KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI SẢN NGUỒNVỐN GIAI ĐOẠN 2008 ~ 2010

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHấT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TạI Sở GIAO DịCH CỦA NGÂN HÀNG HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 38)

(Đơn vị:triệu đồng)

Biểu 2.1: Tình hình biến động tổng tài sản và tài sản cố định của SGD giai đoạn 2008~2010

Từ biểu đồ trên cho thấy, nguồn vốn huy động của Sở giao dịch không ngừng tăng liên tục qua các năm từ 16.897 triệu đồng (năm 2008)lên đến 16.997 triệu đồng vào năm 2010. Để có kết quả trên là do nền kinh tế của cả nước có sự phát triển kéo. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã cơ bản được khống chế. Đặc

GVHD: Th.S Đỗ Hoài Linh

biệt, lãi suất huy động vốn của ngân hàng tăng qua các năm, và đến năm 2010 đã tăng đến 14%, đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng đầu tư vào Sở giao dịch giúp cho ngân hàng càng phát triển và mở rộng quy mô đầu tư và chất lượng.

Trong 3 năm gần đây, tổng tài sản-nguồn vốn của SGD liên tục tăng trưởng, với các tốc độ tăng liên tiếp là 172% và 33.1%, thể hiện sự phát triển về cả về chiều rộng và chiều sâu, quy mô cũng như phạm vi hoạt động.Đóng góp vào sự tăng trưởng này là sự tăng lên mạnh mẽ đồng thời của hai khoản mục chính chiếm tỷ trọng lớn nhất : cho vay khách hàng và huy động tiền gửi.

2.1.2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh tóm tắt, giai đoạn 2008~2010

(Đơn vị :triệu đồng)

Chỉ tiêu/Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Thu nhập lãi thuần 38,401 47,107 66,525

Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ 6,723 6,451 17,147 Thu nhập thuần từ HĐ kd ngoại hối (2,964) (252) 1,262

Thu nhập thuần khác 699 7,681 10,253

Chi phí hoạt động 13,023 13,939 20,194

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 8,301 12,354 16,730

LNTT 21,535 34,693 58,264

LNST 5,38375 8,67325 14,566

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD qua cá năm)

Với những kết quả đạt được trong thành tích huy động vốn và sử dụng vốn của mình, giúp cho thu nhập của sở giao dịch – ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam không ngừng tăng lên, thể hiện ở chỗ lợi nhuận sau thuế của năm 2008 là 5,38375 triệu đồng , đến năm 2009 thì đã tăng lên 8,67325 triệu đồng và đến năm 2010 thì đã tăng vượt bậc là 14,566 triệu đồng.Trong đó, thu nhập khác

GVHD: Th.S Đỗ Hoài Linh

của Sở giao dịch cũng tăng theo qua các năm, thể hiện sự không ngừng lớn mạnh của ngân hàng.Với sự kết hợp chặt chẽ giữa dịch vụ ngân hàng truyền thống với dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ sở công nghệ ngân hàng tiên tiến, hoạt động dịch vụ đã góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây là hoạt động có quan hệ chặt chẽ , là công cụ hỗ trợ để tăng trưởng các hoạt động khác như: huy động vốn, tín dụng, đồng thời cũng mang lại cho ngân hàng nguồn thu an toàn với chi phí thấp

2.1.2.3. Các hoạt động cơ bản của SGD a, Tình hình huy động vốn

Nửa đầu năm 2008, hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu do chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN cộng với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các ngân hàng cạnh tranh lãi suất gay gắt để thu hút vốn, lãi suất huy động leo thanh liên tục, đỉnh điểm lên đến 17% với tất cả các kỳ hạn.Luồng tiền cũng liên tục chuyển dịch từ ngân hàng này qua ngân hàng khác mỗi khi một mức lãi suất mới cao hơn được ấn định.Tình trạng này chấm dứt khi lạm phát đã được kiềm chế, NHNN áp đặt một mức trần lãi suất huy động. Trong bối cảnh khó khăn đó, ngân hàng Maritime bank nói chung, cũng như Sở giao dịch nói riêng cũng khó tránh được những ảnh hưởng tiêu cực. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi cuối năm 2008 đạt 1093 tỷ đồng, hầu như không tăng so với số dư đầu năm, phát sinh tăng của các tiểu mục trong kỳ đều được cân đối bởi lượng phát sinh giảm tương ứng. Năm 2009, 2010 cùng với sự hồi phục của nền kinh tế, cũng như sự tin tưởng của cá nhân, tổ chức kinh tế, hoạt động huy động vốn của Sở đã phát triển mạnh mẽ, đạt được những kết quả ấn tượng.

