Dự báo sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất của huyện sơn động, tỉnh bắc giang giai đoạn 2005 - 2011 (Trang 64)

6. Cấu trúc đề tài

2.6.1 Dự báo sử dụng đất nông nghiệp

Phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Động trong thời kỳ 2005 - 2015 phải phù hợp với các mục tiêu lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vì vậy cơ cấu đất nông nghiệp cần đổi mới theo hướng ưu tiên đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm và tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, đưa ngành nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa:

Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích gieo trồng, tăng năng suất chất lượng sản phẩm và phát triển chăn nuôi gia đình, kết hợp với chăn nuôi trang trại.

Chuyển một phần diện tích đất ruộng 1 vụ lúa thường xuyên bị hạn do thiếu nước sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

Xen canh gối vụ ở những vùng đất có điều kiện thâm canh cao, phấn đấu đến năm 2015có hệ số gieo trồng đạt 2,2 - 2,4 lần/năm.

Cải tạo diện tích đất vườn tạp chuyển sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Lựa chọn tập đoàn giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao phù hợp với đất đai, khí hậu, thời tiết trên từng tiểu vùng.

Phát triển giao thông, thủy lợi, củng cố và mở rộng các vùng chuyên canh lúa - màu, cây công nghiệp, cây ăn quả.

Tập trung đầu tư, cải tạo mở rộng khai thác diện tích đất bằng, đất đồi có độ dốc nhỏ chưa sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

Thực hiện mục tiêu phát triển của ngành nông nghiệp trong thời kỳ 2005- 2015 việcsử dụng đất nông nghiệp phải chú trọng giải quyết đồng bộ các vấn đề sau:

Hạn chế chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa - màu sang các mục đích phi nông nghiệp.

Chuyển đổi, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý trên từng địa bàn cụ thể và theo từng thời vụ trong năm, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm.

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện thâm canh cao, đặc biệt là thủy lợi và giống nhằm bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.

Đầu tư, cải tạo, mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2015 diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp của huyện được xác định như sau:

Bảng 2.11: Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp của huyện năm 2015

Loại đất Diện tích( ha) Cơ cấu( %)

Tổng diện tích đất nông nghiệp 11.412,31 13.52

1. Đất trồng cây hang năm 3.751,21 32.87

2. Đất vườn tạp 261.81 2.29

3. Đất trồng cây lâu năm 7.163,62 62.77

4. Đất cỏ dung vào chăn nuôi 200,00 1.75

5. Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 35,67 0.31

(Nguồn: Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 - Phòng tài nguyên môi trường huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang).

* Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp

Chuyển 800 ha đất ruộng 1 vụ lúa thường xuyên bị hạn, năng suất thấp sang trồng cây ăn quả 200 ha và trồng cây công nghiệp ngắn ngày (cây hàng năm khác) 600 ha.

Đẩy mạnh công tác thuỷ lợi để chuyển 1000 ha đất 1 vụ sang đất 2 vụ, đồng thời chuyển 200 ha đất 2 vụ sang đất 3 vụ.

Chuyển 195 ha đất nương rẫy khác (đất nương rẫy) sang đất trồng cây lâu năm để trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.

Chuyển 250 ha đất vườn tạp sang trồng cây ăn quả.

Chuyển 5 ha đất trồng cây hàng năm khác sang trồng cây lâu năm.

* Khai thác các loại đất để đƣa vào sản xuất nông nghiệp

Để tăng diện tích đất nông nghiệp và bù lại một phần diện tích đất nông nghiệp phải chuyển sang các mục đích sử dụng khác, thời gian tới sẽ chuyển 31,94 ha đất chuyên dùng, 150 ha đất lâm nghiệp có rừng kém hiệu quả và đầu tư khai thác 2755,72 ha đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó:

Khai thác 5,72 ha đất bằng chưa sử dụng thuộc xã An Lạc và thị trấn An Châu để đưa vào trồng cây hàng năm khác.

Khai thác 2750 ha đất đồi núi chưa sử dụng để chuyển sang các mục đích sử dụng sau:

Đất trồng cây lâu năm 2000 ha, trong đó trồng cây ăn quả 1500 ha và 500 ha cây công nghiệp lâu năm.

Đất trồng cây hàng năm khác 500 ha.

Xây dựng đồng cỏ dùng vào chăn nuôi 200 ha. Đất nương rẫy khác 50 ha.

