Nguyên nhân hạn chế đến việc phát huy vai trò của phụ nữ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã vàng san – huyện mường tè – tỉnh lai châu (Trang 56)

phát triển kinh tế hộ gia đình

4.2.4.1 Quan niệm bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại

Mặc dù không còn những hủ tục lạc hậu hay những quan niệm khắt khe song ở xã Vàng San vấn đề bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong tâm thức của một số bộ phận ngƣời dân, đặc biệt là những ngƣời cao tuổi. Có nhiều quan niệm cũ cho rằng phụ nữ là phải làm hết các công việc gia đình, phải tuân thủ nghe theo lời chồng. Có nhiều phụ nữ khi điều tra trả lời rằng dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, giặt giũ là công việc của phụ nữ, phụ nữ phải làm hết, họ cho rằng mình sinh ra làm việc đó. Chính quan niệm sai lệch này đã tƣớc di cơ hội học hỏi vƣơn lên khẳng định mình, hạn chế sự cống hiến của mình cho gia đình và cho xã hội. Ngoài ra tƣ tƣởng của những ngƣời đàn ông luôn áp đặt cho ngƣời phụ nữ là phải làm công việc nhà, phải chăm sóc gia đình, tại sao

họ không nghĩ rằng đó là công việc của cả hai vợ chồng, ngƣời chồng cũng phải có trách nhiệm thực hiện, giúp đỡ ngƣời vợ thực hiện những công việc đó? Để có thể xóa bỏ đƣợc những tƣ tƣởng này cần có một quá trình lâu dài và phức tạp, cũng nhƣ cách nhìn nhận và cách ứng xử của cả xã hội cần tiến bộ hơn, phát triển hơn và công bằng hơn.

4.2.4.2 Bản thân người phụ nữ

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật là một yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển gia đình và xã hội. Chỉ khi có trình độ học vấn và chuyên môn thì chị em phụ nữ mới có thể khẳng định đƣợc mình trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội. Qua khảo sát chúng tôi thấy trình độ học vấn, chuyên môn của phụ nữ xã Vàng San là khá thấp đặc biệt ở nhóm hộ có điều kiện kinh tế nghèo. Có trình độ, có học vấn thì nhân thức mọi vấn đề cao hơn những ngƣời không có trình độ học vấn, cách giải quyết vấn đề tốt hơn và hiệu quả hơn do vậy bản thân ngƣời phụ nữ muốn nâng cao đƣợc vị thế hay phát huy vai trò của mình trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội thì trƣớc hết cần phải có trình độ học vấn, chuyên môn nhất định.

Ngoài ra yếu tố cản trở, hạn chế vai trò của phụ nữ có thể kể đến là do tƣ tƣởng bản thân ngƣời phụ nữ, hay những quan niệm sai lệch…Một bộ phận phụ nữ còn tự ti, cam chịu, an phận, chƣa chủ động vƣợt khó vƣơn lên, chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ quyền của mình, giữ lối sống khép kín bởi vậy họ luôn hài lòng với vị trí của mình, chú tâm đến nội trợ và chăm sóc con nhiều hơn các công việc khác. Những tƣ tƣởng cách nghĩ đó đƣợc thể hiện ngay ra những công việc hàng ngày nhƣ phụ nữ chỉ biết ở nhà làm công việc nhà, nhất nhất nghe theo chồng, chƣa chủ động và không dám đƣa ra ý kiến vào các công việc lớn. Những tƣ tƣởng đó phần nào hạn chế sự phát huy khả năng của

phụ nữ, sự an phận này cũng có thể xuất phát từ nhận thức không đúng về vai trò giới trong gia đình và ngoài xã hội.

Bên cạnh đó trong nội bộ phụ nữ còn có tình trạng níu kéo, chƣa ủng hộ nhau. Phụ nữ mù chữ và học vấn thấp vẫn còn. Một bộ phận phụ nữ còn là nạn nhân của các hủ tục, mê tín, dị đoan, tệ nạn… Những khó khăn trên đây đang ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển của phụ nữ thế hệ tƣơng lai. Hay áp lực giữa công việc gia đình và công việc ngoài xã hội cũng phần nào làm hạn chế việc phát huy vai trò của phụ nữ.

Bản thân ngƣời phụ nữ cần chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, nâng cao phẩm chất và trình độ mọi mặt, tự khẳng định mình trong công tác, biết kết hợp hài hòa giữa công việc gia đình và công tác xã hội.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã vàng san – huyện mường tè – tỉnh lai châu (Trang 56)