Để thiết kế một hệ chuyên gia, trƣớc tiên cần có sự lựa chọn một bài toán thích hợp. Tƣơng tự các dự án phần mềm, để triển khai thiết kế mộthệ chuyên gia, cần phải có các yếu tố về nhân lực, tài nguyên và thời gian. Những yếu tố nàyảnh hƣởng đến giá thành của một hệ chuyên gia. Ngƣời ta thƣờng đặt ra các câu hỏi sau đây:
Tại sao cần xây dựng một hệ chuyên gia? Câu hỏi này thƣờng xuyên đƣợc đặt ra cho bất kỳ dự án nào. Có thể trả lời ngay là do những đặc trƣng và ƣu điểm của các hệ chuyên gia. Trƣớc khi bắt đầu, cần xác định rõ đâu là bài toán, ai là chuyên gia, và ai là ngƣời sử dụng.
Khi quyết định xây dựng một hệ chuyên gia (câu hỏi 1) cần một sự đầu tƣ về nhân lực, tài nguyên, thời gian và tiền bạc. Do vậy ngƣời sử dụng hệ chuyên gia phải tốn kinh phí, tuỳ theo tính hiệu quả hay ƣu điểm của hệ chuyên gia sử dụng. Do hệ chuyên gia là một công nghệ mới, câu hỏi này khó trả lời hơn và có nhiều rủi ro hơn so với lập trình thông thƣờng.
Sử dụng những công cụ nào để xây dựng một hệ chuyên gia? Hiện nay có rất nhiềucông cụ để xây dựng các hệ chuyên gia. Mỗi công cụ đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm nhất định. Những công cụ phổ biến là CLIPS và OPS5, ngoài ra có ART, ART-IM, Eclipse, Cognate, ...
Chi phí để xây dựng một hệ chuyên gia là bao nhiêu? Chi phí hay giá thành để xây dựng một hệ chuyên gia phụ thuộc vào nguồn nhân lực, tài nguyên và thời gian hoàn thiện nó. Bên cạnh chi phí về phần cứng, phần mềm, còn chi phí về đào tạo.
Sau bƣớc lựa chọn, phát biểu và đặc tả bài toán là các bƣớc phát triển hệ chuyên gia.
Begin
Chọn bài toán thích hợp Phát biểu và đặc tả bài toán
If Hệ chuyên gia giải quyết thoả mãn bài toán và có thể sử dụng Then While Bản mẫu chưa được phát triển hoàn thiện Do
Begin
Thiết kế bản mẫu Biểu diễn tri thức Tiếp nhận tri thức
Phát triển hoàn thiệnbản mẫu End
Hợp thức hoá bản mẫu Triển khai cài đặt Hướng dẫn sử dụng Vận hành Bảo trì và phát triển Else Tìm các tiếp cận khác thích hợp hơn EnIf Kết thúc End 1.5. Mô hình RIASEC
1.5.1 . Lý thuyết định hƣớng nghề nghiệp của J.L. Holland
Mô hình RIASEC đƣợc đề xuất bởi J.L. Holland vào những năm 1970. Mô hình này dựa trên sáu loại tính cách khác nhaucho phép chúng ta dự đoán kết quả tƣơng tác giữa ngƣời và môi trƣờng tác động. Giải thích cho 3 câu hỏi cơ bản: Những đặc điểm cá nhân và môi trƣờng nào dẫn tới những quyết định nghề nghiệp?, đáp ứng nào của những đặc điểm cá nhân và môi trƣờng dẫn đến sự ổn định trong nghề nghiệp?, và mức độ thay đổi nghề nghiệp của một ngƣời?.
Theo J.L. Holland, bất kỳ ngƣời nào cũng thuộc một trong sáu loại tính cách. RIASEC chính là từ viết tắt của 6 loại tính cách đó [6]:
Thực tế (Realistic): Tƣơng ứng với nhóm ngƣời thực hiện.
Nghiên cứu (Investigate): Tƣơng ứng với nhóm ngƣời suy nghĩ.
Nghệ thuật (Artistic): Tƣơng ứng với nhóm ngƣời sáng tạo.
