Quan điểm, thực tế, mục tiêu

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo tại địa bàn huyện phổ yên, thái nguyên (Trang 97)

- đào tạo của Việt Nam

3.1. Quan điểm, thực tế, mục tiêu

3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục đào tạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2010 – 2015 đã chỉ rõ “giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực qun trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hộ i, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học hành. Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sách giúp đỡ người nghèo học tập, khuyến khích những người học giỏi phát triển tài năng [19] . Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ, phát triển được năng lực của cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ KHCN, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo sự hợp lý về co cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hoá; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục [10]. Tư tưởng chỉ đạo của chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn 2010 - 2015 là khắc phục tình trạng bất cập trên nhiều lĩnh vực; tiếp tục đổi mới một cách có hệ thống và đồng bộ; tạo cơ sở để nâng cao rõ rệt chất lương và hiệu quả giáo dục; phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp háo, hiện đại hoá, chấn hưng đất nước, đưa đất nước ta phát triển nhanh và bền vững, chóng sánh vai cùng các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới [4].

Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2010 – 2015 cũng đã chỉ rõ “để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo dục”.

Các mục tiêu giáo dục năm 2010 – 2015 Chính phủ đã đề ra như sau:

- Giáo dục mầm non: trẻ em dưới 3 tuổi đi học nhà trẻ tăng từ 15% năm 2010 đến 25% năm 2015 và trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo tăng từ 58% năm 2010 lên 85% vào năm 2015. Huy động 95% trở lên số trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 85% số trẻ em trong độ tuổi được học 2 buổi/ngày trong một năm học (9 tháng) theo Chương trình giáo dục mầm non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; ở vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số, trẻ em được chuẩn bị tiếng Việt để vào học lớp 1.

- Phổ cập giáo dục: Tỷ lệ học sinh đi học tiểu học đúng độ tuổi từ khoảng 97% năm 2011 lên 99% vào năm 2012. Tỷ lệ trẻ em đi học trung học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cơ sở đúng tuổi tăng từ khoảng 80% năm 2011 tới 95% vào năm 2015. Tăng tỷ lệ học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi từ 65% năm 2010 (ước tính) lên 85% năm 2015.

- Giáo dục cho trẻ em khuyết tật: giáo dục cho trẻ em khuyết tật (trong các trường đặc biệt hoặc trong hệ thống trường học thường xuyên) tăng từ khoảng 50% năm 2010 tới 70% vào năm 2012.

Để đạt được các mục đích này, các hành động thực hiện chủ chốt sau đây đã được xác định là các hoạt động ưu tiên trong chiến lược phát triển KTXH, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2010-2015:

- Giáo viên: tới năm 2011, 60% giáo viên tiểu học phải tốt nghiệp các trường cao đẳng. Tới năm 2012, 100% giáo viên trung học cơ sở phải tốt nghiệp cao đẳng và từ cao đẳng trở lên. Trưởng và phó chủ nhiệm các nhóm giáo dục chuyên nghiệp phải tốt nghiệp đại học. Vào năm 2015, 10% giáo viên cấp trung học phổ thông phải tốt nghiệp thạc sĩ.

- Cơ sở vật chất: đối với giáo dục cơ bản, mỗi xã (hoặc nhóm ở các vùng thưa dân) phải có ít nhất một trường trung học cơ sở và mỗi huyện phải có một trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn quốc gia. ở mỗi tỉnh phải có ít nhất một trường trung học phổ thông đầu mối. Hệ thống các trường dân tộc nội trú phải được củng cố và mở rộng.

