PHẦN THỨ II I: THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÁC CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐ
CHƯƠNG VII I: THIẾT KẾ CỐNG LẤY NƯỚC 8.1 Vị trí và hình thức cống
8.1 Vị trí và hình thức cống
8.1.1 Nhiệm vụ
Thiết kế cống lấy nước với nhiệm vụ lấy nước từ hồ chứa để cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, nhu cầu dùng nước của nhân dân trong vùng nên cống lấy nước được coi là công trình chủ yếu của hệ thống đầu mối. Từ tầm quan trọng trên đây nên cấp công trình của cống thường lấy theo cấp công trình chung của toàn hệ thống. Vì vậy ta chọn cấp công trình của cống là cấp III.
8.1.2 Hình thức quy mô công trình 8.1.2.1. Vị trí cống
Vị trí cống lấy nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện địa hình, địa chất, điều kiện thi công, vị trí khu tưới, cao trình khống chế đầu kênh tưới.
Do khu tưới nằm ở phía bờ tả của đập nên để thuận tiện cho việc lấy nước, dẫn nước, ít phải xây dựng các công trình chuyển tiếp ta đặt cống ở phía bờ tả của đập, tuyến cống vuông góc với tuyến đập.
Mặt khác cao trình đặt cống còn phụ thuộc vào mực nước chết, cao trình bùn cát lắng động (Zbc)
Vì cống đặt dưới đập đất, mực nước thượng lưu khi lấy nước thay đổi nhiều nên ta chọn hình thức cống ngầm lấy nước không áp.
Vật liệu làm cống là bêtông cốt thép, mặt cắt hình chữ nhật.
Dùng tháp van để khống chế lưu lượng, trong tháp có bố trí van công tác và van sửa chữa.
8.1.2.3. Tài liệu tính toán
Lưu lượng thiết kế đầu kênh : QTK = 1,43 m3/s ; Cao trình MNC : MNC = 20,3 m ; Cao trình MNDBT : MNDBT = 28,5 m ;
Cao trình khống chế tưới tự chảy đầu kênh chính : Zkc = 19,9 m.
8.1.3. Sơ bộ bố trí cống 1 2 3 4 6 5 MN DBT 7 8
Hình 8.1 : Sơ bộ bố trí cống lấy nước
1. Cửa vào 2. Khe phai
3. Lưới chắn rác 4. Cửa van
5. Bể tiêu năng 6. Cửa ra
7. Tháp van 8. Cầu công tác