Xã hội (Social): Tƣơng ứng với nhóm ngƣời giúp đỡ.
Chuyên nghiệp (Enterprising): Tƣơng ứng với nhóm ngƣời thuyết phục.
Thông thƣờng (Conventional): Tƣơng ứng với nhóm ngƣời tổ chức.
Holland đã sắp xếp sáu loại tính cách này vào một hình lục giác dựa trên sở thích làm việc với những tác nhân kích thích khác nhau gồm: con ngƣời, dữ liệu, công cụ và ý tƣởng. I A R S C E Dụng cụ Ý tƣởng Ngƣời Dữ liệu Hình 1.11: Mô hình RIASEC [6]
Trong hai thập kỷ qua, mô hình RIASEC là cách tiếp cận có ảnh hƣởng nhất trong việc hình thành công cụ đánh giá mới và nghiên cứu tƣ vấn hƣớng nghiệp. Ông cho rằng sự tiếp cận đó theo các giả thiết sau:
Giả thiết rằng một ngƣời có thể làm nhiều hơn cho bản thân anh ta so
với cái mà anh ta vẫn đƣợc đánh giá.
Tận dụng kiến thức về khả năng và sở thích của một ngƣời.
Coi trọng thông tin, kinh nghiệm, sức mạnh trƣớc mắt hơn là sự hiểu
biết bên trong, cách trình bày và sức mạnh về sau.
Khuyến khích kinh nghiệm và hoạt động khảo sát.
Chấp nhận mục tiêu hoặc xác định vấn đề.
Nhấn mạnh mức độ và các hình thức trợ giúp.
Trong nghiên cứu của mình John L. Holland chỉ ra rằng: Những ngƣời làm việc trong môi trƣờng tƣơng tự nhƣ tính cách hầu hết sẽ thành công và hài lòng với công việc của mình. Những hành động và cảm xúc tại nơi làm việc phụ thuộc vào môi trƣờng làm việc. Nếu cá nhân nào đƣợc làm việc với những nhóm ngƣời có cùng tính cách thì cá nhân đó có thể đảm nhận những công việc của ngƣời khác.
1.5.2. Các thành phần trong mô hình RIASEC
Mô hình RIASEC gồm 6 nhân tố chính đó là:
1. Nhóm thực hiện (R - Investigate): Đây là những ngƣời thích hoạt động ngăn nắp hoặc thích làm việc với mục tiêu, công cụ và máy móc.
Nhận thức tài năng bản thân một cách máy móc, cƣ xử khó gần gũi với
mọi ngƣời.
Coi trọng những điều cụ thể và hữu hình (tiền bạc, quyền lực và địa vị).
Những đặc điểm chung: Bƣớng bỉnh, không linh hoạt, kiên trì, thiên về vật chất, thực tế và xác thực.
Các ngành nghề:
- Quân sự, thể thao và các dịch vụ bảo vệ: Kỹ thuật quân sự, an ninh, vận động viên, huấn luyện viên.
- Cơ khí & Xây dựng: Kỹ sƣ cơ khí, chế tạo máy, luyện kim, điện lạnh, xây dựng, giao thông, thủy lợi, trắc địa, mỏ, địa chất, dầu khí, vận tải, hàng hải.
- Điện, điện tử: Kỹ sƣ điện, điện tử, phần cứng máy tính, viễn thông, tự động hóa.
- Thiên nhiên & Nông nghiệp: Kỹ sƣ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, bác sỹ thú y, huấn luyện viên, giám sát phòng cháy, chữa cháy, giám sát chất lƣợng, an toàn lao động.
- Các nghề thợ: Thợ sơn, thợ xây dựng, đúc, hàn, mộc, sửa chữa điện, điện tử, lái xe.
2. Nhóm nghiên cứu (I - Investigate): Ngƣời có tính điều tra thích những hoạt động liên quan đến việc điều tra sáng tạo về thế giới hoặc tự nhiên.
Nghĩ mình rất thông minh, nhƣng thƣờng hay thiếu kỹ năng lãnh đạo.
Coi trọng những sự nỗ lực khoa học.