Bảng 2.3 : Tình hình huy động vốn từ tiền gửi của sở giai đoạn 2008 - 2010

GVHD: Th.S Đỗ Hoài Linh Chỉ tiêu/Năm

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dư cấu Số dư cấu Số dư cấu Tiền gửi của khách hàng 1,093,665 100% 3,152,996 100% 3,962,814 100%

1. Tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân.

566,358 51. 7% 1,586,603 50. 3% 2,008,764 50.7%

1. 1. Không kỳ hạn 153,720 14% 349,164 11. 8% 532,821 13.4% 1. 2. Tiền gửi có kỳ hạn 412,637 37. 7% 1,237,439 39. 2% 1,475,942 37.3%

2. Tiền gửi tiết kiệm 516,535 47. 2% 1,551,956 49. 2% 1,954,050 49.3% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. 1. Không kỳ hạn 277 0. 02% 226 0. 07% 261 0.06%

2. 2. Tiền gửi có kỳ hạn 516,258 47. 2% 1,551,730 49. 1% 1,953,788 49.3%

3. Tiền gửi ký quỹ 10,771 0. 98% 14,436 0. 45% 168,001 4.23%

(Nguồn : Phòng kế toán của Sở giao dịch)

Qua bảng số liệu trên, cho ta thấy tình hình huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của Sở qua các năm không ngừng phát triển, thể hiện sự trưởng thành lớn mạnh, sự uy tín của ngân hàng.

•Về tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân: Năm 2008 thì con số đạt được là 566,358 triệu đồng, đến năm 2009 thì con số đó đã là 1,586,803 triệu đồng, tăng 1,020,245 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010 thì số lượng tiền gửi này đã tăng một cách nhanh chóng 2,008,764 triệu đồng, tăng 422,161 triệu đồng so với năm 2009.Số lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân tăng thể hiện về chất lượng kinh doanh của ngân hàng, các phòng giao dịch đã không ngừng lớn mạnh về chăm sóc khách hàng.

•Về tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi ký quỹ của ngân hàng cũng tăng lên qua các năm.Điều này thể hiện sự uy tín, cũng như chất lượng, chiến lược phát triển của ngân hàng.

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động được của SGD thì tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, 3 năm liền đều trên 85%, riêng năm 2009 đạt trên 90% so với tổng nợ phải trả.Xu hướng tăng mạnh của nguồn được xác lập trong năm 2009 với mức tăng 188, 3 %, và dự kiến sẽ đi dần vào ổn định sau năm 2010 ở mức 25, 68%. Để đạt được kết quả này, Sở đã mạnh dạn đề xuất tăng thêm số lượng phòng giao dịch, kết hợp phát triển

GVHD: Th.S Đỗ Hoài Linh

nhiều sản phẩm mới để tăng cường huy động vốn từ các đối tượng tổ chức kinh tế và dân cư như : tăng cường khuyến mại, lãi suất hấp dẫn, sản phẩm hỗ trợ thanh toán doanh nghiệp M-Business Gold…Ngoài ra chiến lược đổi mới hình ảnh cộng thêm một vị trí địa lỳ vô cùng đắc địa cũng đã đóng góp phần không nhỏ vào lượng vốn tăng trưởng tính đến cuối năm 2010.

Sở tập trung vào 2 nguồn tiền gửi chính là Tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm. Nhìn vào bảng 1, ta thấy 2 nguồn này có quy mô gần tương đương nhau với mức chênh lệch từ 30 đến 54 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng xấp xỉ là 180% năm 2009 và 26% năm 2010. Có thể thấy, trong thời gian qua, Ngân hàng Hàng Hải nói chung và Sở giao dịch 1 nói riêng đã gây dựng được sự tin tưởng của ngày càng nhiều các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế, đồng thời cũng rất tận tâm chăm sóc, không ngừng củng cố những mối quan hệ tiềm năng.

