Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo tại địa bàn huyện phổ yên, thái nguyên (Trang 49)

- đào tạo của Việt Nam

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện

a. Tăng trưởng kinh tế

Thời gian qua cùng với hàng loạt các chính sách mở cửa của huyện về ưu đãi đầu tư khiến nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị tăng lên nhanh chóng. Do đó, ngành Xây dựng trong giai đoạn 2008-2010 đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân năm cao nhất trên địa bàn và đạt 31,89%. Điều này phần nào đánh giá được tốc độ đô thị hoá và xây dựng cơ bản đang diễn ra mạnh mẽ tại huyện Phổ Yên.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế theo đường lối đổi mới, với sự nỗ lực vượt bậc của cấp ủy, chính quyền và toàn dân, nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ - thương mại đều tăng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, đời sống của đại bộ phân dân cư đã được cải thiện [24], và được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện giai đoạn 2008 - 2010

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng (triệuđ) Cơ cấu (%) Số lượng (triệuđ) Cơ cấu (%) Số lượng (triệuđ) Cơ cấu (%) 09/08 10/09 BQ Tổng GTSX 2204979 100 2567903 100 3410468 100 116,46 132,81 124,64 1.N - L - N 522696 23,71 595153 23,18 639157 18,74 113,86 107,39 110,63 2.CN - XD 1168638 53,00 1414239 55,07 2018995 59,20 121,02 142,76 131,89 3.TM - DV 469666 21,30 558511 21,75 752316 22,06 118,92 134,70 126,81

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ Yên

Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế theo đường lối đổi mới, với sự nỗ lực vượt bậc của cấp ủy, chính quyền và toàn dân, nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ - thương mại đều tăng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, đời sống của đại bộ phân dân cư đã được cải thiện.

Tổng giá trị sản xuất của huyện tăng từ 2.204.979 triệu đồng năm 2008 lên 3.410.468 triệu đồng năm 2010 (theo giá hiện hành), tốc độ phát triển bình quân (2008 - 2010) là 124,64%.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của huyện thời gian qua có sự chuyển dịch tích cực phù hợp với xu thế chung của huyện và tỉnh, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, thủy sản trong tổng giá trị gia tăng (về giá trị vẫn tăng), tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Năm 2009, tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp trong tổng giá trị sản xuất là 23,18%, công nghiệp - xây dựng là 55,07%, thương mại và dịch vụ là 21,75%. Năm 2010, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống còn 18,74%, công nghiệp - xây dựng tăng lên là 59,20%, thương mại và dịch vụ tăng lên 22,06%. GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 24.619 triệu đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(tương đương 1.230 USD). Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt 1.550 tỷ đồng, tăng bình quân 39,60%. Tổng sản lượng lương thực năm 2010 đạt 59.244 tấn [13].

Biểu đồ 2.1: Tăng trƣởng giá trị sản xuất các ngành giai đoạn 2001-2010

ĐVT: triệu đồng .0 500000.0 1000000.0 1500000.0 2000000.0 2500000.0 3000000.0 3500000.0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GTSX CN và XD Dịch vụ Nông nghiệp

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ Yên

Qua biểu đồ trên ta nhận thấy giá trị sản xuất của huyện Phổ Yên tăng trưởng nhanh liên tục qua các năm. Năm đánh dấu mốc tăng trưởng nhanh đó là năm 2008. Tốc độ phát triển của ngành dịch vụ thương mại trong giai đoạn 2008 đến 2010 có tốc độ phát triển nhanh nhất được thể hiện bằng độ dốc của đường L2. Giá trị của ngành sản xuất công nghiệp năm 2009 có biểu hiện giảm sút và có dấu hiệu phục hồi trong năm 2010. Giá trị của ngành nông nghiệp có sự tăng trưởng liên tục nhưng với tốc độ chậm và phát triển nhanh trong giai đoạn 2008-2010 về giá trị.

L2 L1

L3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện 2006 và 2010

ĐVT: % Năm 2006 Năm 2010 54.76000 14.73000 30.5000 1. CN và XD 2. DV 3. Nông nghiệp 59.20 22.06 17.74 1. CN và XD 2. DV 3. Nông nghiệp

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ Yên

Cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành: Do xác định rõ phương hướng phát triển hiện nay là phát huy mọi tiềm năng để tăng giá trị các ngành dịch vụ. Vì thế cơ cấu ngành đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng ngày càng hợp lý, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng nhanh, tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng giảm dần (trong khi quy mô giá trị sản xuất nông nghiệp nói chung và bình quân lương thực có hạt vẫn tăng, từ 377,6 kg/người năm 2006 lên 391 kg/người năm 2010). Năm 2006, tính trên toàn địa bàn, tỷ trọng các ngành Công nghiệp & XD - Dịch vụ - Nông nghiệp đạt theo thứ tự: 54,76% - 14,73% - 30,5%; Đến năm 2010 tỷ trọng các ngành tương ứng đạt là: 18,74% - 59,2% 22,06%.

