Các tác dụng không mong muốn khác

Một phần của tài liệu Đánh giá các ảnh hưởng trên tuần hoàn và hô hấp khi sử dụng PCA tĩnh mạch fentanyl (Trang 65)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.4.2.Các tác dụng không mong muốn khác

Theo bảng 3.24 cho thấy tỷ lệ buồn nôn và nôn sau phẫu thuật ở nhóm PCA là 22,5% thấp hơn nhóm chứng là 60%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; có lẽ do trong hỗn hợp chạy máy PCA chúng tôi đã sử dụng ondansetron là một thuốc dự phòng buồn nôn và nôn có đặc tính kháng thụ thể 5-HT3 do đó mặc dù ở nhóm PCA tỷ lệ bệnh nhân có điểm Apfel 4 cao hơn nhóm chứng nhưng tỷ lệ BNNSPT ở nhóm PCA thấp hơn.

So Yeon Kim (2008) nghiên cứu giảm đau và dự phòng buồn nôn và nôn sau phẫu thuật bướu giáp dưới gây mê nội khí quản bằng phương pháp PCA tĩnh mạch fentanyl và ondansetron nhận thấy tỷ lệ buồn nôn và nôn 24 giờ sau phẫu thuật 57,8% [44].

Motamed C. và cộng sự (2006) nghiên cứu giảm đau sau phẫu thuật bướu giáp dưới gây mê nội khí quản bằng PCA morphin tĩnh mạch nhận thấy tỷ lệ buồn nôn và nôn sau phẫu thuật 46% [40].

Theo bảng 3.25 cho thấy số lần tiêm primperan và liều primperan tiêm tĩnh mạch giải cứu nôn giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05, có lẽ do chúng tôi chỉ tiêm tĩnh mạch primperan 10mg cho các bệnh nhân nôn ở mức độ nặng từ 2 lần trở lên, các bệnh nhân ở hai nhóm chủ yếu là không buồn nôn và không nôn.

Các yếu tố ảnh hưởng buồn nôn và nôn sau phẫu thuật (BNNSPT)bao gồm: đặc điểm bệnh nhân, phương pháp phẫu thuật, kỹ thuật vô cảm và chăm sóc sau mổ [16], [24]. Các thao tác trong phẫu thuật tuyến giáp có thể gây kích thích dây thần kinh X và sau phẫu thuật tuyến giáp bệnh nhân thường bị viêm phù nề nhiều vùng cổ càng gây kích thích các tận cùng thần kinh phó giao cảm sẽ tạo ra các xung thần kinh dẫn truyền qua dây thần kinh X về trung tâm nôn gây đáp ứng nôn. Phương pháp vô cảm nếu sử dụng gây mê

toàn thể với các thuốc mê bốc hơi và thuốc giảm đau nhóm opioid sẽ gia tăng tỷ lệ BNNSPT. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng gây tê đám rối thần kinh cổ và liều lượng fentanyl sử dụng trong mổ không nhiều cụ thể ở nhóm PCA là 100,5± 30,96 mcg và nhóm chứng là 100 ± 27,74 mcg (bảng 3.10). Ngoài ra các yếu tố đau sau mổ, chóng mặt, sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid cũng góp phần gia tăng BNNSPT [16], [46].

Apfel và cộng sự (2003) đã đưa ra kết luận các yếu tố chính của nguy cơ BNNSPTbao gồm: nữ giới, không hút thuốc lá, tiền sử say tàu xe hoặc buồn nôn nôn sau phẫu thuật, sử dụng giảm đau nhóm opioid sau mổ; với mỗi yếu tố nguy cơ được tính là 1 điểm, điểm số thấp nhất là 0 và cao nhất là 4. Nếu điểm số Afel là 1, 2, 3, 4 thì tỷ lệ mắc phải BNNSPT tương ứng sẽ là 10%; 23%; 61% và 79% [17].

Yoshitaka Fujii (2008) nhận thấy sau mổ bướu giáp thường có sưng nề tại chỗ gây khó nuốt, khó chịu và buồn nôn và nôn sau phẫu thuật tuyến giáp là tác dụng không mong muốn thường gặp dao động từ 63 - 84%. Buồn nôn nôn sau phẫu thuật vẫn là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân chậm xuất viện bởi vì buồn nôn nôn sau phẫu thuật có thể gây bục các mối chỉ khâu, toác vết mổ, chảy máu, rối loạn nước điện giải [49].

