1.5.2.1. Phương pháp giản đơn.
a) Điều kiện áp dụng.
- Áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn.
- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm.
b) Phương pháp tính.
- Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản
xuất phát sinh trong kỳ - Các khoản làm giảm chi phí – Chi phí sản xuất dở dang
cuối kỳ.
- Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phẩm / Số lượng sản phẩm hoàn thành.
1.5.2.2. Phương pháp loại trừ chi phí.
a) Điều kiện áp dụng.
- Doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, cùng quy trình công nghệ
sản xuất vừa thu được sản phẩm chinh, vừa thu được sản phẩm phụ ( Sản phẩm phụ
không phải là đối tượng tính giá thành và được đánh giá theo mục đích tận dụng).
- Đối tượng tập hợp chi phí là quy trình công nghệ.
- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính.
b) Phương pháp tính.
Tổng giá thành sản phẩm chính = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất
(Giá trị sản phẩm phụ tính theo giá bán chưa thuế trừ lợi nhuận định mức
hoặc tính theo giá trị nguyên vật liệu ban đầu đưa vào sản xuất).
1.5.2.3. Phương pháp hệ số.
a) Điều kiện áp dụng.
- Áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra ngiều
loại sản phẩm chính khác nhau.
- Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ.
- Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trên quy trình công nghệ đó.
b) Phương pháp tính.
Hệ số tính giá thành cho từng loại sản phẩm, doanh nghiệp xây dựng hệ số trên cơ sở căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, trong đó chọn một loại sản phẩm
tiêu chuẩn có hệ số tính giá thành là 1.
Bước 1: Quy đổi tất cả các sản phẩm về sản phẩm tiêu chuẩn.
Số lượng sản phẩm quy chuẩn = Tổng (Qi * Hi)
(Qi: Khối lượng sản phẩm loại i hoàn thành. Hi: Hệ số quy đổi của sản phẩm loại i).
Bước 2: Tính tổng giá thành của nhóm sản phẩm.
Tổng Znhóm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ - Các khoản giảm chi phí.
Bước 3: Tính giá thành đơn vị sản phẩm quy chuẩn.
Giá thành đơn vị Tổng giá thành của nhóm sản phẩm
sản phẩm chuẩn Tổng khối lượng sản phẩm quy chuẩn
Bước 4: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm.
Giá thành thực tế 1 sản phẩm loại i = Giá thành 1 sản phẩm chuẩn * Hi
Tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm = Giá thành thực tế 1 sản phẩm loại i * Qi
1.5.2.4. Phương pháp tỷ lệ.
a) Điều kiện áp dụng.
- Áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra ngiều
loại sản phẩm chính khác nhau. =
- Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ.
- Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trên quy trình công nghệ đó.
b) Phương pháp tính.
- Trường hợp tỷ lệ chung cho nhóm sản phẩm:
Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm hoàn thành Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm
Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm trong kỳ = Tổng giá thành kế hoạch
của từng loại sản phẩm * Tỷ lệ giá thành
- Trường hợp tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục:
Tỷ lệ theo khoản Tổng giá thành thực tế của các khoản mục hoàn thành trong kỳ
mục giá thành Tổng giá thành kế hoạch của các khoản mục
Tổng giá thành thực tế của từng khoản mục trong kỳ = Tổng giá thành kế hoạch của
các khoản mục * Tỷ lệ giá thành theo khoản mục.
1.5.2.5. Phương pháp phân bước.
a) Phương pháp kết chuyển song song ( không tính giá thành bán thành phẩm).
- Điều kiện áp dụng:
Những doanh nghiệp có quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến, quy
trình công nghệ phức tạp.
Đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn công nghệ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh.
Không có bán thành phẩm bán ra ngoài hoặc theo yêu cầu quản lý không cần
tính giá thành bán thành phẩm
- Phương pháp tính:
Tổng giá thành sản phẩm hoàn chỉnh = Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí
chế biến bước 1 + Chi phí chế biến bước 2 + … + Chi phí chế biến bước n
*100
= * 100
b) Phương pháp kết chuyển tuần tự.
