THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHấT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TạI Sở GIAO DịCH CỦA NGÂN HÀNG HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 54)

+ Tăng trưởng thu nhập từ lãi CVDNVVN:

Bảng 2.10: Tăng trưởng thu nhập từ lãi

(đơn vị :triệu đồng)

Chỉ tiêu/Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

TNTLCVDNVVN 32,974 38,714 74,792

Chênh lệch năm t và năm trước 4,360 5,740 36,078

Tỷ lệ tăng trưởng 15.25% 17.47% 93.13%

GVHD: Th.S Đỗ Hoài Linh

TNTL trong năm 2010 tăng trưởng với tốc độ rất cao 93.13%, trong khi các năm trước đó chỉ ở mức 15% ~ 17%, nguyên nhân là :

- Nhiều khoản vay đã giải ngân trong 2 năm 2008, 2009 đến thời điểm năm 2010 mới bắt đầu thanh toán lãi, tiêu biểu có thể kể 5 khoản vay của Tổng công ty Viễn thông Toàn Cầu.Việc này nằm trong nhóm giải phápmang tính ưu đãi của SGD để nhằm tìm kiếm khách hàng mới, và khuyến khích khách hàng cũ tiếp tục những hợp đồng vay vốn.

- Cuối năm 2008 và 2009, một vài khách hàng gặp khó khăn trong thanh toán vì khủng hoảng kinh tế, họ đã chọn cách chịu lãi suất quá hạn, do lãi suất quá hạn của SGD vẫn thấp hơn mặt bằng chung lãi suất ngầm thời điểm đó, vốn có thể lên tới mức 20, 25%.Năm 2010, khi nền kinh tế bình ổn đồng thời khả năng hoạt động của các doanh nghiệp này được cải thiện, những khoản vay quá hạn đã được chi trả lãi cao hơn.

Trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng cao này vẫn có khả năng sẽ giữ vững, bởi nền kinh tế đang mang lại rất nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh-sản xuất của bộ phận doanh nghiệp-khách hàng của SGD.Rất nhiều khoản vay bắt đầu giải ngân trong năm 2010 hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn trong thời gian tới.Như vậy, tiềm năng về thu nhập của CVDA là rất lớn.

+ Chỉ tiêu : Thu nhập từ lãi CVDNVVN / Tổng thu nhập từ lãi

Bảng 2.11 :Thu nhập từ lãi CVDNVVN / Tổng thu nhập từ lãi

(đơn vị : triệu đồng)

Chỉ tiêu/Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

(1)TNTLCVDNVVN 32,974 38,714 74,792

(2)Tổng TNTL 125,188 154910 325,184

(1)/(2) 0.263 0.25 0.23

Trong đó :

- Tổng TNTL : Tổng thu nhập từ lãi (đối với SGD bao gồm : thu lãi từ cho vay, thu lãi từ tiền gửi TCTD khác, thu lãi từ hệ thống, và thu lãi từ hoạt động tín dụng khác)

GVHD: Th.S Đỗ Hoài Linh

khoảng 0.23 ~ 0.26 đồng là đóng góp từ hoạt động CVDNVVN.Tỷ lệ này đang giảm dần trong 3 năm qua bởi :

+ Đặc thù của hoạt động CVDNVVN, lãi thu vào những năm sau thời điểm giải ngân.

+ Tốc độ tăng Thu nhập lãi từ CVDNVVN có tốc độ tăng chậm hơn tổng thu nhập từ lãi (mà thu lãi từ CV ngắn hạn chiếm phần lớn có tốc độ tăng nhanh)

+ Chỉ tiêu : Thu nhập từ lãi CVDNVVN / Tổng dư nợ bình quân CVDNVVN :

Bảng 2.12 :Thu nhập từ lãi CVDNVVN / Tổng dư nợ bình quân CVDNVVN

(đơn vị :triệu đồng)

Chỉ tiêu/Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

(1)TNTLCVDNVVN 32, 974 38, 714 74, 792

(2)Tổng DNBQ CVDNVVN 256, 422 280, 641.5 447, 718.5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1)/(2) 0.1286 0.138 0.167

Trong đó :