- Cung cấp tài chính: Chi tiêu của nhà nước cho giáo dục phải đạt 7,5% GDP vào năm 2011 và 9% vào năm 2015. Tỷ trọng của giáo dục trong chi tiêu công phải tăng từ 18% năm 2010 tới 22% vào năm 2015. Đặc biệt chú trọng vào giáo dục phổ cập; giáo dục tại các vùng miền núi và nông thôn; giáo dục bậc cao; các lĩnh vực hiếm có nguồn tại trợ phi nhà nước; để đảm bảo các điều kiện học tập tốt cho thân nhân của những người có công với đất nước cũng như tạo các cơ hội học tập cho trẻ em thiệt thòi (trẻ em trong các gia đình có thu nhập thấp).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đối với CTMT quốc gia về giáo dục đào tạo:

+ Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước vào năm 2015, trong đó đến năm 2012 hoàn thành ở 30 tỉnh, thành phố lớn trong cả nước;

+ Đối với ngành Giáo dục, tại Quyết định Số: 239/QĐ-TTg /QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 Đào tạo nâng chuẩn và đào tạo mới 22.400 giáo viên, bảo đảm đến năm 2015, có đủ giáo viên dạy các lớp mầm non năm tuổi theo định mức quy định. Tăng tỷ lệ giáo viên người dân tộc, cử tuyển 2.000 giáo viên cho các vùng khó khăn với nguồn tuyển tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông tại các thôn, bản;

- Xây dựng và mở rộng mô hình dạy tiếng dân tộc cho giáo viên công tác tại các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, có học phần dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo sinh cử tuyển trong các trường sư phạm;

- Đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cập nhật, kiến thức và kỹ năng cho giáo viên để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng của giáo viên người dân tộc thiểu số.

- Đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp giáo dục - đào tạo, mở rộng các trường bán công, dân lập trước hết ở thành phố, thị xã, các thị trấn ở vùng đồng bằng, ưu tiên hệ quốc lập cho vùng cao, dân tộc, miền núi, học sinh giỏi, diện chính sách, người nghèo. Tăng tỷ lệ cử tuyển cho học sinh người dân dộc, đảm bảo nhu cầu cán bộ đang rất cấp bách vùng này.

- Tăng đầu tư từ ngân sách, huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục, từng bước chuẩn hóa và hiện đại hoá trường học, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu học tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.2. Những mục tiêu cơ bản phát triển giáo dục đào tạo ở huyện Phổ Yên

Những chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản đặt ra cho ngành giáo dục đào tạo huyện Phổ Yên đến năm 2015 như sau [23]:

Thứ nhất: Tiếp tục quy hoạch mạng lưới trường lớp, phát triển quy mô giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp dân cư. Chỉ tiêu đặt ra là:

- Tăng số trường Mầm non bán công lên 28 trường với 75 điểm trường (Mầm non Trung Thành 1, MN Tiên Phong 1, MN Hồng Tiến 2, MN Đồng Tiến và MN Tân Phú).

- Xây dựng thêm 01 trường Tiểu học (Tiểu học Thuận Thành).

- Xây dựng thêm 02 trường THCS bao gồm THCS Nam Tiến và THCS Tiên Phong.

- Xây dựng trường chuẩn mức độ II thêm 5 trường: THCS Đồng Tiến, Tiểu học Ba Hàng, TH Hồng Tiến I, TH Trung Thành 1, Mầm non Sơn Ca, Mầm non Hồng Tiến 1.

Thứ hai: Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục THCS

- Tăng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ lên 6% vào năm 2015; 53% số trẻ đến nhà trẻ và 99% số trẻ đến lớp mẫu; 100% trẻ 5 tuổi vào lớp mẫu giáo lớn. Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong các trường mầm non xuống dưới 10% vào năm 2015.

- Huy động 100% số trẻ trong độ tuổi (6 – 11) đi học tiểu học.

- Huy động 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào THCS, đảm bảo tỷ lệ 60% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT; tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào học trung học phổ thông lên 50% vào năm 2015.