Chúng tôi đặc biệt chú ý đến tình trạng đau đầu sau mổ của bệnh nhân, đây là tác dụng không mong muốn khá thường gặp sau phẫu thuật tuyến giáp, tỷ lệ này ở nhóm 1 là 22,5%. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết quản lý chặt chẽ tác dụng không mong muốn này trong quá trình áp dụng biện pháp giảm đau PCA fentanyl.

M.Gehling và cộng sự (2010) nghiên cứu giảm đau sau phẫu thuật bướu giáp dưới gây mê nội khí quản bằng PCA tĩnh mạch piritramid, thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid, nhận thấy tỷ lệ đau đầu sau mổ là 9,4% [39].

phẫu thuật bướu giáp dưới gây mê nội khí quản bằng PCA tĩnh mạch fentanyl và ondansetron, nhận thấy tỷ lệ đau đầu sau mổ là 38% [48]. Các nghiên cứu khác của Song J. W. và cộng sự (2011), Kortilla K và cộng sự (1997) cũng cho kết quả tương tự. [31],[34].

Bảng 3.24 cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ngứa, chóng mặt và bí tiểu ở hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Đây là hai tác dụng không mong muốn có thể bắt gặp khi sử dụng fentanyl tuy nhiên do sử dụng phương pháp PCA do đó liều lượng fentanyl sử dụng trong 48 giờ không nhiều chỉ là 530,3 ± 59,7 mcg (bảng 3.13).

So Yeon Kim (2008) nghiên cứu giảm đau sau phẫu thuật bướu giáp dưới gây mê nội khí quản bằng phương pháp PCA tĩnh mạch fentanyl nhận thấy tỷ lệ chóng mặt sau mổ 40% [44].

Y. E. Moon và cộng sự (2012) nghiên cứu giảm đau và chống nôn sau phẫu thuật bướu giáp dưới gây mê nội khí quản bằng PCA tĩnh mạch fentanyl và ondansetron nhận thấy chóng mặt sau mổ 22% [48].

Theo bảng 3.24 tỷ lệ bệnh nhân bị đau đầu, đau bụng vùng thượng vị ở nhóm chứng cao hơn nhóm PCA khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; đây có lẽ là hai tác dụng không mong muốn có thể bắt gặp khi sử dụng ketogesic một thuốc giảm đau non-steroid.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy phương pháp giảm đau tự điều khiển đường tĩnh mạch bằng fentanyl để giảm đau cho các bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp dưới gây tê đám rối thần kinh cổ là hiệu quả, an toàn, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và tăng mức độ hài lòng của bệnh nhân.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 40 bệnh nhân được giảm đau theo phương pháp bệnh nhân tự điều khiển đường tĩnh mạch fentanyl sau phẫu thuật tuyến giáp dưới gây tê đám rối thần kinh cổ, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Giảm đau do bệnh nhân tự điều khiển đường tĩnh mạch bằng fentanyl sau phẫu thuật tuyến giáp có hiệu quả giảm đau tốt.

- Điểm VAS khi nghỉ ở nhóm PCA là 0,57± 0,50 luôn thấp hơn nhóm chứng trong suốt 48 giờ sau phẫu thuật (p < 0,05).

- Điểm VAS khi nuốt ở nhóm PCA là 1,23± 0,42 luôn thấp hơn nhóm chứng trong suốt 48 giờ sau phẫu thuật với p < 0,05.

Giảm đau do bệnh nhân tự điều khiển đường tĩnh mạch bằng fentanyl sau phẫu thuật tuyến giáp ít ảnh hưởng đến tuần hoàn và hô hấp

- Tần số tim, huyết áp, tần số thở, SpO2 tại các thời điểm theo dõi trong 48 giờ sau mổ khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p>0,05).

- Không có trường hợp nào bị ức chế tuần hoàn và ức chế hô hấp sau phẫu thuật tuyến giáp khi sử dụng PCA fentanyl.

Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng PCA đường tĩnh mạch bằng fentanyl nhẹ, thoáng qua

Các tác dụng không mong muốn ở nhóm PCA bao gồm: tỷ lệ buồn nôn nôn sau phẫu thuật 22,5%; đau đầu 5%; đau bụng 5% thấp hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ bệnh nhân có mức độ an thần OAA/S4là 2,5%; chóng mặt 15%; ngứa 2,5%; bí tiểu 12,5%; khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p>0,05).

Một phần của tài liệu Đánh giá các ảnh hưởng trên tuần hoàn và hô hấp khi sử dụng PCA tĩnh mạch fentanyl (Trang 65)