Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân và mức độ phát triển tâm vận

Một phần của tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và phát triển tâm vận động trẻ dưới 6 tuổi tại phường Trần Hưng Đạo thành phố Phủ Lý Hà Nam năm 2012 (Trang 48)

Bảng 3.12 - Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân và mức độ phát triển tâm vận động theo các khu vực

Mức độ phát triển tâm vận động các khu vực Nhóm trẻ béo phì và bình thường (n =273) OR (95% CI) p

Thừa cân Bình thường

Khu vực cá nhân xã hội Chậm, nghi ngờ (%) 55,6 59,2 OR = 0,86 (0,45 – 1,64) p>0,05 Tiến bộ, bình thường (%) 44,4 40,8 Khu vực vận động tinh tế Chậm, nghi ngờ (%) 26,7 24,1 OR = 1,14 (0,55 – 2,37) p>0,05 Tiến bộ, bình thường (%) 73,3 75,9 Khu vực ngôn ngữ Chậm, nghi ngờ (%) 13,3 20,2 OR = 0,61 (0,24 – 1,53) p>0,05 Tiến bộ, bình thường (%) 86,7 79,8 Khu vực vận động thô Chậm, nghi ngờ (%) 11,1 9,2 OR = 1,23 (0,44 – 3,47) p>0,05 Tiến bộ, bình thường (%) 88,9 90,8 Nhận xét:

Bảng 3.12 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thừa cân hay bình thường với sự phát triển chậm hay bình thường của phát triển tâm vận động ở cả 4 khu vực (p>0,05).

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1 Tình trạng dinh dưỡng

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ SDD trẻ em dưới 6 tuổi tại địa bàn nghiên cứu lần lượt là: 4,3% trẻ SDD thể nhẹ cân; 7,1% trẻ SDD thể thấp còi và 7,1% trẻ SDD thể gầy còm (biểu đồ 3.3).

Bảng 4.1 - So sánh các thể SDD với các nghiên cứu khác Nghiên cứu Đào Thị Tuyết

Mai [18]

Vũ Thị Thanh Hương [13]

Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010 – 2011[28] Đối tượng 0 – 24 tháng 0 – 60 tháng 0 – 60 tháng Năm nghiên cứu 2011 2006 2012 Địa bàn Xã Phù Vân, Phủ Lý, Hà Nam Huyện Sóc Sơn, Hà Nội Hà Nam Đồng bằng sông Hồng Toàn quốc Nhẹ cân (%) 7,4 21,2 15,9 11,8 16,2 Thấp còi (%) 17,4 27,9 25,5 21,9 26,7 Gầy còm (%) 4,6 7,5 7,9 5,5 6,7

Xét thể SDD nhẹ cân, theo số liệu điều tra của Viện Dinh Dưỡng (VDD) năm 2012, tỷ lệ này ở tỉnh Hà Nam là 15,9%, của toàn quốc là 16,2% [28]. Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ SDD thể nhẹ cân thấp hơn nhiều so với tỷ lệ SDD thể nhẹ cân chung của tỉnh và toàn quốc. Điều này có thể giải

thích tỷ lệ SDD thể nhẹ cân thường biểu hiện tình trạng SDD trong hiện tại, chỉ số cân nặng theo tuổi dễ cải thiện bằng các biện pháp tăng cường dinh dưỡng và giảm tình trạng bệnh tật. Phường Trần Hưng Đạo nằm ở trung tâm thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam là một phường có điều kiện kinh tế và văn hóa phát triển. Kết quả ở bảng 3.2 và bảng 3.3 đã cho thấy có tới 98,6% số hộ gia đình đủ ăn, trình độ học vấn của các bà mẹ được phỏng vấn phần lớn là đại học cao đẳng (50,6%), không có bà mẹ nào không biết chữ. Việc cải thiện dinh dưỡng cho con cái họ có thể đều được quan tâm hơn và thuận lợi để thực hiện. Mặt khác trong số các trẻ được nghiên cứu có tới 96,6 % cân nặng lúc sinh từ 2500 gram trở lên, chỉ có 3,4% trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2500 gram (biểu đồ 3.2). Nghiên cứu của Đào Thị Tuyết Mai ở một xã ven thành phố Phủ Lý, tỷ lệ SDD nhẹ cân chỉ chiếm 7,4% [18]. Điều này có thể giải thích phần nào tỷ lệ SDD thể nhẹ cân tại địa bàn nghiên cứu lại thấp như vậy.

SDD thể thấp còi trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ là 7,1% (biểu đồ 3.3), thấp hơn so với tỷ lệ này của toàn tỉnh Hà Nam và khu vực Đồng bằng sông Hồng. Bảng 4.1 cho thấy năm 2012 tỷ lệ SDD tỉnh Hà Nam là 25,5%, của khu vực Đồng bằng sông Hồng là 21,9% và cả nước 26,7% [28]. Kết quả cũng thấp hơn so với tỷ lệ theo nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hương tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội năm 2006 (27,9%), và theo nghiên cứu của Đào Thị Tuyết Mai tại xã Phù Vân, Phủ Lý năm 2011 (17,4%) [13]. Điều này có thể giải thích được là do tỷ lệ SDD thấp còi được coi là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của xã hội, phản ảnh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc SDD trong quá khứ làm cho trẻ bị còi cọc và là chỉ số đánh giá hậu quả của sự đói nghèo. Địa bàn nghiên cứu nằm trong khu vực đồng bằng, là khu dân cư thành thị phát triển, tỷ lệ hộ nghèo chỉ chiếm 0,94% (theo phân loại địa phương) và số hộ đủ ăn có tới 98,6% (bảng 3.3).

