Phân tích quá trình hoạt động

Một phần của tài liệu tìm hiểu hệ thống quản trị qua mạng dựa trên web (Trang 63)

3.2.1. Cấu trúc phần mềm

Spiceworks là một phần mềm ứng dụng đƣợc xây dựng trên ngôn ngữ lập trình Ruby và hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQLite. Phần mềm gồm một số module chính sau:

 Inventory: Thực hiện nhiệm vụ quét, tìm kiếm các thiết bị kết nối với hệ thống mạng. Cơ chế quét đƣợc thực hiện thông qua một số giao thức nhƣ SNMP, HTTP, WMI,… Với module Inventory, tất cả các thiết bị kết nối với hệ thống mạng, không phân biệt hệ điều hành, nhà sản xuất,… đều đƣợc Spiceworks tìm thấy và lƣu trữ thông tin trong cơ sở dữ liệu.

 Monitoring: Module này cho phép theo dõi các thiết bị trong hệ thống. Sau khi dò tìm thiết bị trong mạng, Spiceworks sẽ tiến hành theo dõi trạng thái làm việc của các thiết bị thông qua Module Monitoring. Các trạng thái online, offline, up, down của thiết bị đều đƣợc theo dõi phục vụ cho việc quản lý hệ thống.

 Network Map: Có nhiệm vụ xây dựng bản đồ kết nối của các thiết bị trong mạng. Network Map cho ngƣời quản trị cái nhìn trực quan về hệ thống đƣợc quản lý, sơ đồ kết nối, liên kết của các thiết bị với nhau. Thông qua Network Map ta cũng có thể xem đƣợc trạng thái làm việc của các thiết bị trong mạng.

 Reporting: Cho phép quản trị viên tạo báo cáo thống kê trạng thái, lịch sử hoạt động của các thiết bị trong mạng.

3.2.2. Phân tích quá trình hoạt động

Nguyên tắc hoạt động chính của Spiceworks dựa trên mô hình Pull (mục 2.1) kết hợp với công nghệ quản trị mạng trên nền Web. Khi cần thông tin về các thiết bị trong hệ thống, Spiceworks Server sẽ gửi các chuỗi thông tin truy vấn đến các thiết bị trong mạng, các chuỗi thông tin này đƣợc gửi đến thiết bị qua một số port nhƣ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

 22 (SSH): Xác định các máy tính sử dụng hệ điều hành Unix/Linux và một số thiết bị mạng khác.

 9100 (Jet Direct): Xác định máy in trong mạng.

 5060 (SIP): Xác định IP phones.

 80 (HTTP): Xác định các máy chủ Web, Vmware và các thiết bị NAS. Các router, hub, switch, máy in đƣợc nhà sản xuất nhúng Web server vào để quản lý có thể giao tiếp với Spiceworks thông qua HTTP (mục 2.3.1). Spiceworks sẽ quét và lấy các thông tin từ Web server trên thiết bị để xử lý.

 161 (SNMP): Xác định các thiết bị mạng hỗ trợ SNMP.

 5800 (VNC HTTP): Xác định các thiết bị hỗ trợ truy cập từ xa sử dụng VNC. Việc đầu tiên cần làm khi sử dụng Spiceworks đó là cho chƣơng trình quét chọn các thiết bị trong mạng. Quản trị viên cần khai báo một số thông tin về hệ thống mạng để phần mềm nhận biết và tƣơng tác nhƣ: IP range, Account đăng nhập các server, chuỗi SNMP community,…

Hình 3.1. Spiceworks: cấu hình thông tin quét chọn thiết bị trong mạng

Spiceworks server dò tìm các thiết bị trong mạng bằng cách gửi bản tin quảng bá (broadcast) lên mạng, các thiết bị trong mạng khi nhận đƣợc sẽ trả lời cho Spiceworks server biết sự tồn tại của nó. Sau đó Spiceworks server gửi các thông tin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đã đƣợc khai báo nhƣ chuỗi SNMP community, Windows account,… tới các thiết bị để quản lý chúng. Đây chính là quá trình data polling.

Hình 3.2. Spiceworks: Dò tìm thiết bị trong mạng (data polling)

Sau khi dò tìm xong các thiết bị trong hệ thống, Spiceworks sẽ dựa vào thông tin nhận đƣợc, mối liên kết giữa các thiết bị để xây dựng bản đồ tổng quan của hệ thống. Bản đồ này đƣợc xây dựng nhờ vào một Applet đƣợc cài đặt sẵn trong Spiceworks, nó có nhiệm vụ xử lý các thông tin thu thập đƣợc và mô phỏng chúng bằng hình ảnh. Bản đồ mạng đƣa ra cái nhìn tổng thể về hệ thống, sự kết nối giữa các thiết bị. Ta có thể thu thập một số thông tin khái quát về thiết bị nhƣ tên, nhà sản xuất, phiên bản, lƣợng CPU xử lý,... Khi một thiết bị bị đứt kết nối, thông qua bản đồ có thể dễ dàng nhận ra và xác định vị trí bị đứt kết nối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.3. Spiceworks: bản đồ mạng