Biểu 2.2 : Các hoạt động huy động vốn ngoài tiền gửi qua các năm 2008, 2009, 2010

Những khoản nợ khác của ngân hàng cũng tăng qua các năm, nhưng số lượng là

không đáng kể

Qua hình trên, ta thấy hoạt động Phát hành giấy tờ có giá giảm dần qua các năm, nguyên nhần là do chi phí phát hành ngày càng tốn kém, trong khi đó chứng khoán phát hành ra ngày càng tỏ ra kém hấp dẫn trước các kênh đầu tư

GVHD: Th.S Đỗ Hoài Linh

khác như chứng khoán, vàng, địa ốc…Cân nhắc giữa chi phí bỏ ra, và cái lợi thu về, Sở đã điều chỉnh khối lượng GTCG phát hành sao cho phù hợp nhất với điều kiện, nhu cầu và bối cảnh của nền kinh tế. Thêm nữa, Sở không những tạo dựng được niềm tin với khách hàng mà còn nhận được sự tín nhiệm từ bạn bè trong ngành, bằng chứng là tiền gửi của các TCTD khác liên tục tăng trưởng hàng năm.

Như vậy, hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch 1 không chỉ tăng trưởng theo chiều rộng, mà còn phát triển theo chiều sâu. Chính sự tăng trưởng vững chắc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt các hoạt động khác của Sở như cho vay, chiết khấu thương phiếu..được diễn ra suôn sẻ, thành công.

b, Tình hình sử dụng vốn :

Huy động được nguồn vốn đã không đơn giản, sử dụng đồng vốn ấy như thế nào cho hiệu quả lại càng là một vấn đề khó khăn. Ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên vẫn luôn nỗ lực hết mình để giáp đáp được câu hỏi này.

Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn của sở (Đơn vị : triệu đồng)

Chỉ tiêu/Năm Năm2008 Năm2009 Năm2010

Chênh lệch 2008

& 2009 Chênh lệch 2009 & 2010 Số tiền TĐTD % Số tiền TĐTD % Dư nợ tín dụng 575,853 822,809 2,983,823 246, 956 42.88% 2,161,014 262.63% 1. Cho vay TCKT, CN trong nước 564,464 793,323 2,974,534 228, 859 40.54% 2,181,21 1 274.94% 1.1 Cho vay ngắn hạn 296,356 424,896 2,348,667 128, 540 43.37% 1,923,77 1 452.76% 1.2 Cho vay trung, dài hạn 268,108 368,426 625,867 100, 318 37.41% 257,441 69.87% 2. Chiết khấu giấy

tờ có giá 11,390 29,488 9,291 18, 098 158.89% -20,197 -68.49%

(Nguồn : Phòng kế toán của Sở)

Dư nợ cho vay của SGD liên tục tăng trong 3 năm liền. Năm 2009 bằng 142, 8% so với năm 2008, và đặc bịêt năm 2010 tăng trưởng rất mạnh, nhiều gấp đôi cả 2 năm 2008, 2009 gộp lại, bằng 363 % năm trước đó.Để đạt được kết quả này, Sở đã tích cực giải ngân các khoản cho vay ngắn hạn bằng nội tệ và ngoại tệ. Hoạt

GVHD: Th.S Đỗ Hoài Linh

động cho vay trung, dài hạn cũng ghi nhận mức tăng trưởng, nhưng tỷ trọng và tốc độ tăng cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ cho vay là 78, 96% và 347, 4% đều vượt xa cho vay trung, dài hạn, chỉ chiếm 21, 04% với mức tăng 133% . Mặc dù tăng trưởng ở mức cao, nhưng các cán bộ của SGD vẫn luôn cố gắng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thẩm định cho vay.Khối lượng lớn công việc được phân công rõ ràng, bố trí thời gian hợp lý, nâng cao năng suất lao động và giảm thời gian xử lý.

Các hoạt động tín dụng của SGD : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hoạt động cho vay đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của Sở, chiếm tỷ trọng lớn nhất trên bảng tài sản, đồng thời tạo ra lợi nhuận cao nhất. Xác định rõ ràng thế mạnh, Sở chú trọng tập trung, nghiên cứu, phát triển nhiều sản phẩm, tiện ích để hoàn thiện hoạt động cho vay của mình như : gói chăm sóc khách khách hàng doanh nghiệp…

Trong cơ cấu khách hàng của SGD thì tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn, chiếm khoảng trên 85%. Dư nợ khách hàng cá nhân có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định trong khi đó dự nợ đối tượng khách hàng tổ chức lại có sự tăng trưởng vượt bậc đạt 170% vào năm 2008 và giữ vững tốc độ cao 61% vào năm 2009, sự tăng trưởng ổn định hơn cho thấy sự định hướng khách hàng đúng đắn cũng như sự cố gắng lớn của SGD nhất là vào năm 2010.

