CÁC NHÂN TỐ RỦI RO

Một phần của tài liệu Tài liệu BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN VITALY doc (Trang 44 - 47)

1. Rủi ro về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây được duy trì ở mức khá cao: tốc độ tăng trưởng GDP năm 2002 đạt 7,1%, năm 2003 đạt 7,23%, năm 2004 đạt 7,7% và năm 2005 là 8,4%. Ngành công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng trên 10.8% và chiếm tỷ trọng 41.03% trong nền kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có ảnh hưởng khá quan trọng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, tốc độ xây dựng sẽ giảm và điều này sẽ làm cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất gạch ốp lát bị sụt giảm. Vì vậy rủi ro về kinh tế luôn luôn có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của công ty.

2. Rủi ro về ngành

Hiệp hội Gốm sứ xây dựng đã có văn bản gửi Chính phủ và Quốc hội đề nghị xem xét, điều chỉnh kế hoạch phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Cụ thể, Hiệp hội cho rằng, nên tạm ngưng việc cấp phép đầu tư mở thêm các dây chuyền sản xuất gốm sứ và các dự án đầu tư sản xuất gạch ốp lát để tạm thời hạn chế nguồn cung nhằm điều chỉnh quan hệ cung - cầu trong lĩnh vực này.

Các doanh nghiệp cần có chiến lược giải toả tình trạng đóng băng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm bằng những năng lực tự có của mình như áp dụng các biện pháp giảm thiểu chi phí sản xuất đầu vào, hạ giá thành sản phẩm và nghiên cứu mở rộng, tìm thị trường mới. Nhiều doanh nghiệp đề nghị các cơ quan chức năng sắp xếp lại lực lượng sản xuất gốm sứ xây dựng theo hướng tập trung để phát huy nội lực của các cơ sở sản xuất lớn; đẩy mạnh cổ phần hoá theo định giá phù hợp thị trường. Đồng thời Nhà nước cũng nên mạnh dạn giao bán các công ty sản xuất gốm sứ của Nhà nước theo giá chấp nhận của thị trường cho lĩnh vực dân doanh.

Sựđóng băng của thị trường bất động sản có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường gốm sứ xây dựng. Vì vậy lối thoát cho thị trường này cũng là biện pháp làm "tan băng" thị trường bất động sản. Nguyên nhân của sựđóng băng này là do Chính sách đất đai vừa tạo ra giá cả chưa phù hợp thị trường, vừa tạo tâm lý chờđợi và bất an kéo dài. Không giải quyết vĩ mô vấn đề này, ngành vật liệu xây dựng nói chung và ngành gốm sứ nói riêng sẽ "chìm" theo bất động sản.

Không chỉ cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng, sản phẩm VLXD các nước còn cạnh tranh quyết liệt về giá bán. Tất cả các nước tham gia thị trường chung thế giới đang phải đương đầu với hàng giá rẻ của Trung Quốc và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Mức đầu tư cho các cơ sở sản xuất VLXD ở Việt Nam thường cao hơn 15% đến 40% so với mức trung bình trên thế giới bởi hầu hết nguồn vốn đều phải vay với lãi suất cao. Quá trình đầu tư, chi phí sản xuất cộng với giá thành vận tải cao đã nâng giá thành sản phẩm lên. Chính yếu tố giá cả làm giảm sức cạnh tranh của VLXD Việt Nam ngay trên thị trường trong nước và khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới.

Hiện nay, những thị trường lớn và tiềm năng như Mỹ, Anh, Đức, Canađa, VLXD của Việt Nam mới tiêu thụ một khối lượng nhỏ. Thực tế là số lượng các DN trong nước tham gia xuất khẩu VLXD hiện nay chưa nhiều. Đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu

phần lớn là do các DN liên doanh với nước ngoài hoặc các doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài. Năm 2005, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu ceramic và 90% tổng kim ngạch xuất khẩu sứ vệ sinh.

