TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG QUAN HỆ SONG SONG VÀ QUAN HỆ VUÔNG GÓC Ở HÌNH HỌC LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 98)

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành tại trường THPT Thị xã Phú Thọ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Tiến hành thực nghiệm ở khối 11 năm học 2013 - 2014: + Lớp thực nghiệm: 11B có 47 HS.

Hai lớp đối chứng và thực nghiệm được chọn đảm bảo trình độ nhận thức, kết quả học tập toán khi bắt đầu khảo sát là tương đương nhau; trong quá trình khảo sát được cùng một GV đảm nhận.

3.2.2. Phương pháp thực nghiệm

Chúng tôi hướng dẫn giáo viên (tham gia thực nghiệm) sử dụng tài liệu để soạn giáo án và thực hiện các bước lên lớp đối với bài dạy thuộc nội dung quan hệ song song và quan hệ vuông góc, theo phương pháp đã nêu ở chương 2 của luận văn. Thực nghiệm sư phạm được thực hiện song song giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng do cùng một giáo viên dạy theo giáo án chúng tôi thiết kế và hướng dẫn lớp thực nghiệm, dạy giáo án bình thường do giáo viên soạn ở lớp đối chứng.

Để lựa chọn mẫu thực nghiệm sát với đối tượng học sinh chúng tôi tiến hành thực hiện:

- Trao đổi với GV bộ môn Toán, GV chủ nhiệm để biết tình hình học tập của HS.

- Xem xét kết quả học tập bộ môn Toán.

- Trao đổi với HS để tìm hiểu năng lực học tập, mức độ hứng thú của các em đối với nội dung quan hệ song song và quan hệ vuông góc.

- Dự giờ các giáo viên dạy nội dung quan hệ song song và quan hệ vuông góc.

3.2.3. Triển khai thực nghiệm sư phạm

- Chúng tôi dự giờ quan sát ghi nhận mọi hoạt động của GV và HS trong các tiết thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Sau mỗi tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi rút kinh nghiệm về giáo án đã soạn thảo, định hướng, tổ chức việc học tập của HS để rút kinh nghiệm cho tiết dạy sau.

- Cho HS làm bài kiểm tra sau khi thực nghiệm (cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cùng làm một đề bài với thời gian kiểm tra).

3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Sau quá trình thử nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả và tiến hành phân tích trên hai phương diện:

- Phân tích định tính. - Phân tích định lượng.

3.3.1. Phân tích định tính

Sau khi thử nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến về tính tích cực trong học tập của HS đặc biệt là tính tích cực tìm tòi. Chúng tôi nhận thấy lớp thử nghiệm có chuyển biển tích cực so với trước thử nghiệm:

- HS hứng thú hơn trong các giờ học toán. Điều này được giải thích là

do trong khi học các em được hoạt động, được suy nghĩ, được tự do bày tỏ quan điểm, được tham gia vào quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề nhiều hơn.

- HS tập trung chú ý nghe giảng hơn. Điều này được giải thích là do

trong quá trình nghe giảng theo cách dạy học mới, HS phải theo dõi, tiếp nhận nhiều hơn các nhiệm vụ học tập mà GV giao, nghe những hướng dẫn, gợi ý, điều chỉnh, … của GV để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.

- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trí tưởng tượng không gian, …

của HS tiến bộ rõ rệt. Điều này được giải thích là do GV đã chú ý nhiều hơn

trong việc rèn luyện những kĩ năng này cho các em.

- HS tự học ở nhà thuận lợi hơn, hiệu quả hơn. Điều này được giải thích là do trong các tiết học trên lớp, GV đã quan tâm tới việc hướng dẫn HS tổ chức việc tự học ở nhà.

- HS tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ chính kiến của mình.

