2.2.1. Tổng quan
Mô hình Push nhƣ đã nói ở phần trƣớc, đƣợc dựa trên cơ chế publish/subscribe/distribute . Nó tổng hợp các thông tin, theo dõi hệ thống, thu thập dữ liệu theo các thông báo SNMP đƣợc lọc và phân phối đến. Mặc dù mô hình Push
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vẫn đƣợc biết đến trong lĩnh vực phần mềm nhƣng khi áp dụng công nghệ này sang lĩnh vực quản trị mạng, nó cũng mang lại hiệu quả cao. Lợi thế của việc sử dụng công nghệ chính là bảo tồn băng thông mạng, giảm gánh nặng xử lý cho CPU của thiết bị. Hầu hết các hệ thống mạng bị quá tải là do quá trình thu thập thông tin lặp đi lặp lại nhiều lần của các thiết bị, thu thập các thông tin không cần thiết. Một ví dụ là trong quá trình theo dõi trạng thái của hệ thống mạng, theo cách thông thƣờng để kiểm tra xem thiết bị có hoạt động hay không, một truy vấn đến biến MIB sẽ đƣợc sinh ra và lặp lại sau vài phút. Điều này là không hiệu quả với việc quản lý toàn hệ thống mạng, trong đó có rất nhiều thiết bị đang hoạt động. Tại các thời điểm các thiết bị gửi thông tin MIB đó sẽ rất dễ gây nghẽn hệ thống. Nhƣng với mô hình Push, các địa chỉ của thiết bị mạng sẽ đƣợc lƣu trữ và quy định cụ thể tần suất thiết bị gửi giá trị biến MIB về hệ thống (theo lịch). Sau đó, không cần phải có liên lạc giữa hệ thống quản trị và thiết bị. Các thiết bị mạng ghi nhớ những thông tin mà biến MIB của hệ thống đã đăng ký, và sau bao lâu nó sẽ gửi giá trị của các biến này. Các xử lý trên CPU của hệ thống quản trị sẽ đƣợc chuyển một phần sang cho thiết bị để giảm yêu cầu, tăng tốc độ xử lý cho hệ thống quản trị.
Một ƣu điểm khác của mô hình Push là nó có thể đƣợc sử dụng cùng với Multicast để làm cho hệ thống quản lý mạnh mẽ hơn. Khi một quản trị viên tham gia quản lý dữ liệu, ngƣời quản trị sẽ phải cho các thiết bị bị quản lý biết những gì nó cần gửi dữ liệu đến. Thay vì chỉ định một địa chỉ IP unicast, ngƣời quản trị có thể chỉ định một địa chỉ multicast thay thế. Đối với thiết bị, các dữ liệu gửi đến một địa chỉ unicast hoặc multicast là rất rõ ràng, yêu cầu duy nhất là thiết bị phải hỗ trợ IP multicasting. Việc quản lý dữ liệu đƣợc gửi đến nhiều trạm quản lý song song, làm cho hệ thống quản lý mạng mạnh mẽ hơn, khi một trạm quản lý gặp lỗi, trục trặc, vẫn có những trạm khác thay thế. Sử dụng mô hình Push, ta có thể cho phép các thiết bị gửi dữ liệu quản lý đến nhiều quản trị viên, nhƣng trong trƣờng hợp này, tất cả các quản trị viên phải yêu cầu dữ liệu độc lập, không làm tăng đáng kể băng thông mạng và tiêu thụ nhiều CPU. Với mô hình Push, quản lý ở chế độ chờ có thể nhận đƣợc dữ liệu thụ động cho đến khi chúng đƣợc cấu hình để thay thế ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quản lý trƣớc đó. Tính năng này phù hợp với các tổ chức cần hệ thống mạng tốt, ổn định phục vụ cho công việc kinh doanh 24/24.
So với mô hình Pull, mô hình Push đƣa ra một vấn đề mới: Đồng bộ hóa. Nếu hệ thống quản lý và thiết bị không đồng bộ thời gian thƣờng xuyên sẽ làm lệch pha việc gửi và nhận dữ liệu. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề chính của việc quản lý, theo dõi hệ thống mạng. Vì hệ thống quản lý có thể nhận đƣợc dữ liệu quá nhiều, hoặc ít hơn dự kiến. Khi xây dựng báo cáo, một số dữ liệu sẽ phải đƣợc loại bỏ tùy tiện hoặc nội suy.
Khi mô hình Push đƣợc sử dụng, nó sẽ yêu cầu đồng bộ hóa thời gian của thiết bị mạng một cách thƣờng xuyên. Điều này có thể dựa vào việc sử dụng một giao thức nhƣ NTP (Network Time Protocol), hoặc có thể cấu hình hệ thống liên lạc với tất cả các thiết bị mỗi giờ hoặc lâu hơn, và trao đổi các gói tin đồng bộ hóa thời gian.Việc đồng bộ hóa thời gian là không đáng kể so với các thiết bị mạng và tiết kiệm CPU gây ra khi sử dụng mô hình Pull.
Mô hình Push đã cho thấy những ƣu điểm của nó so với Pull. Thay vì việc phải thƣờng xuyên trao đổi thông tin, dữ liệu với các thiết bị trên mạng, các hệ thống quản lý chỉ cần chỉ ra cho thiết bị những thông tin cần thu thập, lên lịch với thiết bị sẽ nhận thông tin đó vào những thời điểm nào. Các thiết bị trong mạng sẽ căn cứ vào những thông tin cấu hình đó và gửi dữ liệu cho hệ thống quản lý một cách đều đặn theo lịch đã đặt. Với việc sử dụng mô hình Push, các thiết bị trong mạng đƣợc giảm tải gánh nặng việc phải trao đổi thƣờng xuyên dữ liệu với hệ thống mà điều này là không thực sự cần thiết. CPU của hệ thống quản lý sẽ không gặp phải tình trạng quá tải do xử lý nhiều yêu cầu cùng một lúc từ các thiết bị trong mạng cũng nhƣ các thiết bị mạng không phải thƣờng xuyên xử lý, trao đổi dữ liệu với hệ thống quản lý, từ đó giúp cho việc quản lý hệ thống mạng đạt đƣợc hiệu quả cao hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn