6. Cấu trúc đề tài
2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 2011 là 39.125,37 ha, chiếm 46,34% diện tích đất tự nhiên của huyện bằng 31,14% diện tích đất lâm nghiệp có rừng của tỉnh Bắc Giang và là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất tỉnh.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp huyện Sơn Động năm 2011
(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang)
Trong đất lâm nghiệp có rừng bao gồm đất có rừng tự nhiên: 34.681,90 ha (88,64%), đất có rừng trồng: 4.443,47 ha (11,36%). Trong đó đất có rừng sản xuất 20.622,17 ha (52,71%), đất có rừng phòng hộ 11.503,20 ha (29,40%), đất có rừng đặc dụng 7.000 ha (17.89%).
Các xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn là: An Lạc 9.127,00 ha, Thạch Sơn 5.199,60 ha, Tuấn Đạo 4.982,50 ha, Thanh Luận 4.309,30 ha, Long Sơn 3.441,60 ha. Các xã có diện tích đất lâm nghiệp nhỏ là: Thị trấn An Châu 32,10 ha, Lệ Viễn 39,40 ha, An Lập 98 ha. Xã Chiên Sơn không có diện tích đất lâm nghiệp có rừng. Trong diện tích đất lâm nghiệp có rừng, Lâm trường Sơn Động I quản lý 5.990,9 ha, Lâm tường Sơn Động II quản lý 8.222,8 ha, Ban quản lý các dự án quản lý 7.175,6 ha, còn lại 17.736,07 ha do Hạt kiểm lâm và UBND các xã quản lý.
Nhìn chung việc khai thác sử dụng đất rừng của huyện đã đi vào ổn định, hầu hết rừng và đất rừng đã có chủ. Tuy nhiên công tác bảo vệ, kiểm tra giám sát quản lý rừng chưa thật chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng chặt phá rừng, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép và nhận đất nhưng không đầu tư phát triển rừng. Gần đây tại các xã Thanh Sơn, Thanh Luận vùng chân núi Yên Tử giáp với tỉnh Quảng Ninh hiện tượng chặt phá rừng tự nhiên xảy ra thường xuyên và có quy mô lớn, trong khi đó lực lượng kiểm lâm quá ít nên chưa đủ sức ngăn chặn hiện tượng này.
Bảng 2.5: Diện tích, cơ cấu đất lâm nghiệp của huyện Sơn Động năm 2011
Loại đất Tổng số (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng 39.125,37 100,00
1. Đất có rừng tự nhiên 34.681,90 88,64 a. Đất có rừng sản xuất 17.921,07 51,67 b. Đất có rừng phòng hộ 9.760,83 28,15 c. Đất có rừng đặc dụng 7.000,00 20,18 2. Đất có rừng trồng 4.443,47 11,36 a. Đất có rừng sản xuất 2.701,10 60,79 b. Đất có rừng phòng hộ 1.742,37 39,21 c. Đất có rừng đặc dụng 0,00 0,00