Tránh những hoạt động có vẻ trần tục, thƣơng mại hoặc mạnh dạn.
Những đặc điểm chung: Phân tích, tò mò, bi quan, trí tuệ, chính xác và
kín đáo.
Các ngành nghề:
- Nghiên cứu khoa học: Nhà toán học, nhà vật lý học, nhà thiên văn học, nhà hóa học, nhà sinh vật học, sinh thái học.
- Kỹ thuật công nghệ: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, khoa học môi trƣờng , khí tƣợng thủy văn, hải dƣơng học, nhà nghiên cứu địa lý, địa chất, chuyên gia dinh dƣỡng, kỹ sƣ hóa thực phẩm .
- Y khoa: Bác sỹ (nhi khoa, đa khoa, nha khoa, phẫu thuật, tâm thần), dƣợc sỹ, y học cổ truyền.
3. Nhóm nghệ thuật (A - Artistic): những ngƣời này thƣờng là theo các ngành nghệ thuật thích những hoạt động không có cấu trúc và thích sử dụng nguyên vật liệu để tạo nên nghệ thuật.
Tự xem mình là những nghệ sĩ có tài năng.
Coi trọng thẩm mỹ.
Tránh những công việc hoặc việc làm mang tính tục lệ.
Những đặc điểm chung: Duy tâm, phức tạp, nội tâm, nhạy cảm, không thực tế và không theo khuôn phép.
Các ngành nghề:
- Viết & Truyền thông: nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sỹ, nhà lý luận phê bình, ngƣời thiết kế mẫu mã hàng hóa.
- Nghệ thuật biểu diễn: Ca sỹ, diễn viên điện ảnh, diễn viên múa, biên đạo múa, biểu diễn nhạc cụ, chỉ huy dàn nhạc, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, dẫn chƣơng trình, phát thanh viên.
- Nghệ thuật hình ảnh & Tạo hình: hội họa (họa sỹ), nhà mỹ thuật, điêu khắc, đồ họa vi tính, nhiếp ảnh gia, thiết kế thời trang, kiến trúc sƣ, thiết kế nội thất, ngoại thất, thiết kế phong cảnh.
4. Nhóm xã hội (S - Social): Ngƣời mang tính xã hội thích báo tin, chỉ bảo, phát triển, chữa lành và khai sáng ngƣời khác.
Tự nhận thấy mình có ích, thông hiểu và có thể truyền kiến thức cho
Coi trọng những hoạt động xã hội.
Tránh những hoạt động yêu cầu công việc hoặc việc làm mang tính
“thực tế”.
Những đặc điểm chung: Rộng rãi, kiên nhẫn, mạnh mẽ, lịch thiệp, có sức thuyết phục và sẵn sàng hợp tác.
Các ngành nghề:
- Khoa học xã hội: Nhà tâm lý học, nhà ngôn ngữ học, nhà xã hội học, đô thị học, nhà sử học, khảo cổ học, nhà nhân học, nhà văn hóa, Việt Nam học, quốc tế học, chính trị học, triết học.
- Tƣ vấn & Giúp đỡ: Công tác xã hội, công tác đoàn đội, cứu trợ xã hội, tình nguyện viên, chăm sóc trẻ em, ngƣời già, ngƣời khuyết tật, bị thƣơng, nhân viên phục vụ, chăm sóc khách hàng.
- Giáo dục & Đào tạo: Tƣ vấn hƣớng nghiệp, tƣ vấn giáo dục, tƣ vấn tâm lý, giáo viên, giảng viên, đào tạo các kiến thức, kỹ năng cho ngƣời lao động, an toàn lao động, huấn luyện viên thể thao.
- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe: bác sỹ, y tá, điều dƣỡng, chuyên viên vật lý trị liệu, y tế công cộng, y học dự phòng, hộ sinh, dinh dƣỡng học, …
5. Nhóm thuyết phục (E - Enterprising): Những ngƣời này thích đạt đƣợc những mục tiêu thuộc về tổ chức hoặc giành đƣợc lợi ích kinh tế.