- Tổng DNBQCVDNVVN : Tổng dư nợ bình quân cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của hoạt động CVDNVVN, mỗi đồng bỏ ra cho hoạt động CVDNVVN sẽ mang về cho SGD từ 0, 1286 ~ 0, 167 đồng lãi.Chỉ tiêu này liên tục tăng trong 3 năm qua, báo hiệu về mặt chất lượng của hoạt động CVDNVVN đang ngày càng được cải thiện, mức lãi suất CV mà SGD đưa ra luôn theo sát tình hình biến động lãi suất thị trường và tình trạng doanh nghiệp

2.3. Đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Sở giao dịch

2.3.1. Kết quả đạt được.

Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế là điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường. Và ngành ngân hàng hiện nay cũng không phải là một ngoại

GVHD: Th.S Đỗ Hoài Linh

lệ. MSB là một ngân hàng thành lập khá lâu, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, mặc dù nền kinh tế hiện nay có nhiều biến động, song hoạt động cho vay của NH và đặc biệt Sở giao dịch vẫn tăng trưởng tốt.

 Về doanh số cho vay và dư nợ cho vay

Hoạt động cho vay đối với DNVVN của NH trong ba năm 2008 – 2010 luôn đạt được tăng trưởng cao và bền vững, góp phần làm lạnh mạnh hoạt động kinh doanh của NH cũng như đem lại hiệu quả chung cho việc thực hiện các nhiệm vụ của NH. Đó là thành quả của việc áp dụng các biện pháp chủ động, sáng tạo, triển khai kịp thời các chủ trương, đường lối đúng đắn của Chính phủ và của toàn ngành.

 Về công tác thẩm định

Công tác thẩm định khoản cho vay, việc tổ chức quản lý các hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Hà Nội đã phần nào được nâng cao. Sở giao dịch đã áp dụng nhiều phương pháp mang tính khoa học, nhìn nhận vấn đề thận trọng và mở rộng hơn, áp dụng công nghệ vào công việc thẩm định nhằm kiểm tra, giám sát vốn vay chặt chẽ hơn. Nhờ vậy mà chất lượng cho vay được đảm bảo. Mối quan hệ với DNVVN được mở rộng thông qua việc doanh số cho vay DNVVN tăng trong các năm 2008-2010 . Dư nợ cho vay DNVVN cũng có những dấu hiệu khả quan. Về công tác thu hồi nợ.

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng giảm và vẫn trong mức an toàn. Điều này thể hiện sự tiến bộ tích cực trong công tác thu hồi vốn tại các phòng giao dịch cũng như toàn ngân hàng cũng là kết quả tốt trong hoạt động cho vay tại Sở giao dịch MSB.

 Về hình thức, sản phẩm cho vay

Hình thức cho vay của NH, dịch vụ cung cấp rất đa dạng và phong phú. Có nhiều hình thức cấp hạn mức tín dụng và nhiều doanh nghiệp đã được vay theo món, cho vay tài trợ dự án đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Hình thức cho vay đa dạng, với nhiều phương phức vay phù hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp. Các sản phẩm cho vay đa dạng như cho vay bổ sung kinh doanh, cho vay đầu tư, cho vay bổ sung sản xuất chế biến… Hình thức cho vay của các NH tương đối giống nhau, tuy nhiên, khi vay vốn tại Sở giao dịch MSB, KH luôn

GVHD: Th.S Đỗ Hoài Linh

luôn được ưu đãi, được hưởng dịch vụ tư vấn tận tình và quy trình vay vốn thực hiện nhanh chóng.

 Về hoạt động Marketing

Trong thời gian vừa qua, Sở giao dịch cũng như toàn hệ thống MSB đã triển khai nhiều hoạt động tiếp xúc với các doanh nghiệp, quản bá sản phẩm tiện ích nhất, hướng dẫn các doanh nghiệp lập các hồ sơ vay vốn tương đối hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể vay vốn nhanh, gọn. Lợi nhuận

Việc ngân hàng áp dụng các biện pháp cho vay DNVVN một cách mềm dẻo giúp các doanh nghiệp đáp ứng vốn kịp thời cho sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính, giúp việc kinh doanh có lãi. Sự thành thạo trong chuyên môn và sự chuyên nghiệp giữa các ban ngành đã giúp tăng trưởng tín dụng có hiệu quả, tạo lợi thế cho Chi nhánh Hà Nội trong việc cạnh tranh và tìm đối tác.

