CHƯƠNG V I: THIẾT KẾ ĐƯỜNG TRÀN 6.1 Bố trí chung đường tràn

Một phần của tài liệu Thiết kế hồ cao vân tỉnh quảng ninh (Trang 50)

PHẦN THỨ II I: THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÁC CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐ

CHƯƠNG V I: THIẾT KẾ ĐƯỜNG TRÀN 6.1 Bố trí chung đường tràn

6.1 Bố trí chung đường tràn

6.1.1. Hình thức tràn

Do địa chất nền tuyến tràn là nền đá , tương đối thoải về phía hạ lưu nên ta chọn hình thức tràn ỏ đây là tràn đỉnh rộng tiết diện chữ nhật nối tiếp sau tràn là dốc nước. Cuối dốc xây dựng bể tiêu năng và kênh tháo đưa nước xuống lòng sông tự nhiên.

1 2 3 4 5 6 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 Hình 6.1: Bố trí chung các bộ phận tràn 1. Kênh dẫn vào

2. Tường hướng dòng thượng lưu đập 3. Ngưỡng tràn

4. Dốc nước 5. Bể tiêu năng 6. Kênh dẫn hạ lưu

6.1.2. Quy mô công trình 1. Kênh dẫn thượng lưu

Do tràn được bố trí ngay bên lưu vục hồ chứa, địa hình thượng lưu tràn thuận lợi. Vì vậy không cần bố trí xây dựng kênh dẫn thượng lưu .

2. Tường hướng dòng

Tường hướng dòng được bố trí ở phần sân trước nối tiếp giữa hồ chứa với ngưỡng tràn hướng nước chảy vào ngưỡng tràn được thuận dòng giảm tổn thất thủy lực, bảo vệ mái đất ở hai bên bờ phía trước ngưỡng tràn.

Hình thức tường cánh đứng mở rộng dần về phía thượng lưu.

Cao trình đỉnh tường ở sát ngưỡng bằng cao trình đỉnh đập: +32,5m. Góc mở của tường α =180 26’ , có chiều dài LT = 36m

Tường cánh làm bằng BTCT M200, sân trước được xây bằng đá.

3. Ngưỡng tràn

Hình thức ngưỡng là tràn đỉnh rộng có cửa van điều tiết, có mặt cắt hình chữ nhật được xác định như sau:

- Cao trình ngưỡng tràn ∇ngtran= MNDBT – 2,5m = 28,5 -2,5 = 26 m - Đập tràn có 3 khoang có các mố trụ dày 1m, các mố lượn tròn r = 0,5m

- Bề rộng ngưỡng tràn Btr = 3×8 m

- Chiều dài ngưỡng tràn là δ = 18 m

- Sơ bộ chọn chiều dày bản đáy tràn t = 1m

- Ngưỡng tràn được làm bằng bê tông cốt thép M200, đổ trên lớp lót bê tông M100 dày 0,1m.

4. Dốc nước

Do địa hình khu vực xây dựng tuyến tràn là dốc dần về phía hạ lưu , địa chất tuyến nằm trên nền đá gốc trong phạm vi phong hoá nhẹ cho nên không có gì đáng ngại. Dọc tuyến tràn có lớp trầm tích chủ yếu cấu tạo lên dạng địa hình là sét, á sét, cát, á cát và cuội sỏi dày trung bình 1m, nhưng về phía hạ lưu tuyến là sườn đồi có chiều dày lớn vì vậy chọn hình thức nối tiếp sau ngưỡng là dốc nước, cuối dốc nước bố trí bể tiêu năng.

Dốc nước có mặt cắt ngang hình chữ nhật bề rộng không đổi : Bdốc = 26m Kết cấu bằng BTCT M200 , phía dưới lót lớp BT M100 dày 10cm

Sơ bộ ta bố trí dốc nước với độ dốc i = 10% Chiều dài dốc nước L = 140m

Chiều dày bản đáy t = 0,5m

Độ nhám trong dốc nước ∆ = 0,014 (tra phụ lục 4.3 Bảng tra thủy lực dốc nước làm bằng BTCT M200)

Tường bên dốc nước có chiều cao phụ thuộc đường mặt nước trong dốc ( đước tính toán cụ thể ở phần dưới). Chiều dày trên đỉnh tường bên là 0,5m, dưới đáy tường dày 1m.

Căn cứ vào điều kiện địa chất của khu vực tuyến tràn – có nền là đất nên chọn hình thức tiêu năng đáy – đào bể tiêu năng. Bể tiêu năng có mặt cắt chữ nhật, chiều rộng bằng chiều rộng dốc nước + chiều rộng đoạn tăng thêm do đoạn nước rơi mở rộng. Bể tiêu năng được làm bằng BTCT M200 có bê tông lót dưới

6. Kênh dẫn hạ lưu

Kênh dẫn hạ lưu có nhiệm vụ dẫn nước từ dốc nước về hạ lưu. Mặt cắt kênh hình thang m = 1,5

Đáy kênh có độ dốc i =0,00035

Cao trình đáy kênh ∇đáykenh= +12,0m

Một phần của tài liệu Thiết kế hồ cao vân tỉnh quảng ninh (Trang 50)