Trạng thái của các thiết bị trong hệ thống mạng đƣợc theo dõi thông qua chức năng Monitors & Alerts. Ở đây có nhiều tùy chọn để cấu hình theo dõi và cảnh báo về thiết bị nhƣ: khi thiết bị offline, online, CPU vƣợt ngƣỡng,… Các cảnh báo có thể đƣợc gửi email tới quản trị viên, giúp ngƣời quản trị luôn chủ động với các tình huống xảy ra của hệ thống và khắc phục kịp thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.4. Spiceworks: Cấu hình theo dõi và cảnh báo

Một chức năng chính nữa của Spiceworks là tạo các báo cáo. Ngƣời quản trị có thể lựa chọn các loại báo cáo theo mẫu, tự tạo cho mình mẫu báo cáo các thông tin về hệ thống hoặc cài đặt các mẫu báo cáo khác đƣợc cộng đồng mạng sử dụng Spiceworks phát triển. Để tạo báo cáo chọn Reporting từ menu chính của chƣơng trình. Một danh sách các mẫu báo cáo hiện ra, tùy theo nhu cầu, có thể chọn loại báo cáo phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.5. Spiceworks: Cấu hình báo cáo hệ thống

Hình 3.8 mô tả các thiết bị trong hệ thống đƣợc Spiceworks quản lý. Báo cáo mô tả các thông tin cơ bản về thiết bị nhƣ: tên, nhà sản xuất, địa chỉ IP, model,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.6. Spiceworks: Chi tiết báo cáo các thiết bị trong hệ thống

Ngoài các chức năng trên, Spiceworks còn có một số chức năng khác hỗ trợ cho quản trị viên quản trị hệ thống nhƣ:

 Help Desk: Cho phép ngƣời quản trị tạo các ghi chú, lên lịch làm việc, gửi kế hoạch công việc cho những quản trị viên khác trong hệ thống thông qua ticket.

 IT Service: Kết nối với các công ty, tổ chức bên ngoài cung cấp các dịch vụ liên quan đến quản trị hệ thống nhƣ: ISP, Web hosting, Online Backup, VOIP,…

 My community: Cho phép trao đổi, thảo luận, yêu cầu trợ giúp từ các quản trị viên khác trên Internet cũng sử dụng Spiceworks.

 Extensions center: Cung cấp các công cụ mở rộng của Spiceworks đƣợc cộng đồng phát triển. Đó là các plugin, widget, report, script hay language pack.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.3. Cài đặt chƣơng trình

Download phần mềm tại địa chỉ:

http://download.spiceworks.com/Spiceworks.exe. Việc cài đặt phần mềm khá đơn giản, ta chỉ việc chạy file cài đặt, điền port sử dụng và để các thông số mặc định.

Hình 3.7. Spiceworks: Cài đặt

Sau khi cài đặt, để sử dụng phần mềm, mở trình duyệt, nhập vào địa chỉ:

http://localhost:[port]. Ở đây do sử dụng port 80 nên ta chỉ cần nhập:

http://localhost, sau đó điền thông tin ngƣời quản trị đã đƣợc cấu hình để đăng nhập vào phần mềm.

Để truy cập vào phần mềm từ nội mạng, ta sử dụng địa chỉ IP nội mạng của Server cài đặt Spiceworks. Giả sử Server đƣợc cài đặt Spiceworks có địa chỉ 10.8.110.202 và port là 80 ta nhập địa chỉ cho trình duyệt là http://10.8.110.202. Còn muốn truy cập vào phần mềm qua Internet, ta phải cấu hình trên router và firewall để public Server cho các máy tính từ Internet truy cập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.8. Giao diện chính của Spiceworks

3.3. Đánh giá hiệu quả mô hình

Spiceworks giúp cho ngƣời quản trị có cái nhìn tổng quan về hệ thống mạng, giúp cho công việc quản trị mạng trở nên đơn giản hơn. Quản trị viên không cần đến tận thiết bị để kiểm tra trạng thái, cấu hình, các công việc chính của quản trị mạng đều đƣợc Spiceworks hỗ trợ. Spiceworks cũng không yêu cầu ngƣời quản trị phải có kiến thức chuyên sâu về quản trị mạng để sử dụng nó. Thông qua bản đồ mạng đƣợc xây dựng, có thể dễ dàng nhận thấy trạng thái của thiết bị trong mạng.