3.3.2. Phân tích định lượng

Việc phân tích định lượng dựa trên kết quả của bài kiểm tra sau đây được HS thực hiện vào cuối đợt thử nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài kiểm tra chương 3

(Thời gian làm bài: 45 phút)

Bài 1 (3 điểm): Các mệnh đề sau đúng hay sai?

a, Nếu đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b và đường thẳng b vuông góc với đường thẳng c thì đường thẳng a vuông góc với đường thẳng c.

b, Nếu đường thẳng a song song với mp(P), đường thẳng b song song với mp(P) thì đường thẳng a song song với đường thẳng b.

c, Nếu mp(P) song song với mp(Q), mp(Q) vuông góc với mp(R) thì mp(P) vuông góc với mp(R).

d, Nếu mp(P) song song với mp(Q), mp(Q) song song với mp(R) thì mp(P) song song với mp(R).

e, Gọi (P) là mặt phẳng song song với 2 đường thẳng chéo nhau a và b, khi đó đường vuông góc chung của a và b vuông góc với mp(P).

f, Nếu d là đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau a và b thì d là giao tuyến của hai mp(a, d) và mp(b, d).

Bài 2 (4 điểm): Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với đáy. Gọi H,

K là trực tâm tam giác ABC và SBC. Chứng minh rằng:

a, SC (BHK)⊥ .

b, HK⊥(SBC).

Bài 3 (3 điểm): Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi tâm O, cạnh

a, góc A bằng 60 và có đường cao SO a0 = .

a, Tính khoảng cách từ O đến (SBC).

b, Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SB và AD.

- Kiểm tra mức độ tư duy của HS bằng việc thực hiện các kĩ năng phân tích, tổng hợp qua đó rèn luyện năng lực chứng minh toán học (đối với bài 2).

- Kiểm tra kĩ năng xác định hình, mức độ vận dụng kiến thức của HS, khả năng tính toán (đối với bài 3).

* Kết quả kiểm tra của HS thu được như sau:

Bảng thống kê kết quả kiểm tra của HS

Điểm Lớp Kém % Yếu % TB % Khá % Giỏi % Số bài Đối chứng 0 0 05 10,4% 29 60,4% 10 20,8% 04 8,4% 48 100% Thực nghiệm 0 0 04 8,5% 22 46,8% 15 31,9% 06 12,8% 47 100%

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua thực nghiệm sư phạm bước đầu có thể kết luận được: Các biện pháp sư phạm đã đề ra là hợp lý, phát huy được tính tích cực học tập của HS, góp phần nâng cao chất lượng học tập và đạt được mục tiêu giáo dục.

KẾT LUẬN

Luận văn đã thu được những kết quả chính sau đây:

1. Trình bày những khái niệm cơ bản, những vấn đề liên quan đến tính tích cực học tập của HS, những phương pháp phát huy tính tích cực học tập của HS.

Kết quả điều tra, phỏng vấn thực hiện cho thấy: nội dung dạy học quan hệ song song và quan hệ vuông góc trong chương trình hình học 11 ban cơ bản còn là vấn đề khó khăn đối với GV và HS.

2. Xây dựng được bốn biện pháp sư phạm vận dụng vào dạy học nội dung quan hệ song song và quan hệ vuông góc nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS.

3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm được ba tiết ở cả nội dung quan hệ song song và quan hệ vuông góc để minh họa tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ những kết quả chính trên, cho phép nhận xét rằng: Giả thuyết khoa học của luận văn là chấp nhận được, có tính hiệu quả và mục đích nghiên cứu đã hoàn thành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ma Thị Vũ Bình (2009), Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học không gian lớp

11 THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học sư phạm Hà Nội,

Hà Nội.

2. Lê Hồng Đức (2011), Giải toán hình học 11, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

3. Lê Hồng Đức, Vương Ngọc, Lê Viết Hòa, Lê Hữu Trí, Lê Bích Ngọc

(2010), Bài giảng trọng tâm chương trình chuẩn toán 11, Nhà xuất bản

Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Trần Văn Hạo (2007), Hình học 11, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

5. Phạm Văn Hoàn Chủ biên (1981), Giáo dục học môn Toán, Nhà xuất bản

Giáo dục, Hà Nội.

