Phân tích biến động tài nguyên đất giai đoạn 2005 – 2011

Một phần của tài liệu đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất của huyện sơn động, tỉnh bắc giang giai đoạn 2005 - 2011 (Trang 56)

6. Cấu trúc đề tài

2.4 Phân tích biến động tài nguyên đất giai đoạn 2005 – 2011

Dựa vào kết quả chồng xếp các bản đồ, chuẩn hóa các dữ liệu, số liệu sử dụng đất đai các năm trong thời kỳ 2005 - 2011 cho thấy xu thế biến động từng loại đất của huyện như sau:

* Biến động diện tích tự nhiên

Diện tích đất tự nhiên của huyện trong thời gian qua có nhiều biến động: Giai đoạn 2000 - 2005 diện tích đất tự nhiên tăng 11.040,79 ha (15,01%), nguyên nhân do điều chỉnh lại địa giới hành chính giữa các huyện trong tỉnh và với các tỉnh bạn.

Giai đoạn 2005 - 2011 diện tích đất tự nhiên giảm 187,80 ha (0,22%), nguyên nhân do kết quả xác định lại địa giới hành chính và tính toán lại diện tích của các xã và toàn huyện theo Chỉ thị 364/CP. Trong đó diện tích tự nhiên của huyện Sơn Động chuyển sang các huyện lân cận là 453,30 ha và nhận lại từ các huyện 265,50 ha. Cụ thể biến động diện tích tự nhiên của các xã thay đổi theo bảng sau:

Bảng 2.8: Diện tích biến động đất tự nhiên của các xã giai đoạn 2005- 2011 Tên xã Diện tích ( ha ) So sánh 2011/2005

Năm 2005 Năm 2011 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Toàn huyện 84.620,20 84.432,40 -187,80 -0,22 T.T. An Châu 153,89 213,30 59,41 38,61 An Bá 2.838,30 2.932,50 94,20 3,32

An Châu 1.909,91 1.726,80 -183,11 -9,59 An Lạc 12.638,30 11.940,00 -698,30 -5,53 An Lập 1.172,60 1.256,60 84,00 7,16 Bồng Am 2.374,20 2.374,20 0,00 0,00 Cẩm Đàn 2.094,60 1.849,30 -245,30 -11,71 Chiên Sơn 370,50 568,80 198,30 53,52 Dương Hưu 7.624,00 7.666,00 42,00 0,55 Giáo Liêm 1.783,80 2.155,60 371,80 20,84 Hữu Sản 3.452,00 3.650,00 198,00 5,7 Lệ Viễn 1.683,70 1.652,00 -31,70 -1,88 Long Sơn 5.919,20 6.478,00 558,80 9,44 Phúc Thắng 5.457,00 5.458,00 1,00 0,02 Quế Sơn 1.080,00 1.014,60 -65,40 -6,06 Thạch Sơn 5.515,00 5.634,50 119,50 2,17 Vĩnh Khương 1.522,30 1.645,00 122,70 8,06 Yên Định 2.922,80 2.982,80 60,00 2,05 Vân Sơn 3.572,90 3.757,20 184,30 5,16 Tuấn Đạo 6.628,20 7.100,00 471,80 7,12 Thanh Sơn 8.360,00 6.756,20 -1603,80 -19,18 Thanh Luận 5.547,00 5.621,00 74,00 1,33

* Biến động đất nông nghiệp

Giai đoạn 2000 - 2005 diện tích đất nông nghiệp tăng 1362,25 ha. Nguyên nhân do khai hoang đất bằng để trồng lúa, đất đồi thấp để trồng cây ăn quả và chuyển chỉ tiêu thống kê đất vườn tạp trong đất dân cư nông thôn sang đất nông nghiệp.

Giai đoạn 2005 - 2011 diện tích đất nông nghiệp của huyện tiếp tục tăng thêm 4061,42 ha, trong đó đất trồng lúa tăng 222,86 ha và đất trồng cây ăn quả tăng khá mạnh 3397,52 ha. Nguyên nhân chính do nhân dân đã nhận rõ hiệu quả kinh tế to lớn của việc trồng các loại cây ăn quả như vải, hồng, na...nên đã khai thác đất đồi núi để trồng cây ăn quả.

Các xã có diện tích đất nông nghiệp tăng trong giai đoạn này là: An Châu 26,71 ha, Thanh Sơn 83,90 ha, Dương Hưu 838,07 ha, An Bá 92,10 ha, Tuấn Đạo 426,87 ha, Vân Sơn 10,00 ha, Hữu Sản 40,36 ha, Bồng Am 18,00 ha, Quế Sơn 157,90 ha, Lệ Viễn 217,30 ha, Vĩnh Khương 32,00 ha, Yên Định 29,15 ha, Thanh Luận 72,00 ha và thị trấn An Châu 30,71 ha.

Tóm lại cả thời kỳ 2005 -2011 , diện tích các loại đất nông nghiệp của huyện liên tục tăng. Tăng mạnh nhất là diện tích trồng cây ăn quả 3917,58 ha, sau đến diện tích đất trồng lúa 386,19 ha. Riêng diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm giảm mạnh qua các giai đoạn, đến năm 2000 không còn loại đất này nữa, đã được chuyển sang đất trồng cây ăn quả và các loại đất khác. Diện tích đất nông nghiệp liên tục tăng chứng tỏ bước đầu đã khai thác sđược tiềm năng đất nông nghiệp để đưa vào phát triển sản xuất, góp phần ổn định đời sống nhân dân.