- Điều kiện áp dụng:
Những doanh nghiệp có quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến,
quy trình công nghệ phức tạp, ở mỗi giai đoạn có yêu cầu tính giá thành bán thành phẩm.
Đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn sản xuất.
Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh.
Bán thành phẩm có thể bán ra ngoài hoặc theo yêu cầu quản lý cần tính giá
thành bán thành phẩm.
- Phương pháp tính:
Theo phương pháp giản đơn
Trong đó chi phí phát sinh ở GĐn = Tổng giá thành Bán thành phẩm GĐn-1
+ Chi phí chế biến phát sinh GĐn.
1.5.2.6. Phương pháp liên hợp:
Kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau do tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO
BÌ VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP NGHỆ AN.
2.1. Giới thiệu về công ty.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ KINH DOANH TỔNG
HỢP NGHỆ AN.
- Tên Tiếng Anh: NGHE AN GENERAL TRADING AND BAG
PRODUCTION JOINT STOCK COMPANY - Tên giao dịch và viết tắt: NATRAPACK.
- Địa chỉ Công ty: Km 10 - Quốc Lộ 1A - Nghi Liên - Nghi Lộc - Nghệ An.
- Điện thoại: 038. 3611152 - Fax : 038. 3611152 - Mã số thuế : 2900326262
- Công ty được thành lập và chuyển đổi thành công ty cổ phần từ Công ty
Dịch vụ công nghiệp Nghệ An theo:
Quyết định số 4762/QĐ-UB ngày 27 tháng 03 năm 1996 của chủ tịch
UBND Tỉnh Nghệ An trực thuộc ban tài chính quản trị Tỉnh uỷ để làm kinh tế Đảng
theo chỉ thị số 12 của Đảng.
Quyết định số 1836 QĐ/UBND-ĐMDN ngày 08 tháng 06 năm 2005 của
UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty dịch vụ
công nghiệp Nghệ An
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2703000625 do Sở Kế hoạch và
đầu tư Nghệ An cấp ngày 02/08/2005. - Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần
Trong đó cơ cấu cổ phần theo điều lệ của công ty hiện nay như sau: 40% cổ
phần của các thành viên Hội Đồng Quản Trị, còn 60% cổ phần của người lao động
- Vài nét về quá trình hình thành, phát triển của công ty:
Tiền thân của Công ty cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ An là Công ty Dịch vụ công nghiệp Nghệ An. Được thành lập theo quyết định số
4762/QĐ - UB ngày 27/3/1996 của Chủ tịch UBND Tỉnh Nghệ An. Trực thuộc Ban
Tài chính quản trị Tỉnh uỷ để làm kinh tế Đảng theo chỉ thị số 12 của TW Đảng.
Ngày 1/6/2000 thực hiện chủ trương của Ban thường vụ Tỉnh Nghệ An và
quyết định của UBND Tỉnh, Công ty dịch vụ công nghiệp Nghệ An chuyển từ Ban
tài chính Quản trị Tỉnh Uỷ quản lý sang Nhà nước quản lý trực thuộc Sở Công
Nghiệp Nghệ An.
Thi hành quyết định số 1836QĐ/UBND - ĐMMDN ngày 8 tháng 6 năm
2005 của UBND Tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt phương án Cổ phần hoá Công ty
dịch vụ Công nghiệp Nghệ An, Công ty dich vụ công nghiệp Nghệ An chuyển
thành Công ty cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ An.