6. Đặng Văn Hương, Nguyễn Chí Thanh (2007), Một số phương pháp dạy

học môn Toán theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh

trung học cơ sở, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

7. Kharlamôp I.F (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế

nào T1, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

8. Kharlamôp I.F (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế

nào T2, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

9. Trần Kiều, Nguyễn Lan Phương (1997), “Tích cực hóa hoạt động của học

sinh”, Thông tin khoa học giáo dục, 62

10.Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp Dạy học môn Toán, Nhà xuất bản

Đại học sư phạm, Hà Nội.

11.Nguyễn Bá Kim, Vương Dương Minh, Tôn Thân (1998), Khuyến khích

một số hoạt động trí tuệ của học sinh qua môn toán ở trường THCS, Nhà

xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

12. Luật Giáo dục (2005), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội???

13. Hoàng Lê Minh (2013), Hợp tác trong dạy học môn Toán, Nhà xuất bản

Đại học sư phạm, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Vương Dương Minh (2002), “Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

bằng mò mẫm và suy đoán”, Nghiên cứu giáo dục, 1

16. Bùi Văn Nghị (2011), Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn

Toán, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

17. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở

trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Phương (2005), Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong dạy học vectơ ở

lớp 10 THPT, Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

19. Polya. G , Giải một bài toán như thế nào?, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

20. Polya. G (2010), Sáng tạo toán học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

21. Đào Tam (2012), Phương pháp dạy học hình học ở trường trung học phổ

thông, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

22. Đào Tam (2008), Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống

trong dạy học Toán ở trường đại học và trường phổ thông, Nhà xuất bản

Đại học sư phạm, Hà Nội.

23. Đào Tam (chủ biên) (2010), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học

môn Toán ở trường trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học sư phạm,

Hà Nội.

24. Nguyễn Cảnh Toàn (2012), Nên học Toàn thế nào cho tốt?, Nhà xuất bản

Đại học sư phạm, Hà Nội.

25. Nguyễn Thế Thạch (2011), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ

năng môn Toán lớp 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

26. Đào Văn Trung (2001), Làm thế nào để học tốt Toán phổ thông, Người

dịch Nguyễn Văn Mậu, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

27. Nguyễn Hoàng Yến, “Tự học một tư tưởng lớn của Chủ tịch HCM”, Tạp

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC

NỘI DUNG QUAN HỆ SONG SONG VÀ QUAN HỆ VUÔNG GÓC HÌNH HỌC 11

Các em học sinh thân mến! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với mong muốn nắm được thực trạng dạy học dung quan hệ song song và quan hệ vuông góc theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở trường Trung học phổ thông. Chúng tôi đã tiến hành cuộc điều tra này, mong em vui lòng trả lời những câu hỏi sau đây.

Phần I- Thông tin cá nhân

Họ và tên (Không bắt buộc) ... Trường: ………... Quận (Huyện):………. Lớp :………... Giới tính:...

Phần II- Nội dung

Vui lòng đánh dấu x vào ô trống mà em cho là đúng vào các câu bên dưới.

1. Theo em, nội dung quan hệ song song và quan hệ vuông góc - Hình học

không gian lớp 11 là?

a, Rất quan trọng b, Quan trọng

c, Không quan trọng d, Không cần thiết

2. Theo em, tích cực học tập trong giờ học là:

(Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

a, Chú ý nghe giảng b, Phát biểu nhiều lần

d, Ý kiến khác: ………..