Thứ ba: Tiến hành chuẩn hoá và đồng bộ đội ngũ giáo viên, phấn đấu chuẩn hoá giáo viên mầm non vào trước năm 2015; đưa tỷ lệ giáo viên ở bậc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

THCS có trình độ trên chuẩn đào tạo lên 65% vào năm 2015; nâng tỷ lện giáo viên THPT có trình độ thạc sỹ lên khoảng 10% năm 2015.

- Phê duyệt 79 cán bộ giáo viên nghỉ hưu trước tuổi từ tháng 9/2011 đến

tháng 12/2011.

Thứ tư: Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; tập trung đầu tư vào thư viện, thiết bị dạy và học.

Thứ năm: Thực hiện nghiêm túc tiến trình cải cách hành chính Nhà nước theo Quyết định số 136/2001/QĐ.TTg ngày 17/9/2001, Nghị định 43 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là cải cách tài chính công.

Để có thể thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trên, cần một lượng kinh phí khá lớn từ ngân sách kết hợp các nguồn vốn khác. Vì vậy, một trong những yêu cầu đặt ra là không ngừng tăng cường cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế quản lý chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo nói riêng nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

3.1.3. Yêu cầu của việc hoàn thiện chính sách quản lý chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo ở huyện Phổ Yên

Việc hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo phải quán triệt các quan điểm sau đây [20]:

- Hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo phải được tiến hành trên cơ sở đường lối chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đổi mới quản lý NSNN theo đúng luật định.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách cho phải gắn liền với việc quy hoạch lại mạng lưới giáo dục - đào tạo nhằm thiết lập trật tự và phát triển khu vực này theo hướng xã hội hóa.

- Phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp trong việc quản lý chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo theo hướng tiết kiệm và hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho giáo dục - đào tạo phải tiến hành đồng thời với công tác cải cách hành chính trong quản lý ngân sách nói chung và quản lý ngân sách cho giáo dục - đào tạo nói riêng phù hợp với tiến trình cải cách hành chính của Nhà nước.

Cơ chế quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo phải được hoàn thiện đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

- Cơ chế quản lý chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo phải đảm bảo tác động tích cực đến hoạt động của của hệ thống giáo dục - đào tạo.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo phải tiến hành trên tất cả các khâu của quá trình quản lý ngân sách.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo phải ứng dụng được công nghệ tin học tiên tiến vào công tác quản lý.

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách quản lý chi ngân sách cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện Phổ Yên ngân sách cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện Phổ Yên

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo

Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo từ nay đến năm 2015 đã xác định những định hướng cơ bản, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn đối với từng lĩnh vực giáo dục đào tạo. Với vai trò chủ đạo, chi NSNN cho giáo dục - đào tạo từng bước phải hoàn thiện việc sắp xếp lại cơ cấu cho từng lĩnh vực, từng phân ngành cho phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ từng thời kỳ. Đảm bảo gắn liền việc đầu tư, quản lý cấp phát kinh phí với việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và việc chuẩn hóa, hiện đại hoá các cơ sở giáo dục - đào tạo [20].

Cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo một mặt phải đảm bảo cân đối nguồn tài chính phù hợp với cơ cấu giáo dục - đào tạo hiện có. Mặt khác, thông qua cơ cấu chi NSNN có tác dụng to lớn trong việc điều chỉnh cơ cấu giáo dục phát triển theo định hướng của Nhà nước. Chỉ có trên cơ sở một cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cấu chi hợp lý thì mới tạo điều kiện cho việc quản lý đồng vốn đầu tư của NSNN cho giáo dục - đào tạo có hiệu quả.

Nội dung hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo ở huyện Phổ Yên trong thời gian tới gồm:

* Về chi thường xuyên:

- Nâng dần tỷ trọng chi cho đào tạo trong tổng chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo để xúc tiến loại hình này phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu về số lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề phục vụ cho sự nghiệp phát triển tỉnh nhà.

- Điều chỉnh lại cơ cấu chi ngân sách cho các phân ngành trong khối giáo

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo tại địa bàn huyện phổ yên, thái nguyên (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)