ẢNH HƯỞNG TRÊN TUẦN HOÀN VÀ HÔ HẤP KHI SỬ DỤNG PCA TĨNH MẠCH FENTANYL

Một phần của tài liệu Đánh giá các ảnh hưởng trên tuần hoàn và hô hấp khi sử dụng PCA tĩnh mạch fentanyl (Trang 62)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.ẢNH HƯỞNG TRÊN TUẦN HOÀN VÀ HÔ HẤP KHI SỬ DỤNG PCA TĨNH MẠCH FENTANYL

TĨNH MẠCH FENTANYL

Chúng tôi tiến hành đánh giá về ảnh hưởng trên tuần hoàn ở các chỉ tiêu tần số tim, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu của bệnh nhân. Các thời điểm đánh giá là ngay sau mổ, 1 giờ, 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ, 36 giờ và 48 giờ sau mổ. Kết quả bảng 3.18 cho thấy, tần số tim của bệnh nhân tại các thời điểm đánh giá giữa hai nhóm nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. So sánh với giá trị sinh lý tần số tim của người Việt Nam, tần số tim của bệnh nhân có xu hướng tăng nhẹ, điều này có thể lý giải về tình trạng căng thẳng cảm xúc sau mổ và tình trạng đau sau mổ của bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng tôi không bắt gặp hiện tượng tần số tim của bệnh nhân tăng quá cao như là các cơn nhịp nhanh. Theo dõi liên tục về tần số tim khi thực hiện PCA cho bệnh nhân chúng tôi thấy có xu hướng tần số tim giảm nhẹ theo thời gian thực hiện PCA, có lẽ đây là tác động của hiệu quả giảm đau đạt được ở cả hai nhóm, bệnh nhân được giảm đau do đó giảm căng thẳng và giảm tần số tim.

Kết quả bảng 3.19 cho thấy, huyết áp tâm thu của bệnh nhân ở cả hai nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại tất cả các thời

điểm, huyết áp tối đa cao nhất chúng tôi theo dõi được là 150 mmHg, không có trường hợp nào bệnh nhân có cơn tăng huyết áp kịch phát và tình trạng huyết áp thấp (dưới 90mmHg).

Kết quả bảng 3.20 cho thấy, huyết áp tâm trương ở hai nhóm nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm theo dõi (p > 0,05), huyết áp tối thiểu cao nhất đo được là 90mmHg, thấp nhất là 55mmHg. Không có trường hợp nào huyết áp tối thiểu quá thấp (dưới 50mmHg) hoặc quá cao (trên 110mmHg).

Tương tự như chỉ số tần số tim, huyết áp tâm thu và tâm trương của bệnh nhân cả hai nhóm nghiên cứu có xu hướng giảm dần theo thời gian điều trị giảm đau cho bệnh nhân, có lẽ đây là tác động của hiệu quả giảm đau đạt được ở cả hai nhóm, bệnh nhân được giảm đau do đó giảm căng thẳng lo lắng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các kết quả của Nguyễn Trung Kiên (2012) khi sử dụng PCA tĩnh mạch fentanyl để giảm đau sau phẫu thuật vùng bụng trên ở người cao tuổi [12] và Nguyễn Thị Hằng (2013) khi sử dụng PCA đường tĩnh mạch morphin để giảm đau cho các bệnh nhân sau phẫu thuật; đó là xu hướng thay đổi 2 pha của tần số tim và huyết áp trong quá trình giảm đau cho bệnh nhân [14].

Chúng tôi xem xét về ảnh hưởng trên hô hấp dựa trên hai chỉ tiêu nghiên cứu là tần số thở và SpO2 của bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.21 và 3.22 cho thấy, tần số thở và SpO2 của bệnh nhân ở hai nhóm nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm (p > 0,05). Chúng tôi không bắt gặp tình trạng ức chế hô hấp ở hai nhóm nghiên cứu.

Việc sử dụng thuốc nhóm opioid điều trị giảm đau cho bệnh nhân cần luôn luôn đánh giá tình trạng ức chế hô hấp của bệnh nhân. Trong nghiên cứu này, chúng tôitheo dõi thường xuyên liên tục tần số thở và SpO2 giúp phát

hiện và điều trị sớm tình trạng ức chế hô hấp nếu có xảy ra.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tính chất an toàn khi sử dụng phương pháp PCA fentanyl đường tĩnh mạch để giảm đau cho bệnh nhân nếu tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo về cài đặt các thông số khi sử dụng PCA fentanyl.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả Nguyễn Trung Kiên (2014) và Nguyễn Thị Hằng (2013) khi sử dụng PCA đường tĩnh mạch bằng fentanyl hoặc morphin để giảm đau cho các bệnh nhân sau phẫu thuật cũng không gặp trường hợp nào ức chế hô hấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá các ảnh hưởng trên tuần hoàn và hô hấp khi sử dụng PCA tĩnh mạch fentanyl (Trang 62)