3.3). Tỷ lệ này ngang tầm so với tỉnh Hà Nam theo điều tra năm 2012 của VDD (7,9%), nhưng lại cao hơn so với ở khu vực và toàn quốc (5,5% ở khu vực Đồng bằng sông Hồng; 6,7% ở toàn quốc) [28].

Từ kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 6 tuổi SDD ở phường Trần Hưng Đạo thành phố Phủ Lý Hà Nam chủ yếu là ở nhóm vừa (4,6% thể nhẹ cân; 5,1% thể thấp còi; 4,6% thể gầy còm), SDD nặng chiếm tỷ lệ nhỏ (0,3% thể nhẹ cân; 2,0% thấp còi; 2,6% thể gầy còm). Phân bố mức độ suy dinh dưỡng như vậy tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Hoa về tình trạng dinh dưỡng tại huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình, chủ yếu là suy dinh dưỡng vừa (20% thể nhẹ cân; 40,1% thể thấp còi và 6,4% thể gầy còm), tỷ lệ tương ứng với suy dinh dưỡng nặng là 3,5%; 12,1% và 0,5% [9].

Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra tỷ lệ SDD cũng có xu hướng tăng theo nhóm tuổi. SDD nhẹ cân là 0% với nhóm dưới 12 tháng tuổi, còn ở các nhóm tuổi khác, tỷ lệ này cũng tăng lên đáng kể, ở nhóm 12 – 23 tháng là 3,9%, cao nhất ở nhóm tuổi 36 - 47 tháng với 7,2%. Tỷ lệ SDD thấp còi cũng không xuất hiện ở nhóm dưới 6 tháng, tăng lên ở nhóm 6 - 11 tháng là 7,7 %, cao nhất là nhóm 12 - 23 tháng là 11,5%, trong khi nhóm 36 - 47 tháng cũng lên tới 11,3% (bảng 3.5). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Hương tại huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa: tỷ lệ SDD thể nhẹ cân tăng dần theo tuổi từ không có trẻ nào dưới 6 tháng bị SDD, đến 23,7% ở nhóm tuổi 6 -23 tháng, cao nhất ở nhóm tuổi 24 – 35 tháng với gần 40%; tỷ lệ trẻ thấp còi tăng dần theo tuổi bắt đầu xuất hiện ở nhóm 6 tháng tuổi (10%) lên đến 36,2% ở nhóm 36 - 60 tháng [12]. Điều này có thể được giải thích là do ở độ tuổi ngoài 6 tháng, trẻ bắt đầu được ăn bổ sung, dinh dưỡng của trẻ bắt đầu phụ thuộc vào việc thực hành cho trẻ ăn bổ sung của bà mẹ và người chăm sóc trẻ.

tuổi 24 - 35 tháng, SDD của cả 3 thể đều rất thấp so với các nhóm tuổi khác (thể nhẹ cân: 0%; thể thấp còi là 4,3% và thể gầy còm là 2,1 %). Điều này có thể được giải thích là thông thường, trẻ 24 tháng tuổi bắt đầu cai sữa mẹ, dinh dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn của trẻ. Với những trẻ trong điều kiện phát triển kinh tế như ở phường Trần Hưng Đạo thì ở độ tuổi này phần lớn còn là nhóm trẻ mới bắt đầu đi mẫu giáo, dinh dưỡng cho trẻ còn phụ thuộc vào việc chăm sóc trẻ của các cô giáo mầm non tại phường.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng đề cập tới tình trạng thừa cân béo phì tại phường Trần Hưng Đạo thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam, tỷ lệ này khá cao (chiếm 12,9%), tăng dần ở các nhóm tuổi, thấp nhất là nhóm tuổi 12 - 23 tháng (7,7%), cao nhất là nhóm 60 - 71 tháng tuổi (16,7 %) (bảng 3.6). Kết quả này cao hơn so với tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi của toàn quốc được đưa ra trong Hội nghị công bố kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2010 và Chiến lược quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia: Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi là 5,6% (ở thành phố 6,5% và ở nông thôn 4,2%). Tuy nhiên Hội nghị cũng đã chỉ ra tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng; so với năm 2000, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi hiện cao hơn 6 lần [27]. Mặt khác trong một nghiên cứu ở quận nội thành ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 cũng đưa ra kết quả tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi lên tới 14,7% [10]. So sánh với nghiên cứu này, kết quả đưa ra cũng là phù hợp với xu thế hiện nay ở các vùng thành thị.

Một phần của tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và phát triển tâm vận động trẻ dưới 6 tuổi tại phường Trần Hưng Đạo thành phố Phủ Lý Hà Nam năm 2012 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)