Ở thời điểm mới thành lập số vốn kinh doanh của Công ty là 36.586.000.000
đồng với hơn 200 cán bộ công nhân viên, những năm gần đây công ty đã mở rộng
sản xuất với tổng số vốn kinh doanh tăng lên 50.320.120.000 đồng (năm 2009), với hơn 450 cán bộ công nhân viên. Công ty có 3 nhà xưởng sản xuất chủ yếu, được bố
trí trên mặt bằng gần 10.000m2, sản lượng sản xuất của công ty hiện nay đạt trên 30 triệu sản phẩm/năm. Công ty đã mở rộng được thị trường trong nước ở các tỉnh như
Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và trong một vài năm trở lại đây Công
ty còn mở rộng thị trường ra nước ngoài, xuất khẩu sản phẩm sang Thụy Sỹ, Lào, Trung Quốc…Sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường nhờ ưu thế về giá bán và chất lượng. Doanh thu và lợi nhuận của công ty ngày càng cao,
đời sống của cán bộ công nhân viên đang ngày càng được cải thiện. Liên tục 2 năm 2008 và 2009 công ty đã được Sở Công Nghiệp, Liên Đoàn Lao Động Nghệ An
tặng bằng khen cho đơn vị lao động xuất sắc và đảm bảo an toàn lao động. Đây là một phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty trong suốt thời gian qua. Với tốc độ phát triển như hiện nay trong tương
lai không xa Công ty sẽ trở thành một trong những Công ty lớn không những của
Nghệ An mà còn là của cả nước.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ.
2.1.2.1. Chức năng.
Theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 27030000625 ngày 02 tháng
08 năm 2005 do Sở kế hoạch và đầu tư Nghệ An cấp, ngành nghề kinh doanh chính
của Công ty là:
- Sản xuất kinh doanh sản phẩm bao bì xi măng và bao bì nông sản các loại.
- Kinh doanh thương mại và các dịch vụ khác.
2.1.2.2. Nhiệm vụ.
- Thực hiện tốt pháp luật bảo vệ môi trường, chấp hành nghiêm chỉnh các
nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động, nâng cao đời sống người lao động.
- Thực hiện tốt pháp luật hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên, trung thực theo đúng quy định của Nhà Nước.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà Nước.
- Thực hiện theo đúng nghành nghề kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép
kinh doanh.
- Quản lý, khai thác nguồn vốn có hiệu quả.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Hội Đồng Quản Trị Ban Giám Đốc P.Kế toán- Tài chính P.Tổ chức P.Kế hoạch kinh doanh P.Kỹ thuật P.KCS
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban.
- Hội đồng quản trị:
Hoạt động theo chức năng và quyền hạn đã được qui định trong điều lệ của
Công ty. Hội đồng quản trị điều hành toàn quyền nhân danh cho công ty, quản trị đúng pháp luật Nhà Nước, bảo vệ quyền lợi phát triển công ty, chịu trách nhiệm về
những vi phạm điều lệ.
- Ban giám đốc:
Gồm 1 Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc.
Dưới sự chỉ đạo và giám sát của Hội đồng quản trị Công ty, Ban Giám đốc
thực hiện điều hành công việc, giám sát kiểm tra các phòng ban trong công ty. Các phòng ban tuân thủ sự điều hành trực tiếp của Giám đốc, các trưởng phòng chịu
trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc về kết quả hoạt động của phòng. Giám đốc
trực tiếp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình tổng hợp các kết quả ở
các bộ phận để có báo cáo đúng thời gian qui định.
- Phòng Tổ chức:
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc để quản lý các hoạt động công tác tổ
chức bộ máy và cán bộ, quản lí lao động, điều hành nhân sự, tiền lương, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, công tác hành chính quản lý văn phòng, bảo vệ công ty.
- Phòng Tài chính - kế toán:
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc quản lý công tác tài vụ, kế toán, thống
kê kho quỹ như: Đảm bảo nguồn vốn, tổ chức chu chuyển vốn phục vụ sản xuất,
làm tốt nghĩa vụ với nhà nước.
