a) Kế toán trưởng.
Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám Đốc.
- Có nhiệm vụ phụ trách, hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tài chính của công ty.
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn thi hành các chế độ thể lệ tài chính, kế toán do Nhà Nước quy định.
- Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán của công ty.
- Phụ trách việc kiểm kê tài sản hàng kỳ của công ty, có những báo cáo và kiến nghị kịp thời cho Ban Giám Đốc công ty.
- Tính giá thành sản phẩm
- Kiểm tra, ký duyệt các Báo Cáo Tài Chính.
- Báo cáo tình hình kết quả sản xuất kinh doanh cho Ban Giám Đốc.
b) Kế toán tổng hợp.
- Kiểm tra các chứng từ có liên quan để làm công tác tổng hợp về các chi phí
phát sinh, doanh thu, xác định lãi lỗ, các khoản thanh toán với nhà nước, ngân hàng, nhà cung cấp… Kế toán trưởng Thủ quỹ KT ngân hàng KT thanh toán KT tổng hợp Ban Giám Đốc KT NVL
- Ghi chép Sổ Cái, lập các Báo Cáo Tài Chính.
- Lên Báo Cáo thuế, quyết toán thuế Giá Trị Gia Tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Giúp kế toán trưởng làm báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh của công ty.
c) Kế toán thanh toán.
- Theo dõi các khoản công nợ (phải thu, phải trả) của công ty.
- Theo dõi tình hình nhập xuất thành phẩm và doanh thu của công ty.
- Thông báo kịp thời về tình hình tiêu thụ sản phẩm, các khoản Nợ của công
ty lên cho cấp trên.
d) Kế toán ngân hàng.
- Theo dõi tình hình biến động tiền gửi ngân hàng của công ty.
- Chịu trách nhiệm về các giao dịch với ngân hàng về các khoản phải thu
khách hàng, phải trả người bán bằng tiền gửi.
- Theo dõi các khoản vay ngân hàng của công ty bằng tiền gửi.
- Phụ trách việc giao dịch với các đối tác nước ngoài khi xuất khẩu sản phẩm.
e) Kế toán nguyên vật liệu.
- Hướng dẫn, kiểm tra thủ kho và các bộ phận ở xưởng sản xuất thực hiện đúng quy định các ghi chép ban đầu.
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận
chuyển, nhập, xuất và tồn kho vật liệu, tính giá thực tế của vật liệu thu mua, kiểm
tra việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào.
- Tham gia việc kiểm kê nguyên vật liệu, hàng tồn kho, lập báo cáo Nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu.
- Kiểm tra việc thừa thiếu, tồn kho nguyên vật liệu để có những đề xuất hợp
lý và kịp thời nhằm tránh lãng phí và đảm bảo sản xuất liên tục.
f) Thủ quỹ.
- Tiến hành chi tiền mặt khi có chứng từ đã được phê duyệt.
- Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, kiểm tra lượng tiền mặt tồn quỹ để có
báo cáo kịp thời.