Kết quả phân tích trong hình 3.16 cho thấy, giữa các loài so sánh đều hình thành một nhánh tiến hóa riêng với các giá trị bootstrap thu được tạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng nguồn gen di truyền quần thể thông lá dẹt (pinus krempfii lecomte) ở tây nguyên loài đặc hữu của việt nam (Trang 51)

- Xác định trình tự nucleotide

Kết quả phân tích trong hình 3.16 cho thấy, giữa các loài so sánh đều hình thành một nhánh tiến hóa riêng với các giá trị bootstrap thu được tạ

hình thành một nhánh tiến hóa riêng với các giá trị bootstrap thu được tại điểm nút tạo nhánh của mỗi loài dao động từ 54 đến 100 %.

3.3.4. Nhận xét chung kết quả giải mã trình tự nucleotide ba vùng gen ITS, psbA - trnH và trnL - trnF psbA - trnH và trnL - trnF

- Đã giải mã thành công ba vùng gen ITS, psbA-trnH và trnL-trnF cho tất cả 04 mẫu nghiên cứu loài thông lá dẹt với kích thước là 421 nucleotide đối với vùng gen trnL - trnF, 541 nucleotide đối với vùng gen psbA - trnH và 1090 nucleotide đối với vùng gen ITS.

- Kết quả so sánh trình tự nucleotide của ba vùng gen khi so sánh giữa bốn mẫu thu đại diện tại bốn quần thể Thông lá dẹt thì chỉ có vùng gen ITS và vùng gen

psbA - trnH là đã chỉ ra vị trí sai khác nucleotide khi so sánh giữa các mẫu, cụ thể đối với vùng gen ITS tại vị trí thứ 1 nucleotide (G) được thay bằng (C) và tại vị trí nucleotide thứ 9 và thứ 970 (GG) được thay bằng (CT); và đối với vùng gen psbA -

trnH tại vị trí thứ 38, 258 và 375 nucleotide CCG, tương ứng được thay bằng TGT, tương ứng khi so sánh 3 mẫu thu tại Lâm Đồng (Pk5, Pk8 và Pk18) với mẫu Pk45 thu tại Đắc Lắc.

- Cây phát sinh chủng loại của bốn mẫu nghiên cứu loài Thông lá dẹt và các loài lá kim trên ngân hàng GenBank của ba vùng gen nghiên cứu của đều hình thành một nhánh tiến hóa riêng với các giá trị bootstrap thu được tại điểm nút tạo nhánh của mỗi loài dao động từ 57 % đến 100 % đối vùng gen ITS, từ 55 đến 100 % đối với vùng gen psbA - trnH và từ 54 đến 100 % đối với vùng gen trnL - trnF.

CHƢƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN KẾT LUẬN

1) Kết quả phân tích với chỉ thị ISSR và SSR đã chỉ ra quần thể Chư Yang Sin có tính đa dạng di truyền cao nhất, thấp nhất là quần thể Yang Ly (phân tích với chỉ thị ISSR) và quần thể Hòn Giao (phân tích với chỉ thị SSR). Mức độ thay đổi phân tử (AMOVA) giữa các quần thể và giữa các cá thể khi phân tích với chỉ thị ISSR và SSR cho thấy tổng mức độ thay đổi phân tử rất là thấp giữa các quần thể (20,28 % và 11,94 %, tương ứng) và cao giữa các cá thể trong cùng quần thể (88,06 % và 79,82 %, tương ứng) với giá trị p<0,001.

2) Sơ đồ hình cây thể hiện mối quan hệ di truyền giữa 4 quần thể Thông lá dẹt (Yang Ly, Cổng Trời và Hòn Giao (Lâm Đồng) và Chư Yang Sin (Đắc Lắc) khi phân tích với chỉ thị ISSR và SSR đều cho kết quả tương tự nhau. Sơ đồ hình cây chia thành 2 nhánh chính trong đó nhánh chính thứ nhất gồm 2 quần thể Yang Ly và Cổng Trời, nhánh chính thứ hai gồm 2 quần thể Chư Yang Sin và Hòn Giao. Mối quan hệ di truyền giữa 70 mẫu Thông lá dẹt phân tích tổ hợp với cả chỉ thị SSR và ISSR chia thành 2 nhánh chính có hệ số tương đồng di truyền dao động từ 54,2 % đến 90 %.

3) Đã giải mã thành công ba vùng gen ITS, psbA - trnH và trnL - trnF cho 04 mẫu Thông lá dẹt nghiên cứu với kích thước là 421 nucleotide đối với vùng gen

trnL - trnF, 541 nucleotide đối với vùng gen psbA - trnH và 1090 nucleotide đối với vùng gen ITS.

4) Kết quả so sánh trình tự nucleotide của ba vùng gen khi so sánh giữa bốn mẫu thu đại diện tại bốn quần thể Thông lá dẹt thì chỉ có vùng gen ITS và vùng gen psbA - trnH là đã chỉ ra vị trí sai khác nucleotide khi so sánh giữa các mẫu, cụ thể đối với vùng gen ITS tại vị trí thứ 1 nucleotide (G) được thay bằng (C) và tại vị trí nucleotide thứ 9 và thứ 970 (GG) được thay bằng (CT); và đối với vùng gen psbA -

trnH tại vị trí thứ 38, 258 và 375 nucleotide CCG, tương ứng được thay bằng TGT, tương ứng khi so sánh 3 mẫu thu tại Lâm Đồng (Pk5, Pk8 và Pk18) với mẫu Pk45 thu tại Đắc Lắc.

5) Cây phát sinh chủng loại của bốn mẫu nghiên cứu loài Thông lá dẹt và các loài lá kim trên ngân hàng GenBank của ba vùng gen nghiên cứu đều hình thành một nhánh tiến hóa riêng với các giá trị bootstrap thu được tại điểm nút tạo nhánh

của mỗi loài dao động từ 57 % đến 100 % đối vùng gen ITS, từ 55 đến 100 % đối với vùng gen psbA-trnH và từ 54 đến 100 % đối với vùng gen trnL-trnF.

KIẾN NGHỊ

- Cần giải mã thêm một số vùng gen để xác định trình tự nucleotide đặc trưng cho loàiThông lá dẹt.

- Nên có chiến lược bảo tồn loài Thông đặc hữu này bằng việc xây dựng vùng gen lõi cho từng quần thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng nguồn gen di truyền quần thể thông lá dẹt (pinus krempfii lecomte) ở tây nguyên loài đặc hữu của việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)