3. Theo em, tính tích cực giúp em:

(Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

a, Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà GV giao cho b, Đạt được điểm tốt trong các kì thi

c, Có phong cách làm việc năng động, sáng tạo d, Hình thành nhân cách tốt đẹp của con người.

e, Ý kiến khác: ………

4. Trong một giờ học Hình học không gian, em thường phát biểu trả lời bao

nhiêu lần?

a, Không lần nào b, Từ 1 đến 2 lần

c, Từ 3 đến 4 lần d, Từ 5 lần trở lên

5. Theo em, nội dung quan hệ song song và quan hệ vuông góc là nội dung:

a, Có thể tự đọc và hiểu được

b, Có thể tự đọc nhưng chưa chắc đã hiểu, ghi nhớ

c, Không thể tự đọc được mà phải nhờ đến thầy (cô) giảng giải d, Không quan tâm

6. Một số hoạt động của em trong giờ học Hình học không gian là:

(Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

Các hoạt động Mức độ hoạt động Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Nghe GV giảng và ghi chép

Đọc SGK để trả lời câu hỏi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trao đổi thảo luận với bạn để giải quyết vấn đề nào đó

Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề

Quan sát bảng phụ, tranh, máy chiếu (nếu có) Tích cực xây dựng bài học để hiểu sâu bài hơn

7. Mức độ sử dụng sách giáo khoa trong giờ học lí thuyết và các giờ bài tập Hình

a, Thường xuyên b, Thỉnh thoảng

c, Không bao giờ d, Không quan tâm

8. Khi gặp một bài toán hoặc vấn đề khó trong nội dung Hình học không gian

11, em thường:

a, Độc lập suy nghĩ tìm tòi để giải quyết vấn đề b, Trao đổi với bạn bè ngay để giải quyết vấn đề c, Ngồi chờ sự gợi ý của giáo viên rồi mới hoạt động d, Không tham gia giải quyết hoặc bỏ qua vấn đề

9. Trong giờ học Hình học không gian 11, em thấy thầy (cô) sử dụng câu hỏi gợi

ý, dẫn dắt là:

a, Thường xuyên b, Thỉnh thoảng

c, Không bao giờ d, Không quan tâm

10. Trong giờ học Hình học không gian 11, em được tham gia hoạt động nhóm

là:

a, Thường xuyên b, Thỉnh thoảng

c, Không bao giờ d, Không quan tâm

11. Khi về nhà, mức độ quan tâm đến vấn đề tự học nội dung quan hệ song song

và quan hệ vuông góc của em là:

a, Thường xuyên b, Thỉnh thoảng

c, Không bao giờ d, Không quan tâm

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC

NỘI DUNG QUAN HỆ SONG SONG VÀ QUAN HỆ VUÔNG GÓC HÌNH HỌC 11

Quý Thầy (Cô) kính mến!

Với mong muốn nắm được thực trạng sự quan tâm của giáo viên về việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học nội dung quan hệ song song và quan hệ vuông góc Hình học 11. Xin quý thầy (cô) vui lòng trả lời những câu hỏi sau đây

Phần I- Thông tin cá nhân

Họ và tên (Không bắt buộc): ... Trường đang công tác: ... Quận (Huyện): ... Tuổi: ...Số năm giảng dạy: ...

Phần II- Nội dung

Vui lòng đánh dấu x vào ô trống mà thầy (cô) cho là đúng vào các câu bên dưới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Theo thầy (cô), tính tích cực học tập của học sinh đóng vai trò như thế nào

đến chất lượng của việc dạy và học?

a, Rất quan trọng b, Quan trọng

c, Không quan trọng d, Không cần thiết

2. Theo thầy (cô), biểu hiện của tính tích cực học tập của học sinh thể hiện như

thế nào?

(Có thể chọn nhiều phương án)

a, Chú ý học tập b, Hoàn thành nhiệm vụ được giao

e, Ý kiến khác: ...

3. Thầy (cô) nhận thấy tính tích cực học tập của HS khi học nội dung quan hệ

song song và quan hệ vuông góc Hình học 11 so với khi học các nội dung khác

Một phần của tài liệu PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG QUAN HỆ SONG SONG VÀ QUAN HỆ VUÔNG GÓC Ở HÌNH HỌC LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 98)