Kết quả mà Sở giao dịch MSB đạt được trong thời gian qua là kết quả của sự lỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Sở giao dịch nói riêng và toàn bộ hệ thống NH nói chng cũng như nhân viên phụ trách lĩnh vực DNVVN. Đó là nền tảng cho MSB trong việc nâng cao chất lượng cho vay DNVVN, thu hút ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc cho vay đối với DNVVN còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục triệt để.

 Thu nhập từ hoạt động cho vay vẫn chưa thực sự cao so với các ngân hàng khác. Mặc dù, Sở giao dịch MSB Hà Nội vẫn thu được lợi nhuận hàng năm từ việc kinh doanh, nhưng đôi khi chưa đáp ứng được các khoản chi lãi khác từ uy động vốn. Điển hình là khi tổng dư nợ cho vay DNVVN nhỏ hơn nguồn vốn huy động, khi đó thu từ lãi cho vay sẽ nhỏ hơn chi từ lãi huy động. Vì thế, cán bộ tín dụng cũng như nhân viên trong toàn ngân hàng cần phải năng động trong các hoạt động khác như bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá, trung gian thanh toán…

GVHD: Th.S Đỗ Hoài Linh

hướng tăng lên, chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng cũng như nhu cầu của thị trường. Đối tượng khách hàng vay chưa đa dạng, không tận dụng hết mọi nguồn lực, nguồn vốn nhàn rỗi cũng như khách hàng tiềm năng của NH. Mặc dù số lượng khách hàng DNVVN của Sỏ giao dịch MSB Hà Nội vẫn đang tăng qua các năm nhưng lượng khách hàng này vẫn tập trung chủ yếu tại các lĩnh vực thương mại và xây dựng. Việc thu hút khách hàng tham gia vay vốn tại các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp vẫn còn hạn chế. Số lượng doanh nghiệp tập trung vào các ngành này tương đối lớn, do đó NH cần quan tâm hơn nữa trong việc mở rộng phạm vi vay vốn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất.

 Ngân hàng còn hạn chế trong việc cho vay trung và dài hạn, vẫn còn tương đối thấp ( 50% - 60%), khi lợi nhuận thu lại từ hoạt động này là rất lớn. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn mặc dù đã tăng qua các năm, song tốc độ tăng còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn của DNVVN hiện nay. Như vậy, NH chưa dám mạo hiểm, còn dè dặt khi đi sâu vào đầu tư lĩnh vực này, khi rủi ro cao.

 Việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ cho vay có lúc bị bỏ qua, nhất là trong khâu thẩm định. Các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu ảnh hưởng tác động của các nhân tố như quản lý doanh nghiệp, giá cả thị trường, thị hiếu, khoa học công nghệ…làm cho cán bộ tín dụng không lường trước được rủi ro của dự án. Vì thế, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có một kiến thức thực tế về thị trường, kỹ thuật công nghệ, khả năng ứng phó nhanh nhạy đối với các dự án cho vay có vấn đề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạn chế là vấn đề không tránh khỏi của bất kỳ ngân hàng nào trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, cho vay lại là hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là cho vay DNVVN là hoạt động không mới nhưng còn nhiều thiếu sót trong công tác quản lý.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Mỗi một thiếu sót, tác động xấu đều có những nguyên nhân đằng sau nó. Dưới đây là một số nguyên nhân nổi bật ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với DNVVN tại Sở giao dịch MSB Hà Nội.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

GVHD: Th.S Đỗ Hoài Linh

động không nhỏ do từ phía doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian vừa qua đã có nhiều thay đổi và đáng khích lệ, song sự phát triển này chưa vững chắc, thể hiện ở chỗ tăng trưởng về số lượng nhưng không kéo theo tăng trưởng về chất lượng

Môi trường kinh doanh ở nước ta còn gặp nhiều rủi ro nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô nhỏ thường gặp nhiều biến động

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ điều kiện để vay vốn. Thể hiện ở chỗ nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập, chưa có chỗ đứng trên thị trường, chưa tạo được sự uy tín với khách hàng, cơ sở vật chất còn hạn chế…nên chưa đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhưng không có tài sản bảo đảm, thế chấp hoặc có tài sản nhưng thiếu giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp tài sản đó