Tự nhận thấy mình là những ngƣời lãnh đạo và hùng biện tuyệt vời,
năng nổ, đƣợc nhiều ngƣời yêu thích, nhƣng thiếu tính khoa học.
Coi trọng những thành tựu chính trị và kinh tế.
Tránh những hoạt động yêu cầu công việc hoặc việc làm có tính
“điều tra”.
Những đặc điểm chung: Hƣớng ngoại, thích phiêu lƣu, lạc quan, tham vọng, thân thiện và thích phô trƣơng.
Các ngành nghề:
- Quản lý, kinh doanh: Quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản lý kinh tế, quản trị nhân sự, đại lý cung cấp các sản phẩm, môi giới chứng khoán, bất động sản, quản trị trung tâm đào tạo / trƣờng học, quản trị công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng.
- Marketing và Bán hàng: Nghiên cứu thị trƣờng, tiếp thị, bán hàng, truyền thông, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện.
- Chính trị và Diễn thuyết: Nhà ngoại giao, chính trị gia, diễn giả, … - Luật: Luật sƣ, trợ lý pháp lý, sỹ quan cảnh sát.
6. Nhóm tổ chức (C - Conventional):Những ngƣời thuộc nhóm tính cách này thƣờng rất tin cậy do tính cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp.
Thƣờng đúng hẹn, luôn tuân thủ quy định, quy trình, coi trọng truyền
thống, ứng xử chừng mực, ôn hòa.
Họ thích làm việc với các con số, quản lý hồ sơ, sử dụng các thiết bị
văn phòng.
Thƣờng giải quyết tốt các công việc khi đã đƣợc lập kế hoạch.
Các ngành nghề:
- Quản trị văn phòng: Quản trị văn phòng, thƣ ký văn phòng, hành chính, quản lý hồ sơ, nhân viên đánh máy, biên soạn hồ sơ, nhân viên lễ tân.
- Tài chính, kế toán, đầu tƣ: Tài chính, ngân hàng, đầu tƣ, kế toán, kiểm toán, nhân viên thuế, nhân viên thu ngân, quản lý bán lẻ.
- Thƣ viện, thông tin: Thống kê, lƣu trữ, thƣ viện, hệ thống thông tin.
1.5.3. Mối liên hệ của các thành phần trong mô hình RIASEC
Tuy rằng Holland đƣa ra luận điểm là mỗi ngƣời đều thuộc sáu loại tính cách tƣơng ứng với 6 nhóm nghề nhƣng không nói rằng một ngƣời chỉ là một
kiểu tính cách đó. Thay vào đó, mỗi ngƣời có thể có mối liên hệ với các nhóm nghề khác.
Lý thuyết của Holland chỉ ra rằng con ngƣời với những kiểu tính cách khác nhau thích làm việc với những con ngƣời có kiểu tính cách gần với mình. Khoảng cách giữa các tính cách trong công việc sẽ cho thấy mức độ khác nhau sở thích của họ.
Tức là trong mô hình RIASEC, mỗi một nhân tố trong hình lục giác RIASECcó mối tƣơng quan với các nhân tố khác. Đồng thời các tác nhân kích thích ảnh hƣởng tới các nhân tố chính liền kề. Những ngƣời thuộc nhóm R sẽ thích làm việc với những ngƣời thuộc nhóm I và nhóm C, những ngƣời thuộc nhóm I sẽ thích làm việc với những ngƣời thuộc nhóm R và nhóm A, những ngƣời thuộc nhóm A sẽ thích làm việc với những ngƣời thuộc nhóm I và nhóm S, những ngƣời thuộc nhóm S sẽ thích làm việc với những ngƣời thuộc nhóm A và nhóm E, những ngƣời thuộc nhóm E sẽ thích làm việc với những ngƣời thuộc nhóm S và nhóm C, những ngƣời thuộc nhóm C sẽ thích làm việc với những ngƣời thuộc nhóm E và nhóm A.
Sự tƣơng quan giữa các loại liền kề (RI, IA, AS, SE, EC và CR) có khả năng lớn hơn so với sự tƣơng quan với nhóm xen kẽ (RA, IS, AE, SC, ER và CI) và các đôi đối nhau (RS, IE và AC). Mối tƣơng quan giữa nhóm xen kẽ (RA, IS, AE, SC, ER và CI) cũng có khả năng lớn hơn so với nhóm đối nhau (RS, IE và AC).