Do quy hoạch lại các nghĩa trang, nghĩa địa nên đã chuyển được 26 ha đất nghĩa trang, nghĩa địa sang đất trồng cây hàng năm khác 6,50 ha và đất trồng cây lâu năm 19,50 ha.

Chuyển 150 ha đất rừng trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và trồng cây công nghiệp lâu năm.

Chuyển 5,94 ha đất thuỷ lợi sang đất trồng lúa màu 2,66 ha, đất trồng cây hàng năm khác 1,08 ha và đất trồng cây lâu năm 2,20 ha.

Bảng 2.12: So sánh diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp trước và sau quy hoạch

So sánh diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp trƣớc và sau quy hoạch

Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2015 So sánh 2010 – 2015 Loại đất D.tích (ha) cấu (%) D.tích (ha) cấu (%) D.tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất nông nghiêp 8.592,96 100,00 11.412,31 100,00 2.819,35 32,81 1. Đất trồng cây hàng năm 3.646,33 42,43 3.751,21 32,87 104,88 2,88 1.1. Đất ruộng lúa, lúa màu 2.770,43 75,98 1.943,64 51,81 -826,79 -29,84

2 . Đất vườn tạp 559,64 6,51 261,81 2,29 -297,83 -53,22 3. Đất trồng cây lâu năm 4.351,32 50,64 7.163,62 62,77 2.812,30 64,63 4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0,00 0,00 200,00 1,75 200,00 *** 5. Đất mặt nước nuôi trồng T.Sản 35,67 0,42 5,67 0,31 0,00 0,00

(Nguồn: Kế hoạch sử dụng đất năm 2015- Phòng tài nguyên môi trường huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang).

Như vậy đến năm 2015 diện tích đất nông nghiệp của huyện là 11.412,31 ha, tăng 2.819,35 ha so với năm 2000. Trong đó đất trồng cây hàng năm tăng 104,88 ha, đất trồng cây lâu năm tăng 2.812,30 ha (chủ yếu là đất trồng cây ăn quả 2.099,63 ha và đất trồng cây công nghiệp lâu năm 500 ha), đất đồng cỏ tăng 200 ha. Trong đất trồng cây hàng năm thì đất trồng lúa màu giảm 826,79 ha, chủ yếu chuyển sang đất trồng cây công nghiệp hàng năm và đất trồng cây lâu năm, trong đó trồng cây ăn quả là chính. Đặc biệt do nâng cấp và cải tạo hệ thống thuỷ lợi nên có thể chuyển phần diện tích đất 1 vụ thành đất 2 vụ và đất 2 vụ thành đất 3 vụ.

Căn cứ vào mục tiêu phát triển, tiềm năng đất đai và định hướng phát triển ngành nông nghiệp, đến năm 2010 trên địa bàn huyện hình thành 5 tiểu vùng nông nghiệp:

Trên cơ sở tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp đã được phân tích, trình bày ở phần trên, định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện trên các tiểu vùng như sau:

Tiểu vùng 1: Gồm 6 xã phía Tây Bắc huyện: Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Giáo Liêm, Quế Sơn, Phúc Thắng, Thạch Sơn. Với các đặc điểm đất đai, khí hậu đã trình ở trên, định hướng sử dụng đất của tiểu vùng được xác định như sau:

Cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi để chuyển khoảng 400 ha đất ruộng 1 vụ sang đất 2 vụ lúa ăn chắc, đất trồng cây công nghiệp hàng năm và đất trồng cây lâu năm.

Chuyển gần 500 ha đất nương rẫy có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây công nghiệp hàng năm và trồng cây ăn quả.

Chuyển khoảng 100 ha đất vườn tạp sang trồng cây ăn quả.

Khai thác khoảng 1 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng để đưa vào trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Với tổng diện tích tự nhiên 16.680,80 ha bằng 19,76% diện tích tự nhiên của huyện. Đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp có 3567,12 ha bằng 21% diện tích đất tự nhiên của vùng và bằng 31% diện tích đất nông nghiệp của huyện.