* Biến động đất lâm nghiệp

Giai đoạn 2000-2005 diện tích đất lâm nghiệp có rừng giảm 2972,51 ha, trong đó đất có rừng tự nhiên giảm 4033,80 ha, đất có rừng trồng tăng 1061,29 ha.

Giai đoạn 2005 - 2011 diện tích đất lâm nghiệp có rừng giảm 2558,62 ha, trong đó đất có rừng tự nhiên giảm 5250,50 ha, đất có rừng trồng tăng 2691,88 ha.

Nhìn chung trong cả thời kỳ 2005 -2011 diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện liên tục giảm (5531,13 ha), trong đó đất có rừng tự nhiên giảm 9284,30 ha và diện tích đất có rừng trồng tăng 3753,17 ha. Các xã có diện tích rừng giảm mạnh là: Thanh luận 583,70 ha, Vĩnh Khương 516,70 ha, Thanh Sơn 436,90 ha, Tuấn Đạo 348,90 ha, Dương Hưu 125,40 ha và xã An Châu 43,30 ha.

Nguyên nhân đất lâm nghiệp có rừng giảm:

Do thay đổi địa giới hành chính.

Do nạn chặt phá, khai thác lâm sản bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy trong khu vực rừng tự nhiên của một bộ phận nhân dân còn du canh, du cư đã biến đổi một diện tích khá lớn rừng tự nhiên thành đất trống đồi núi trọc.

Do việc theo dõi thống kê không thường xuyên, thiếu chính xác qua các năm.

Diện tích đất rừng trồng tăng do các nguyên nhân chính sau:

Do kết quả của công tác giao đất, giao rừng.

Do có sự đầu tư lớn của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội.

Nhân dân đã nhận thức rõ lợi ích to lớn của việc trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

* Biến động các loại đất phi nông nghiệp

Trong cả thời kỳ 2005 - 2011 diện tích đất chuyên dùng toàn huyện tăng 7579,42 ha, trong đó tăng mạnh nhất là đất an ninh - quốc phòng trong giai đoạn 2000 - 2005, do xây dựng trường bắn quân sự ở xã Phúc Thắng và Thạch Sơn.

Nhìn chung các loại đất chuyên dùng như đất xây dựng, đất giao thông, đất thủy lợi tăng đều qua các giai đoạn, trong đó đất giao thông tăng mạnh nhất sau đến đất thủy lợi và đất xây dựng. Quy luật biến động đất chuyên dùng trên là phù hợp với một huyện nghèo miền núi thuần nông đang trong thời kỳ đầu của sự phát triển.

 Biến động đất ở:

Giai đoạn 2000 - 2005 diện tích đất ở tăng 26,58 ha, trong đó:

Đất ở đô thị tăng 43,30 ha do việc thành lập thị trấn An Châu, được tách ra từ xã An Châu.

Đất ở nông thôn giảm 16,72 ha. Xét về thực chất đất ở nông thôn không giảm, một phần do thay đổi chỉ tiêu thống kê đã tách đất vườn tạp ra khỏi đất ở nông thôn và một phần do phải chuyển sang đất ở đô thị khi thành lập thị trấn An Châu.

Giai đoạn 2005 - 2011 diện tích đất ở của huyện tăng 197,31 ha, trong đó: Đất ở đô thị tăng 5,60 ha, đất ở nông thôn tăng 191,71 ha. Cụ thể diện tích đất ở tăng ở các xã sau: Vân Sơn 2,0 ha, Tuấn Đạo 6,38 ha, An Châu 2,9 ha, Yên Định 4,00 ha, Hữu Sản 2,38 ha, Bồng Am 9,1 ha, Chiên Sơn 3,56 ha, Cẩm Đàn 4,54 ha, Giáo Liêm 2,11 ha, Dương Hưu 17,00 ha, An Bá 3,80 ha, Quế Sơn 4,4 ha, Phúc Thắng 2 4,2 ha, An Lạc 26,89 ha, An Lập 16,00, Lệ Viễn 23,50 ha.

 Biến động đất chưa sử dụng

Trong giai đoạn 2000-2005 diện tích đất chưa sử dụng của huyện tăng 4526,02 ha, trong đó hầu hết các loại đất chưa sử dụng đều tăng, nhưng tăng mạnh nhất là đất đồi núi chưa sử dụng (2.874,28 ha) và đất có mặt nước chưa sử dụng (802,95 ha).

Giai đoạn 2005 - 2011 diện tích đất chưa sử dụng giảm 2.083,60 ha, trong đó giảm mạnh nhất là đất bằng chưa sử dụng (-1.401,93 ha) và đất có mặt nước chưa sử dụng (-826,25 ha), nguyên nhân do công tác thủy lợi phát triển mạnh nên đã khai thác được hầu hết diện tích đất bằng để đưa vào sử dụng. Tuy nhiên trong giai đoạn này diện tích đất đồi núi chưa sử dụng vẫn tiếp tục tăng (2.222,94 ha), chứng tỏ nạn chặt phá rừng và đốt rừng chưa được ngăn chặn có hiệu quả.

Xét chung cả thời kỳ 2000 - 2011 diện tích đất chưa sử dụng của huyện tăng 2442,42 ha, nhưng trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng và đất có mặt nước chưa sử dụng giảm mạnh, còn diện tích đất đồi núi chưa sử dụng vẫn tăng đều qua các năm.

Một phần của tài liệu đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất của huyện sơn động, tỉnh bắc giang giai đoạn 2005 - 2011 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)