Theo sở hữu, khách hàng là các DNNQD chiếm phần lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Giá trị các khoản vay của đối tượng này không lớn lắm, đa phần là vốn vay ngắn hạn (cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển.. ) Điển hình là Công ty cổ phần Công nghiệp Hoá chất Tân Long, qua hai năm liền, dự nợ tín dụng đối với doanh nghiệp này luôn đứng đầu, năm 2009 là 159 tỷ đồng tín dụng ngắn hạn, năm 2010, công ty đã mạnh dạn tăng dư nợ ngắn hạn lên gấp đôi 320 tỷ, cộng thêm một khoản vay trung hạn trị giá 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nền khách hàng doanh nghiệp nhà nước rất thưa thớt và chỉ tập trung vào vài đơn vị như: Tập đoàn CN Than-Khoáng sản Việt Nam, Công ty cổ phần vận tải Vinaconex. Các dự án xin vay hầu hết là vay trung, dài hạn giá trị lớn, tính ổn định cao.

GVHD: Th.S Đỗ Hoài Linh

+ Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá cũng diễn ra thường xuyên, nhưng quy mô không đáng kể, biến động khó dự đoán. Năm 2009 tăng trưởng 160% so với 2008, nhưng thời điểm cuối 2010 chỉ còn 31, 5% so với thời điểm đầu năm, thấp hơn cả năm 2008 . Các nghịêp vụ tín dụng khác như cho thuê tài chính, bảo lãnh, cho vay bằng vốn tài trợ uỷ thác… không xuất hiện.

Bảng 2.5 : Tình hình phân loại nợ, trích lập rủi ro(Đơn vị : triệu đồng)

Chỉ tiêu/Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu

Nợ đủ tiêu chuẩn 341,205 59.25% 811,960 98.68% 2,748,792 92.13%

Nợ cần chú ý 215,906 37.49% 3,372 0.41% 204,322 6.84%

Nợ dưới tiêu chuẩn 1,100 0.19% - 25,200 0.84%

Nợ nghi ngờ 17,641 3.06% - -

Nợ có khả năng mất vốn - 7,475 0.91% 5,508 0.18%

(Nguồn : Phòng kế toán của SGD)

Tuy nhiên, đồng nghĩa với số lượng khoản vay được đồng ý giải ngân tăng lên, tình hình nợ xấu, nợ quá hạn cũng không tránh khỏi những chuyển biến tiêu cực, tuy vậy, vẫn nằm trong giới hạn kiểm soát của Sở.

Công tác phân loại nợ luôn được SGD tiến hành liên tục và cẩn thận, bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả & hiệu quả hoạt động kinh doanh của SGD và toàn ngân hàng MSB. Qua đó, liên tục phát hiện những khoản nợ quá hạn, chuyển nhóm nợ đối với các khoản nợ xấu, nhằm có biện pháp căn thiệp và giải quyết một các nhanh chóng, triệt để, tránh để tình trạng diễn biến xấu tiêu cực. Nợ nhóm 1, 2 luôn ở mức cao, chiếm từ 96% đến 98% tổng dư nợ.Nợ các nhóm khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Bảng 2.6: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2008~2010

GVHD: Th.S Đỗ Hoài Linh

(Đơn vị : nghìn đồng)

Chỉ tiêu/Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dự phòng rủi ro 9, 221, 275 5, 810, 884 18, 418, 994 -Dự phòng chung 3, 553, 070 5, 757, 230 13, 219, 010

-Dự phòng cụ thể 5, 668, 205 53, 654 5, 199, 984

Tỷ lệ nợ xấu 0% 0, 2 % 0, 34 %

(Nguồn : Phòng kế toán SGD)

Chất lượng tín dụng có thể coi đã đáp ứng những yêu cầu chung của toàn ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu là 0, 34%, dù cao hơn năm trước 0, 14%. Đây là kết quả của việc Maritime đã tập trung chú trọng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực quốc tế, điển hình là hệ thống xếp hạng MSB mới, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng. Dự phòng rủi ro tín dụng cũng được trích lập ở mức cao theo quy định của NHNN, và cũng được nghiên cứu kỹ để không tạo gánh nặng quá lớn gây ảnh hưởng đến hịêu quả hoạt động của Sở.

Như vậy, trong thời gian tới, SGD cần phát huy được những thế mạnh trong công tác huy động và sử dụng vốn của mình, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại để hoàn thành tốt những chỉ tiêu mà Hội sở MSB giao phó.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHấT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TạI Sở GIAO DịCH CỦA NGÂN HÀNG HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 38)