Như vậy có thể nói vị trí của ngành CN - XD và ngành dịch vụ có sự hoán vị nhau. Năm 2006 trong tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm chủ yếu và ngành nông nghiệp đứng thứ hai thì ngược lại năm 2010 tỷ trọng lớn nhất là của huyện Phổ Yên là dịch vụ thương mại và thứ hai lại là ngành nông nghiệp. Sự thay đổi theo chiều hướng tốt phù hợp với quan điểm và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.4. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội

a. Thuận lợi

- Phổ Yên là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, có vị trí địa lý giáp thành phố Thái Nguyên và có đường Quốc lộ 3 chạy qua, có điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tiếp cận với khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để phát triển.

- Đất đai của huyện tương đối đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. Tiềm năng cùng với thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc phát triển tập đoàn cây con phong phú, có lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, khai thác thế mạnh này phải biết cách bảo vệ, khôi phục và phát triển, kết hợp với khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, khí hậu cũng như môi trường sinh thái.

- Trên địa bàn huyện có nhiều doanh nghiệp của tỉnh và trung ương tạo thành những khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Tây Phổ Yên, Khu công nghiệp Nam Phổ Yên, Tổ hợp công nghiệp dịch vụ đô thị Yên Bình.

- Nhân dân các dân tộc huyện Phổ Yên có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, sát cánh bên nhau, khắc phục mọi khó khăn để xây dựng huyện Phổ Yên thành một huyện giàu mạnh.

- Cơ sở hạ tầng được nâng cấp xây dựng, mạng lưới giao thông nông thôn được cải thiện tốt, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và tiêu thụ nông sản. Hơn nữa, huyện có hệ thống kênh mương kiên cố (đặc biệt có hệ thống kênh Hồ Núi Cốc và có 3 công trình thủy lợi lớn là Hồ Suối Lạnh, Bình Sơn và trạm bơm Cống Táo. Ngoài ra, còn có trên 20 trạm bơm lớn, nhỏ.) tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Về giáo dục đào tạo, y tế, thông tin liên lạc đã và đang phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện.

b. Khó khăn

- Tập quán canh tác vẫn còn lạc hậu, kinh tế chủ yếu phát triển là thuần nông, độc canh, tự cấp, tự túc, số lượng hàng hóa chưa nhiều, chất lượng sản phẩm chưa cao.

- Áp lực của sự gia tăng dân số đòi hỏi việc làm. Trình độ dân trí thấp, đội ngũ lao động chưa thông qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, hạn chế việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và giảm hiệu quả lao động.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhất là các xã vùng núi, làm cho kinh tế chậm phát triển, các vấn đề xã hội trở nên gay gắt.

- Hệ thống kênh Hồ Núi Cốc chỉ cung cấp nước tưới cho diện tích đất phần phía Đông (hữu ngạn Sông Công), còn diện tích đất phần phía Tây (tả ngạn Sông Công) không có hệ thống kênh chảy qua. Đây là một khó khăn trong việc cung cấp nước tưới vào mùa khô.

- Cơ cấu sản xuất, cơ cấu sử dụng đất đai, lao động còn nhiều bất hợp lý, đòi hỏi có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ mới có thể phát huy hết tiềm năng của huyện.

- Trong những năm gần đây, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh gia súc, dịch bệnh cúm gia cầm phát sinh ở một số nơi, gây tâm lý lo ngại và giảm hiệu quả chăn nuôi đối với một số gia đình nuôi gia cầm lớn. Mặt khác, giá cả thị trường có nhiều biến động nhất là một số mặt hàng sản phẩm công nghiệp như sắt thép, vật tư phục vụ nông nghiệp như giống, phân bón. Hàng hóa của nông dân làm ra như chè búp khô chưa có nơi tiêu thụ ổn định và giá cao [24].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2. Một số nét cơ bản về giáo dục đào tạo và chính sách quản lý chi ngân sách nhà nƣớc ở huyện Phổ Yên

2.2.1. Khái quát về giáo dục đào tạo của huyện Phổ Yên

Trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006 đến 2010, sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Phổ Yên đã phát triển với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, cụ thể như sau:

a. Về giáo dục mầm non

Mạng lưới trường lớp được đa dạng hóa với các loại hình: công lập, bán công, dân lập và tư thục, phân bổ tương đối hợp lý theo điều kiện của từng vùng, miền. Xoá được xã trắng về mẫu giáo trên địa bàn tỉnh. Phần lớn các cơ sơ giáo dục mầm non thực hiện đúng chương trình, đúng đối tượng, chất lượng giáo dục được nâng lên.

Đến cuối năm 2010, toàn huyện có 24 trường bán công, gồm 69 điểm trường, tăng 01 trường Mầm non Phúc Thuận III. Trong đó có 7 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia chiếm 29,16%, tăng 16,6% so với năm 2009.