Bảng 2.13: Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp tiểu vùng 1

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu

(%)

Tổng diện tích tự nhiên 16.680,80 100,00 I. Đất nông nghiệp 3.567,12 19,76 1. Đất cây hàng năm 1.065,66 29,85 a. Đất ruộng lúa - lúa màu 374,42 35,15 b. Đất nương rẫy 317,50 29,83 c. Đất trồng cây hàng năm khác 373,74 35,01 2. Đất vườn tạp 36,42 1,02 3. Đất trồng cây lâu năm 2.425,04 68,01 4. Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi 40,00 1,12 5. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 0,00 0,00

(Nguồn: Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 - Phòng tài nguyên môi trường huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang).

Đây sẽ là vùng tập trung phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm, trồng cây công nghiệp hàng năm và phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Tiểu vùng 2: Gồm các 4 xã phía Tây Bắc của huyện: Thanh Sơn, Thanh luận, Tuấn Đạo, Bồng Am. Hướng sử dụng đất đai của tiểu vùng như sau:

+ Triệt để khai thác diện tích đất lúa - lúa màu, trong đó chuyển khoảng 200 ha đất 1 vụ lúa sang đất 2 vụ lúa màu và đấttrồng cây công nghiệp hàng năm.

+ Chuyển gần 100 ha đất vườn tạp sang trồng cây ăn quả.

+ Khai thác khoảng 1 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng để trồng cây lâu năm.

Với tổng diện tích tự nhiên 21.851,40 ha bằng 25,88% diện tích tự nhiên của huyện. Đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp có 1886,33 ha bằng 8,63% diện tích đất tự nhiên của vùng và bằng 16,53% diện tích đất nông nghiệp của huyện.

Bảng 2.14: Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp tiểu vùng 2

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu

(%)

Tổng diện tích tự nhiên 1.851,40 100,00 I. Đất nông nghiệp 1.886,33 8,63 1. Đất cây hàng năm 541,89 28,73 a. Đất ruộng lúa - lúa màu 231,00 42,64 b. Đất nương rẫy 23,40 4,32 c. Đất trồng cây hàng năm khác 287,49 53,04 2. Đất vườn tạp 42,46 2,25 3. Đất trồng cây lâu năm 1.270,69 67,36 4. Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi 20,00 1,06 5. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 11,29 0,60

(Nguồn: Kế hoạch sử dụng đất năm 2015- Phòng tài nguyên môi trường huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang).

Đây sẽ là vùng phát triển nông lâm kết hợp, tập trung trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm để xuất khẩu như quế, chè, cà phê...đồng thời cũng là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm kết hợp với chăn nuôi..

Tiểu vùng 3: Gồm 2 xã phía Đông Nam huyện: Long Sơn, Dương Hưu. Đây là vùng đồi núi, địa hình cao là chân dãy núi Yên Tử. Hướng sử dụng đất của tiểu vùng được xác định như sau:

Khai thác tốt các công trình thuỷ lợi nhỏ để chuyển khoảng 400 ha đất ruộng 1 vụ sang đất 2 vụ, đất trồng các cây công nghiệp hàng năm và đất trồng cây ăn quả.

Khai thác khoảng trên 1 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng để trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

Với tổng diện tích tự nhiên 14.144,00 ha bằng 16,75% diện tích tự nhiên của huyện. Đến năm 2015 diện tích đất nông nghiệp có 2095.18 ha, chiếm 14,81% diện tích đất tự nhiên của vùng, bằng 18,36% diện tích đất nông nghiệp của huyện.

Bảng 2.15: Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp tiểu vùng 3

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 14.144,00 100,00 I. Đất nông nghiệp 2.095,18 14,81 1. Đất cây hàng năm 675,72 32,24 a. Đất ruộng lúa - lúa màu 405,62 60,06 b. Đất nương rẫy 20,00 2,22 c. Đất trồng cây hàng năm khác 250,10 37,72 2. Đất vườn tạp 12,96 0,62 3. Đất trồng cây lâu năm 1.332,08 63,59 4. Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi 70,00 3,34 5. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 4,42 0,21

Đây sẽ là vùng tập trung phát triển cây lâu năm (trong đó chủ yếu trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm), đồng thời cũng là vùng sản xuất lượng thực, thực phẩm kết hợp với chăn nuôi (chủ yếu là chăn nuôi đại gia súc).

Tiểu vùng 4: Gồm 3 xã Đông Bắc của huyện (Vân Sơn, An Lạc và Hữu Sản). Hướng sử dụng đất của tiểu vùng như sau:

+ Đầu tư thâm canh cải tạo khoảng 250 ha đất ruộng 1 vụ để chuyển thành đất ruộng 2 vụ ăn chắc và trồng cây công nghiệp hàng năm.