Spiceworks là phần mềm mã nguồn mở, không phải mất bất kỳ khoản chi phí nào để đƣợc sử dụng. Điều này giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tƣ để quản trị hệ thống mạng. Thay vì phải mua những phần mềm quản lý đắt tiền để sử dụng, các doanh nghiệp có thể sử dụng Spiceworks để quản lý hệ thống của mình. Spiceworks giải quyết những vấn đề cơ bản nhất của quản trị mạng nhƣ quản lý thiết bị, theo dõi, báo cáo, cảnh báo,…Đáp ứng những nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp. Nếu Doanh nghiệp có những yêu cầu phức tạp hơn, những chức năng mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Spiceworks chƣa đáp ứng đƣợc họ có thể tự xây dựng hoặc thuê các cá nhân, tổ chức phát triển các chức năng mở rộng cho Spiceworks. Chi phí cho việc này là nhỏ hơn rất nhiều so với việc phải đi mua phần mềm để quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN

1. Kết luận

Quản trị mạng dựa trên Web là công nghệ đang đƣợc tập trung nghiên cứu và phát triển trong những năm gần đây. Việc xây dựng một ứng dụng quản trị dựa trên giao diện Web giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu suất, tăng sự uyển chuyển của công việc quản trị hệ thống mạng. Sử dụng giao diện Web giúp ngƣời quản trị có thể quản lý hệ thống mạng từ bất kì một máy Client nào không phân biệt vị trí địa lý, chỉ cần máy tính đó có kết nối Internet. Giúp ngƣời quản trị chủ động, tiết kiệm thời gian và chi phí cho công việc quản trị mạng. Từ đó làm cho các hệ thống mạng phát huy một cách hiệu quả hơn những tiềm năng sẵn có của nó.

Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, luận văn đã đạt đƣợc một số kết quả sau:

 Trình bày một cách tổng quan, các khái niệm về lĩnh vực quản trị mạng, chỉ ra một số kiến trúc và mô hình phổ biến hiện nay, xu hƣớng phát triển chung của quản trị mạng.

 Giới thiệu Công nghệ quản trị mạng trên Web và hai mô hình để xây dựng công nghệ này. Luận văn đã chỉ ra đƣợc nguyên tắc hoạt động của từng mô hình cũng nhƣ những ƣu nhƣợc điểm của nó để xây dựng những chƣơng trình quản lý hệ thống dựa trên Web.

 Giới thiệu mô hình thực nghiệm quản trị hệ thống mạng dựa trên Web. Mô hình đƣợc xây dựng dựa trên phần mềm Spiceworks, một phần mềm mã nguồn mở đƣợc sử dụng rộng rãi và cộng đồng cùng phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Hƣớng phát triển

Với những lợi ích mà công nghệ quản trị mạng dựa trên Web mang lại, dự kiến trong tƣơng lai, công nghệ này sẽ đƣợc phát triển mạnh hơn nữa và sẽ là công nghệ chính để quản lý các hệ thống mạng. Hƣớng phát triển tiếp theo của luận văn là nghiên cứu công nghệ quản trị mạng dựa trên XML và chuyển đổi các tác tử SNMP thành các tác tử hỗ trợ quản trị mạng dựa trên Web.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng tập trung tìm hiểu và tham khảo nhiều tài liệu có liên quan. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu, giới hạn của luận văn đã xác định và trình độ còn hạn chế, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được nhận xét, góp ý của thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những ai quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. TS. Phạm Thế Quế (2006), Mạng máy tính, Học viện công nghệ Bƣu chính viễn thông, Hà Nội.

2. Công ty Điện toán truyền số liệu KV1 (2005), Giáo trình Quản trị mạng và thiết bị mạng.

Tiếng Anh

3. Akemi Adachi (1999), Push Model in a Web-Based Network Management, Electrical Engineering Department, Federal University of Ceará.

4. Douglas. M, Kevin. S (2005), Essential SNMP, 2nd Edition.

5. Hong-Taek Ju, Mi-Jung Choi, Sehee Han, Yunjung Oh, Jeong-Hyuk Yoon, Hyojin Lee, James W. Hong, An Embedded Web Server Architecture for XML-Based Network Management, Dept. of Computer Science and Engineering, POSTECH, Pohang, Korea.

6. Jean-Pierre. H, Jean-Philippe, Martin-Flatin (1999), The Push Model in a Java-Based Network Management Application.

7. Jean-Philippe, Martin-Flatin (1998), Push vs. Pull in Web-Based Network Management.

Website

8. Ad Hoc Management,

http://www.simpleweb.org/wiki/Ad_Hoc_Management#column-one, May - 2010.

9. RFC1157 - Simple Network Management Protocol (SNMP). http://datatracker.ietf.org/doc/rfc1157/, May - 2010.

10. WBEM Introduction, http://140.134.26.20/wbem/eng/ch1.html, June - 2010.

Một phần của tài liệu tìm hiểu hệ thống quản trị qua mạng dựa trên web (Trang 63)