 ở Ân Thi, Hưng Yên là 100% trong khi nghiên cứu của Lê Thị Hợp ở phường Trần Phú thành phố Hải Dương là 92,5% [11] [17]. Như vậy, kết quả của chúng tôi đưa ra cũng phù hợp so với các nghiên cứu trước đó.

Nghiên cứu này chúng tôi cũng đưa thêm phần đánh giá theo chỉ số phát triển tâm vận động (DQ) để so sánh với các phần đánh giá từng khu vực, đây là một cách đánh giá mới trong test Denver II, chưa có tài liệu nào nghiên cứu. Tỷ lệ tính được có 48% trẻ bình thường, 36% chậm phát triển nhẹ, 16% chậm phát triển nặng. Sở dĩ có tỷ lệ như vậy là do trong phần đánh giá chỉ số DQ chung đã lấy mức tuổi phát triển ứng với mức thấp nhất trong cả 4 khu vực. Việc kết luận các trẻ chậm phát triển dựa vào chỉ số DQ này là chưa đủ, cần kết hợp với nhiều yếu tố khác mà đề tài chúng tôi còn chưa có khả năng tìm hiểu hết.

Một phần của tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và phát triển tâm vận động trẻ dưới 6 tuổi tại phường Trần Hưng Đạo thành phố Phủ Lý Hà Nam năm 2012 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)