Tỷ lệ huy động các cháu ra lớp với 248 nhóm lớp gồm 6.215 cháu đạt 54% tăng 1% so với năm 2009. Trong đó, số cháu trong độ tuổi đi nhà trẻ huy động được 53 lớp gồm 1.106 cháu đạt 20%. Số cháu trên 2 tuổi ra lớpdddược 928 cháu đạt tỷ lệ 44%. Số cháu trong độ tuổi mẫu giáo gồm có 195 lớp với 5.109 cháu đạt tỷ lệ 85%. Đáng chú ý số cháu trong độ tuổi mẫu giáo lớn (5 tuổi là 2.076 đạt tỷ lệ đến lớp học 100% [23].

b. Về giáo dục tiểu học

Chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường tiểu học tiến bộ rõ. Toàn tỉnh đã đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học tại thời điểm tháng 12/1998. Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học tiếp tục được củng cố. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiểm tra và công nhận huyện Phổ Yên đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào thời điểm tháng 11 năm 2010.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hệ thống trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được mở rộng; hiện nay trên địa bàn huyện Phổ Yên có 28 trường công lập có 54 điểm trường trong đó có 26 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 03 trường so với năm 2009. Trong năm 2010, huyện Phổ Yên đã huy động học sinh đến trường được 407 lớp với 10.267 học sinh; Trong số đó có 196 học sinh khuyết tật học hoà nhập. 100% số trường trên học 2 buổi/ngày.

Số học sinh lớp 1 đúng độ tuổi ra lớp đạt 96,3%.Số học sinh lớp 5 học đúng độ tuổi đạt 93,5%.

Năm 2010 có tổng 224 lớp học ngoại ngữ với 5.787 học sinh. Tổ chức được 103 lớp học tin với 2.647 học sinh theo học [23].

- Về giáo dục THCS:

Mạng lưới trường lớp THCS và THPT phát triển nhanh, được đa dạng hóa ở cấp THPT, phục vụ thoả mãn nhu cầu học sinh tốt nghiệp tiểu học vào THCS. Toàn huyện hiện có 17 trường công lập trong đó có 7 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng thêm 6,25% so với năm 2009 (tăng 01 trường). Huy động học sinh đến lớp gồm 227 lớp học với 8.471 học sinh. Trong năm 2010 tổ chức dạy được 224 lớp học ngoại ngữ với 8.471 học sinh tham gia, tổ chức được 60 lớp học tin học với 2.160 học sinh. 100% học sinh lớp 8 được học hướng nghiệp nghề.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì giáo dục và đào tạo Huyện Phổ Yên vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn trước mắt cần phải khắc phục:

- Về mặt xây dựng đội ngũ giáo viên:

Mặc dù số lượng giáo viên trong thời gian qua đã tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở các cấp học luôn xảy ra. Hiện nay, huyện Phổ Yên còn thiếu khoảng 269 giáo viên ở các cấp. Cụ thể cấp Mầm non thiếu 184 cán bộ, giáo viên; cấp Tiểu học thiếu 78 cán bộ, giáo viên; cấp Trung học cơ sở thiếu 7 cán bộ hành chính. Nếu tính về tỷ lệ giáo viên đứng lớp đạt 2,1giáo viên/ lớp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trình độ giáo viên mặc dù đã được nâng lên nhiều hơn trước nhưng số giáo viên không đạt chuẩn đào tạo theo luật định vẫn chiểm tỷ lệ tương đối cao, nhất là đối với các bậc học mầm non và THCS. Số giáo viên nhà trẻ không đạt chuẩn là 12%, mẫu giáo là 5% và THCS là 3% [23].

- Về chất lượng giáo dục

Phòng Giáo dục huyện Phổ Yên luôn chỉ đạo các trường luôn quan tâm đễn chất lượng giáo dục, tránh bệnh thành tích. Năm học 2007-2008, tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém cao nhất so với các địa phương khác trong tỉnh Thái Nguyên (14,52%). Năm 2009, tỷ lệ học sinh yếu, kém giảm hơn năm trước và chiếm tỷ lệ 7,25%. Thực hiện việc đưa danh sách các học sinh xếp loại học lực yếu, kém để trao đổi với gia đình nhằm tìm các biện pháp tích cực giúp các em cải thiện được lực học một cách thiết thực, có hiệu quả. Mặt khác, quan tâm cụ thể tới chất lượng giáo dục toàn diện cần phải nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp với giáo viên bộ môn trong việc đánh giá kếthuế quả hai mặt (Học lực và hạnh kiểm) giáo dục của học sinh, tạo điều kiện giúp đỡ các em có giải pháp phấn đấu hơn nữa trong học tập [23].

Phòng giáo dục cũng tổ chức định kỳ kỳ thi “Giáo viên dạy giỏi”. Năm học 2009-2010, Phòng đã tổ chức cho 104 giáo viên thi lý thuyết. Có 57 giáo viên đạt loại giỏi chiếm tỷ lệ 54.80%, 43 giáo viên đạt loại khá chiếm 41,34%, chỉ có 4 giáo viên đạt loại trung bình chiếm tỷ lệ 3,86% trong tổng số giáo viên tham gia dự thi. Trường xếp thứ nhất là trường THCS Tân Hương, xếp thứ nhì là trường THCS Thuận Thành, xếp thứ 3 là hai trường THCS Bắc Sơn và THCS Minh Đức.

Trong cuộc thi “Học sinh giỏi toán bằng máy tính cầm tay” năm học

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo tại địa bàn huyện phổ yên, thái nguyên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)