+ Chuyển khoảng 50 ha đất vườn tạp có hiệu quả sử dụng kém sang trồng cây ăn quả.

+ Khai thác khoảng trên 1 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng để trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả

Với tổng diện tích tự nhiên 19.347,20 ha, bằng 22,91% diện tích tự nhiên của huyện. Đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp có 1242,70 ha, chiếm 6,42% diện tích đất tự nhiên của vùng, bằng 10,88% diện tích đất nông nghiệp của huyện.

Bảng 2.16: Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp tiểu vùng 4

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 19.347,20 100,00 I. Đất nông nghiệp 1.242,70 6,42 1. Đất cây hàng năm 447,74 36,01 a. Đất ruộng lúa - lúa màu 250,53 55,98 b. Đất nương rẫy 11,37 2,54 c. Đất trồng cây hàng năm khác 185,84 41,48 2. Đất vườn tạp 39,92 3,21 3. Đất trồng cây lâu năm 697,68 56,16 4. Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi 50,00 4,02 5. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 7,36 0,59

(Nguồn: Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 - Phòng tài nguyên môi trường huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang).

Đây sẽ là vùng phát triển tương đối cân đối giữa cây hàng năm và cây lâu năm. Đây cũng là vùng phát triển chăn nuôi gia súc đứng thứ hai sau vùng III.

Tiểu vùng 5: Gồm 7 xã vùng trung tâm huyện ( An Lập, An Bá, Yên Định, Lệ Viễn, An Châu, Vĩnh Khương và thị trấn An Châu). Tiểu vùng có địa hình thấp hơn các vùng khác trong huyện và có khí hậu tương đối ôn hòa mang tính trung gian giữa tiểu vùng I và tiểu vùng II. Đây vừa là vùng nông nghiệp trọng điểm vừa là vùng trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của vùng như sau:

Tập trung cải tạo và đầu tư thâm canh cao khoảng 600 ha đất ruộng 1 vụ để chuyển sang ruộng 2 vụ và trồng cây công nghiệp hàng năm.

Chuyển khoảng 200 ha đất vườn tạp có hiệu quả sử dụng kém sang trồng cây ăn quả.

Khai thác khoảng trên 1 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng để trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

Với tổng diện tích tự nhiên 12.409,00 ha bằng 14,70% diện tích tự nhiên của huyện. Đến năm 2015 diện tích đất nông nghiệp có 2620,98 ha, chiếm 21,13% diện tích đất tự nhiên của vùng và bằng 22,98% diện tích đất nông nghiệp của huyện.

Bảng 2.17: Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp tiểu vùng 5

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 12.409,00 100,00

I. Đất nông nghiệp 2.620,98 21,13 1. Đất cây hàng năm 1.020,20 38,95 a. Đất ruộng lúa - lúa màu 682,07 66,98 b. Đất nương rẫy 4,50 0,44 c. Đất trồng cây hàng năm khác 333,63 32,58 2. Đất vườn tạp 130,05 4,97

3. Đất trồng cây lâu năm 1.438,13 54,84 4. Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi 20,00 0,76 5. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 12,60 0,48

(Nguồn: Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 - Phòng tài nguyên môi trường huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang)

Đây vừa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện vừa là vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp của huyện, nơi có điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển cả về vốn, lao động và đất đai cũng như có điều kiện để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm khai thác đất đai một cách có hiệu quả cao. (Quy hoạch đất nông nghiệp xem biểu: 18, 19, 20, 26, 27 - Phần phụ biểu)

Nhìn chung sản xuất nông nghiệp liên quan rất chặt chẽ đến tính chất tự nhiên của đất, với đặc tính đất đai và khí hậu thời tiết của từng tiểu vùng cần xem xét lựa chọn các tập đoàn cây trồng, vật nuôi thích hợp trên cơ sở áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, lựa chọn các công thức luân canh hợp lý, đầu tư cải tạo xây dựng hệ thống thuỷ lợi.

Đối với đất vườn tạp, ngoài việc giành đất cho giãn dân, phần lớn diện

Một phần của tài liệu đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất của huyện sơn động, tỉnh bắc giang giai đoạn 2005 - 2011 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)