Các tác nhân kích thích cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc nói lên sự tác động của môi trƣờng ngoài đối với tính cách. Đối với những ngƣời thuộc nhóm R thì nhân tố kích thích lớn nhất là công cụ. Đối với những ngƣời thuộc nhóm I thì nhân tố kích thích và sự tác động của công cụ và ý tƣởng. Đối với những ngƣời thuộc nhóm A thì nhân tố kích thích là ý tƣởng. Đối với những ngƣời thuộc nhóm S thì nhân tố kích thích lớn nhất là con ngƣời. Đối với những ngƣời thuộc nhóm E thì nhân tố kích thích là con ngƣời và dữ liệu. Đối với những ngƣời thuộc nhóm C thì nhân tố kích thích là dữ liệu.
1.5.4. Lý thuyết chọn ngành học dựa trên mô hình
Trên cơ sở phân tích về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc hƣớng nghiệp và cơ sở lý thuyết, phƣơng pháp luận của JohnL.Holland về hƣớng nghiệp [1].
Tố chất, Xu hƣớng, Năng lực là ba nhân tố bên trong của bản thân mỗi đối tƣợng tƣ vấn. Xu hƣớng là nền tảng của sở thích và năng khiếu. Còn tố chất có ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe, tâm sinh lý.
Chúng ta tuân thủ một nguyên tắc: “Tố chất là yếu tố mang tính ổn định cao so với xu hƣớng và năng lực”.
Từ nguyên tắc trên chúng tôi đƣa ra các mức ƣu tiên nhƣ sau:
Tố chất >Xu hƣớng > Năng lực(Với dấu > là ưu tiên hơn)
Xu hƣớng > Năng lực: Vì năng lực là cái cần rèn luyện, cái có thể thay đổi khi mà hầu hết ở lứa tuổi thanh niên thì năng lực chƣa phát triển một cách đầy đủ. Khi có xu hƣớng thì sẽ có động lực mạnh mẽ để tạo ra năng lực. Năng lực không tự nhiên mà có, mà có đƣợc nhờ quá trình giáo dục, đào tạo, rèn luyện.
Quy trình xác định chính xác nghề đƣợc tƣ vấn:
Bƣớc 1: Dựa vào thông tin cá nhân ban đầu của đối tƣợng tƣ vấn để thực hiện chọn ra nhóm nghề lần đầu tiên kiểm tra các tiêu chuẩn.
Bƣớc 2: Dựa vào kết quả kiểm tra các tiêu chuẩn của nhóm nghề lần thứ 1 để có thể kết luận 1 đối với TH1, dịch chuyển nghề gần với TH2, dịch chuyển nghề xa với TH3, dịch chuyển nghề đối diện với TH4.
Bƣớc 3: Tùy vào từng trƣờng hợp dịch chuyển nghề (TH) mà chọn ra nhóm nghềlần 2 để kiểm tra các tiêu chuẩn.
Bƣớc 4: Dựa vào kết quả kiểm tra các tiêu chuẩn của nhóm nghề lần 2 để có thể kết luận 1 đối với TH1hoặc dịch chuyển gần bên trái hoặc bên phải để chọn ra nhóm nghề lần 3.
Bƣớc 5: Dựa vào kết quả kiểm tra các tiêu chuẩn của nhóm nghề lần 3 để có thể kết luận 1 hoặc so sánh nhóm nghề lần 1, nhóm nghề lần 2, nhóm nghề lần 3 để đƣa ra tổ hợp 3 kí tự.
Bƣớc 6: Dựa vào tổ hợp 3 kí tự để đƣa ra kết luận 2.
Kết luận 1: Đối tƣợng phù hợp với tất cả các nghề tƣơng ứng với mỗi nhóm R, I, A, S, E, C.
Kết luận 2: Đối tƣợng phù hợp nghề tƣơng ứng với tổ hợp 3 kí tự.