- Phòng kế hoạch kinh doanh:
Chịu sự điều hành trực tiếp của Ban Giám Đốc, có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc quản lý về hoạt động mua, bán, nhận đơn đặt hàng, vạch ra những phương hướng kinh doanh cho công ty, đề ra những mục tiêu về thị trường, về quy mô sản
xuất trình lên Giám Đốc để Giám Đốc tham mưu.
Có nhiệm vụ đảm bảo hệ thống điện, hệ thống máy móc thiết bị cho toàn công ty.
- Phòng KCS:
Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, hàng hóa mua vào và chất lượng của các sản phẩm công ty sản xuất ra.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất:2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất. 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất.
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức sản xuất
2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
a) Ban quản đốc phân xưởng.
- Quản đốc xưởng:
Quản đốc chịu trách nhiệm bố trí lao động hợp lí, phù hợp với dây chuyền
sản xuất. Tổ dệt Xưởng tái chế Xưởng sản xuất bao nông sản Tổ tạo sợi Tổ Tráng Màng
Tổ Tạo Bao Tổ May
Bao Tổ Cắt Nẹp Xưởng sản xuất bao xi măng Ban Quản Đốc Xưởng Ban Giám Đốc
Duy trì nghiêm túc ý thức tổ chức kỷ luật lao động, yêu cầu công việc hằng
ngày, cũng như trong việc chấp hành nội quy Công ty và quy chế của nhà máy.
Phụ trách toàn bộ quá trình sản xuất của phân xưởng, có những báo cáo kịp
thời lên cấp trên về tình hình sản xuất và chi phí phát sinh.
- Phó quản đốc có nhiệm vụ giúp việc cho quản đốc theo dõi cụ thể tình hình sản
xuất ở từng tổ sản xuất để báo cáo lên quản đốc.
Ở xưởng 1 (xưởng sản xuất bao xi măng) có 2 phó quản đốc, còn ở xưởng
sản xuất bao nông sản có 1 phó quản đốc, phân xưởng tái chế không có.
- Kế toán xưởng:
Chịu trách nhiệm theo dõi lao động của phân xưởng, phụ trách chấm công,
tổng hợp số sản phẩm hoàn thành làm cơ sở để phòng Tổ chức tính luơng.
Tham gia công tác kiểm kê các tài sản thuộc quản lý của xưởng.
Định kỳ lập báo cáo cho quản đốc xưởng về tình hình thực hiện kế hoạch
sản xuất và kết quả hạch toán nội bộ của phân xưởng.
b) Phân xưởng sản xuất bao xi măng (Xưởng 1).
- Tổ tạo sợi có nhiệm vụ tạo sợi từ những nguyên vật liệu đầu vào đầu tiên. - Tổ dệt nhằm dệt sợi tạo vải pp.
- Tổ tráng màng có nhiệm vụ phức hợp giữa vải pp và giấy kraff tạo mành. - Tổ tạo bao tạo thành hình dáng cơ bản cho bao và in chữ lên mặt bao.
- Tổ may bao có nhiệm vụ may bao thành bao hoàn chỉnh, in giáp lai lên bao. - Tổ cắt nẹp có nhiệm vụ nẹp giấy kraff dưới đáy bao để hoàn thành sản
phẩm nhập kho.
c) Phân xưởng sản xuất bao nông sản (Xưởng 2).
Gồm các tổ tương tự như ở phân xưởng sản xuất bao xi măng, chỉ không có
tổ tráng màng và tổ cắt nẹp do sản phẩm bao nông sản bỏ qua giai đoạn phức hợp
giấy kraff và vải pp.
2.1.4.3. Quy trình sản xuất sản phẩm bao xi măng.
Sơ đồ 2.3. Quy trình sản xuất sản phẩm bao xi măng
Giải thích sơ đồ:
Nguyên vật liệu các loại gồm hạt nhựa tạo sợi, phụ gia tạo sợi, tái chế, hạt
chống mục phụ gia,…, sẽ được đưa vào máy tạo sợi, sau đó qua giai đoạn dệt tạo