Hoàn thiện mô hình, công tác quản lý; hệ thống định mức, tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo tại địa bàn huyện phổ yên, thái nguyên (Trang 106)

- đào tạo của Việt Nam

3.2.2. Hoàn thiện mô hình, công tác quản lý; hệ thống định mức, tiêu chuẩn

* Về mô hình cơ chế quản lý

Hiện nay, trong lĩnh vực quản lý chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo, mô hình, cơ chế quản lý là một vấn đề đang được các địa phương rất quan tâm, và đã có nhiều đề tài, luận án đề cập đến vấn đề hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành cấp phát các khoản chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo, nhưng nhìn chung kết quả vận dụng vào thực tế công tác quản lý còn hạn chế xuất phát từ những lý do sau đây:

- Mô hình, cơ chế quản lý trong một lĩnh vực cụ thể có tỉnh chất tương đối “động”, chịu sự chi phối của cơ chế quản lý kinh tế xã hội nói chung và do Nhà nước đặt ra trong từng thời kỳ cụ thể, mỗi thời kỳ có cơ chế khác nhau.

- Mô hình, cơ chế quản lý chủ yếu đề cập đến vấn đề có tính chất tổng hợp, định hướng. Khi tổ chức thực hiện phải chia nhỏ ra từng khâu, từng việc để tiến hành và có nhiều cơ quan tham gia. Do chưa có sự phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan đối với từng khâu công việc trong quá trình quản lý dẫn đến tình trạng không thống nhất, chồng chéo và bỏ trống trong quản lý. Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng.

Căn cứ vào mô hình quản lý chi ngân sách cho Phòng giáo dục - đào tạo huyện Phổ Yên hiện nay giải pháp hoàn thiện là phải phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý ngân sách đối với các đơn vị, cơ sở giáo dục trong thời gian tới để đảm bảo thống nhất về mặt quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo và quản lý ngân sách cần thiết phải tập trung việc quản lý chi ngân sách cho các đơn vị này về một đầu mối quản lý đó là Sở Giáo dục và đào tạo [21].

Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định vê mô hình phân cấp quản lý cần ban hành quy định về quy chế phối hợp quản lý giữa Sở Giáo dục và Đào tạo, các cấp, các ngành ở địa phương trong quản lý và điều hành ngân sách giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dục - đào tạo, khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong các khâu quản lý, đồng thời tránh tình trạng buông lỏng trong quản lý chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo của một số ngành, huyện.

* Về định mức, tiêu chuẩn chi tiêu:

Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo, nó là cơ sở cho quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, nếu không có một hệ thống định mức phù hợp sẽ khó có thể xác định nhu cầu chi tiêu tại các đơn vị dự toán.

Như đã phân tích ở chương 2 của luận văn, do tình hình thực tế tại huyện Phổ Yên chưa thể áp dụng hệ thống định mức chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo tính trên đầu học sinh mà Bộ Tài chính đã ban hành, nên quá trình lập và phân bổ dự toán cho các đơn vị rất khó khăn và phức tạp, quy trình lập dự toán nhiều khi đã bỏ qua khâu lập dự toán từ dưới đơn vị cơ sở, việc phân bổ dự toán nhiều khi không tính đến nhu cầu chi tiêu của đơn vị mà chỉ dựa vào khả năng của ngân sách, vì vậy các đơn vị rất khó khăn trong việc chấp hành dự toán.

Yêu cầu đặt ra trước mắt tại huyện Phổ Yên hiện nay là phải xây dựng được một hệ thống định mức chi cho giáo dục - đào tạo tính trên đầu học sinh ở các cấp học cho phù hợp với thực tế của địa phương để làm căn cứ cho việc lập và thẩm định dự toán cho các đơn vị giáo dục - đào tạo, định mức chi xây dựng phải phải đảm bảo yêu cầu chi tối thiểu cần thiết cho các đơn vị, đồng thời phải áp dụng được ở các vùng, các lĩnh vực khác nhau trong giáo dục - đào tạo.

Ngoài việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục - đào tạo cần nghiên cứu bổ sung các quy định về chế độ công tác phí cho cán bộ đi công tác ở các vùng sâu, vùng xa nơi không có phương tiện giao thông công cộng một cách hợp lý, quy định rõ ràng các tiêu chuẩn, chế độ chi tiếp khách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện nay, địa phương mới chỉ quy định chi tiếp khách không được dùng bia ngoại, rược ngoại thời gian tới cần quy định cụ thể đối với khoản chi này.

3.2.3. Hoàn thiện quy trình lập và phân bổ dự toán, cấp phát, thanh quyết toán các nguồn kinh phí chi cho giáo dục - đào tạo

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo tại địa bàn huyện phổ yên, thái nguyên (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)