- Xác định trình tự nucleotide
3.2.4. Nhận xét chung kết quả phân tích đa dạng di truyền quần thể Thông lá dẹt với chỉ thị ISSR và SSR
với chỉ thị ISSR và SSR
- Hai mươi sáu mồi ISSR và 17 cặp mồi SSR đã được sử dụng để phân tích đa dạng di truyền của 70 cá thể thuộc 4 quần thể Thông lá dẹt thu ở Lâm Đồng và Đắc Lắc thì có 23/26 mồi ISSR và 8/17 cặp mồi SSR chỉ ra tính đa hình giữa các mẫu nghiên cứu.
- Thông số di truyền của 4 quần thể Thông lá dẹt với 26 mồi ISSR đã chỉ ra quần thể Chư Yang Sin có tính đa dạng di truyền cao nhất (h = 0,117; I = 0,239;
Yang Ly (h = 0,070; I = 0,086; PPB = 13,87 %; Ne = 1,111; Na = 10,810 và He = 0,060).
- Thông số di truyền của 4 quần thể Thông lá dẹt với 17 cặp mồi SSR đã chỉ ra quần thể Chư Yang Sin có tính đa dạng di truyền cao nhất (Na = 2,118; Ne = 1,477; Ho = 0,332; He = 0.235; I = 0,390 và PPB = 52,94 %) và thấp nhất là quần thể Hòn Giao (Na = 1,824; Ne =1,455; Ho = 0,292; He = 0.200; I = 0,330 và PPB = 47,06 %).
- Mức độ thay đổi phân tử (AMOVA) giữa các quần thể và giữa các cá thể khi phân tích với chỉ thị ISSR và SSR cho thấy tổng mức độ thay đổi phân tử rất là thấp giữa các quần thể (20,28 % và 11,94%, tương ứng) và cao giữa các cá thể trong cùng quần thể (88,06% và 79,82 %, tương ứng) với giá trị p<0,001
- Sơ đồ hình cây (hình 3.4 và 3.5) thể hiện mối quan hệ di truyền giữa 4 quần thể Thông lá dẹt (Yang Ly, Cổng Trời và Hòn Giao (Lâm Đồng) và Chư Yang Sin (Đắc Lắc) khi phân tích với chỉ thị ISSR và SSR đều cho kết quả tương tự nhau. Sơ đồ hình cây chia thành 2 nhánh chính trong đó nhánh chính thứ nhất gồm 2 quần thể Yang Ly và Cổng Trời, nhánh chính thứ hai gồm 2 quần thể Chư Yang Sin và Hòn Giao. Mối quan hệ di truyền giữa 70 mẫu Thông lá dẹt phân tích tổ hợp với cả chỉ thị SSR và ISSR chia thành 2 nhánh chính có hệ số tương đồng di truyền dao động từ 54,2 % đến 90 %. Biểu đồ phân nhóm (hình 3.8) cũng thể hiện việc phân nhóm tương tự như biểu đồ hình cây.
3.3. Kết quả xác định trình tự nucleotide vùng gen ITS, psbA - trnH và trnL -
trnF của loài Thông lá dẹt
3.3.1. Kết quả nhân bản trình tự DNA của loài Thông lá dẹt với cặp mồi ITS, psbA3’f/trnHf và trnLF/trnFR