Do kinh nghiệm và năng lực còn hạn chế nên các dự án của doanh nghiệp chưa có tính khoa học, tính chính xác, hiệu quả của các dự án nên làm cho thời gian phê duyệt dự án mất nhiều. Trên thực tế, khả năng thẩm định dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất hạn chế, chủ yếu chỉ mang tính chất hình thức

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa thực hiện hoạt động kế toàn có khoa học, còn nhiều sai sót

Do vây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng cho mình chiến lược quản lý hay cái khác là chất lượng kinh doanh có hiệu quả hơn, thu hút được nhiều ngân hàng, tạo cho nền kinh tế phát triển.

Nguyên nhân chủ quan

Xây dựng chiến lược kinh doanh chưa được chú trọng đúng mức: Một chiến lược kinh doanh cần phải được xây dựng trên sự đánh giá thực trạng của Sở về nguồn, tài sản, nhân lực, công nghệ…so với mức độ phát triển hiện tại của các ngân hàng khác trên thế giới, khu vực và trong nước, đồng thời phải dựa vào xu hướng phát triển trong tương lai. Xây dựng hệ thống mục tiêu qua những giai đoạn, các biện pháp khả thi để đạt được mục tiêu đó.

GVHD: Th.S Đỗ Hoài Linh

mọi yêu cầu vay vốn của KH một cách chuyên nghiệp, nhanh với quy trình đơn giản nhất. Tuy nhiên, yếu tố cạnh tranh, yếu tố công nghệ, yếu tố nguồn lực…chưa được đề cập và phát triển đúng mức. Các kế hoạch kinh doanh hàng năm chỉ có ý nghĩa như nấc thang theo tiến trình vận động của con người, chỉ đề ra chứ hoạt động chưa được hiệu quả, hoạt động cho vay còn thiếu tính linh hoạt trong các điều kiện cụ thể.

Quy trình cho vay DNVVN chưa thực sự hợp lý : Các văn bản về hoạt động

cho vay vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý thủ tục cho các khoản vay mới, không có trong văn bản. Bên cạnh đó, việc thực hiện quy trình vay vẫn còn sơ hở, phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng chưa có điều kiện xem xét thực tế trước và sau khi quyết định cho vay. Để đảm bảo chất lượng cho vay thì việc tuân thủ các nguyên tắc cho vay, việc đưa ra một chiến lược, kế hoạch hoạt động cụ thể là việc làm cần thiết. Điều đó sẽ giúp cho cán bộ ngân hàng dễ dàng tiếp xúc và xử lý các khoản vay.

Công tác marketing chưa đầy đủ: Thông qua công tác Marketing, các chủ chương hoạt động, chính sách lãi suất, mức phí dịch vụ, chính sách đầu tư quảng bá sản phẩm và dịch vụ mới, những thông tin mang tính cập nhật như về thủ tục vay vốn, cơ chế tín dụng, thanh toán quốc tế…của NH được truyền tải đến KH. Đây là bộ phận không thể thiếu nhằm tăng doanh số bán hàng và quảng bá thương hiệu đến doanh nghiệp.Bên cạnh đó, việc quảng bá sản phẩm NH còn được thông qua các chương trình khuyến mãi vào các ngày lễ.

Trình độ, năng lực của một số cán bộ ngân hàng còn hạn chế: Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của trong kinh doanh NH là nguồn nhân lực.. Nhân viên khi mới vào làm, phải trải qua thời gian thử việc, đào tạo về chuyên môn mới đưa vào làm chính thức. Một thực tế cho thấy, một số nhân viên trẻ còn thiếu kiến thức về kinh tế, nắm bắt và xử lý thông tin chậm, kiến thức về chuyên môn không vững, khả năng phân tích còn yếu dẫn đến có những thông tin sai lệch về khách hàng… có thể đưa ra những quyết định sai lầm.

Nguyên nhân khách quan

Tuy doanh nghiệp vừa và nhỏ là một thị trường đầy tiềm năng cho các ngân hàng thương mại khai thác nhưng các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHấT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TạI Sở GIAO DịCH CỦA NGÂN HÀNG HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 54)