Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã vàng san – huyện mường tè – tỉnh lai châu (Trang 38)

+ Bản Nậm Sẻ: 300m

Tổ chứ kiểm tra các công trình thủy lợi sau mùa mƣa lũ, chỉ đạo tu sửa, khắc phục những công trình hƣ hỏng đảm bảo đủ nƣớc tƣới tiêu cho nhân dân phục vụ sản xuất. Tu sửa và kiên cố hóa 4 công trình thủy lợi: kiên cố hóa 1.250m kênh mƣơng tại bản Huổi Cuổng, kiên cố hóa kênh mƣơng Chó Hua tại Bản San Sui dài 730m; tu sửa 2 công trình thủy lợi là Huổi Mèo và Nậm Nhọ do mƣa lũ gây ra.

* Công tác an ninh

Trong năm 2014 đã đƣa 4 đối tƣợng đi cai nghiện tại trung tâm 05 – 06 của huyện, tịch thu đƣợc 1 khẩu súng tự chế, 1 bẫy kiềng. Phối hợp với lực lƣợng công an huyện bắt giữ và xử lý 2 vụ ma túy. Xử lý hành chính 7 vụ với 11 đối tƣợng gây rối trật tự công cộng. phối hợp với lực lƣợng công an tỉnh Lai Châu bắt giữ 1 đối tƣợng giết ngƣời tại bản Nậm Suổng.

4.2 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế trên địa bàn xã Vàng San xã Vàng San

4.2.1 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội tại xã Vàng San Vàng San

4.2.1.1 Phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2014

Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể trên địa bàn xã là 820 ngƣời. Trong đó hội viên của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ có 495 hội viên. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, Hội có chức năng vận động, tổ chức, hƣớng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trƣơng của Đảng và tham gia quản lý Nhà nƣớc. Hội liên kết mọi tầng lớp phụ nữ lại với nhau, nhằm cùng học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng nhƣ trong phát triển kinh tế và nâng cao nhận thức của ngƣời phụ nữ về vai trò của mình trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội. Trong năm 2014 hội viên hội liên hiệp phụ nữ tham gia nhiều chƣơng trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, ngoài ra hội phụ nữ còn tham gia phong trào tuyên truyền luật giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội.

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể 2014

(Nguồn: Hội phụ nữ xã Vàng San 2015)

Trên địa bàn chủ yếu các chị em tham gia vào hội phụ nữ.Trong đó các chị em phụ nữ tham gia hội liên hiệp phụ nữ có 512 ngƣời chiếm 62%, hội viên hội nông dân ngƣời trong đó có 283 ngƣời là chị em phụ nữ chiếm 35%, hội cựu chiến binh có 10 chị em chiếm 1%, hội ngƣời cao tuổi có 15 ngƣời chiếm 2%. Nhìn chung số lƣợng chị em phụ nữ tham gia vào hội liên hiệp phụ nữ và hội nông dân với tỷ lệ khá cao. Hội cựu chiến binh và hội ngƣời cao tuổi số hội viên ít và tỷ lệ phụ nữ tham gia chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

4.2.1.2 Trình độ của cán bộ các hội,đoàn thể trên địa bàn nghiên cứu

Bảng 4.4: Bảng trình độ học vấn của cán bộ các ban ngành là phụ nữ trong xã 2014 Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ (%) THCS 0 0 THPT 0 0 Trung cấp 2 66,67 Cao đẳng 0 0 Đại học 1 33,33 Tổng 3 100

Cán bộ các hội, đoàn thể là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển của hội nói chung và và sự phát triển của các hội viên các hội, đoàn thể trong toàn xã nói riêng. Đây là lực lƣợng chủ chốt lĩnh hội các kiến thức về các chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, triển khai các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, có lối sống lành mạnh và các chƣơng trình nâng cao nhận thức cho các hội viên trong tổ chức hội. Qua bảng 4.4 có thể thấy số lƣợng cán bộ nữ trong các hội đoàn thể ban nghành của xã còn rất ít chỉ có 3 ngƣời trình, với trình độ 2 trung cấp và 1 đại học. Do địa bàn khó khăn thiếu nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm. Điều này là sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động của hội, đoàn thể bị yếu kém, công tác tổ chức, vận động và tuyên truyền các kiến thức, chƣơng trình, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc liên quan trực tiếp đến các hội viên phần nào bị hạn chế. Vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của các hội, đoàn thể tới các hội viên thì Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cần quan tâm hơn nữa đến việc phân bổ cán bộ, công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cao hơn của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, có nhƣ vậy, tổ chức hội, đoàn thể mới hoàn thành tốt chức năng và vai trò của mình. Và đƣợc biết hiện nay các cán bộ hội đoàn thể đang tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ chính trị bằng việc theo học các lớp Đại Học, Cao Đẳng.

4.2.1.3 Phụ nữ tham gia các công tác xây dựng Đảng và chính quyền.

Trong xu thế CNH - HĐH đất nƣớc, phụ nữ Việt Nam ngày càng chủ động tham gia vào hoạt động chính trị ở các cấp. Hiện nay, ngƣời phụ nữ ngày càng khẳng định đƣợc vị thế của mình trong xã hội, ở các cấp, các ngành lực lƣợng cán bộ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo đã không còn là điều gì xa lạ.

Bảng 4.5: Cơ cấu phụ nữ tham gia lãnh đạo chính quyền và đoàn thể 2014 Chỉ tiêu Tổng số (ngƣời) Trong đó nữ (ngƣời) Tỷ lệ (%) Lãnh đạo cấp ủy Đảng 3 0 0 Ban Chấp Hành Đảng ủy xã 6 0 0 Lãnh đạo UBND xã 3 0 0 Lãnh đạo đoàn thể 5 1 20 Trƣởng xóm 8 0 0 Đảng Viên 132 13 9,85

(Nguồn: Số liệu thống kê của UBND xã Vàng San năm 2015)

Nhƣng qua bảng trên ta thấy đã cơ cấu sự tham gia của phụ nữ vào các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phƣơng với tỷ lệ rất thấp, phụ nữ chỉ tham gia lãnh đạo đoàn thể và đảng viên, còn lại ở các vị trí khác của xã đều không có phụ nữ tham gia. Chỉ có duy nhất “chủ tịch hội phụ nữ” là nữ chiếm 20%, đảng viên chỉ chiếm 9,85%. Qua đó ta nhận thấy hiện nay vai trò của phụ nữ trong tham gia lãnh đạo vẫn chƣa đƣợc quan tâm và chú trọng. Họ vẫn chƣa đƣợc đánh giá cao cũng nhƣ do đặc thù của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã vàng san – huyện mường tè – tỉnh lai châu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)