3. Rủi ro về luật pháp

Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ có ảnh hưởng nhất định đến công ty, các cam kết của Chính Phủ với quốc tế: Thuế suất nguyên vật liệu nhập khẩu, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu sẽ phải thay đổi.

4. Rủi ro hội nhập

Nhu cầu trong nước không theo kịp năng lực sản xuất đã khiến nhiều nhà sản xuất gốm sứ xây dựng tìm đường xuất khẩu. Một trong những dấu hiệu khả quan của ngành xuất khẩu gốm sứ xây dựng Việt Nam là hợp đồng xuất khẩu lô hàng gạch ốp lát trị giá 16,675 triệu USD vào tháng 4/2006 giữa Tập đoàn Prime Group và Công ty CN International Ltd (Hàn Quốc). Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì hoạt động xuất khẩu gốm sứ xây dựng Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất lớn khi cạnh tranh với Trung Quốc và các nước khác. Trung Quốc mỗi năm sản xuất 2 tỷ m2 gạch ốp lát và giá thành trung bình của các sản phẩm này chỉ bằng 50-70% giá thành các sản phẩm Việt Nam.

Bài toán đầu tiên mà các doanh nghiệp sản xuất VLXD cần phải giải là hạ giá thành sản phẩm bằng cách giảm chi phí sản xuất. Trên thực tế, năng lực sản xuất hiện nay đã vượt xa nhu cầu tiêu thụ trong nước nên các dây chuyền thiết bị mặc dù được trang bị rất hiện đại theo công nghệ Italia, Mỹ, Tây Ban Nha... nhưng không dám vận hành hết công suất khiến sản phẩm phải "gánh" mức giá cao. Tuy nhiên do chúng ta sớm đầu tư thiết bị hiện đại và nỗ lực khai thác thị trường nên đang tăng dần thị phần xuất khẩu vào Mỹ, Nhật, Nga, Hàn Quốc và khu vực Trung Đông, Châu Phi... nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Các doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài để tiếp nhận công nghệ hiện đại, tận dụng thương hiệu nổi tiếng để thâm nhập và mở rộng thị trường. Ngoài việc chú trọng sản xuất những mặt hàng vật liệu tinh xảo để đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng, các doanh nghiệp phải mạnh dạn thực hiện các phương thức kinh doanh dịch vụ xây dựng hợp lý, phù hợp với những nguyên tắc của WTO. Với những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp thị hiếu thì cơ hội xuất khẩu đang mở rộng đối với các doanh nghiệp sản xuất VLXD. Xuất khẩu được xem là một "cơn gió lành" giúp các doanh nghiệp tăng khả năng tiêu thụđể hạ giá thành sản phẩm.

Cạnh tranh bằng chất lượng và giá cả

Đẩy mạnh xuất khẩu để mở rộng thị trường VLXD sẽ tạo điều kiện khai thác hết năng lực sản xuất trong nước để củng cố thế vững chắc cho thị trường trong nước. Theo đó, khối sản xuất VLXD phấn đấu xuất khẩu 30% đến 40% sản lượng gốm sứ xây dựng, kính xây dựng, đá ốp lát thiên nhiên và nhân tạo. Đến năm 2010 đạt ngưỡng xuất khẩu trên 360 triệu USD và giai đoạn 2006- 2010 đạt trên 1.200 triệu USD. Theo Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng (Vigracera)- một trong những thương hiệu hàng đầu của khối VLXD Việt Nam, trên thị trường ASEAN, sản phẩm của chúng ta có thể canh tranh với Trung Quốc bởi sản phẩm của họ giá thành thấp nhưng chất lượng nhiều khi không phù hợp với yêu cầu sử dụng, gây trở ngại cho người tiêu dùng. Đó là

như khi vào thị trường Hàn Quốc, họ phải chịu thuế xuất nhập khẩu tới 28%. Trong khi đó, được bảo hộ mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA) lại là ưu thế cho các nhà sản xuất gạch Ceramic tại khu vực này.

5. Rủi ro khác

Bên cạnh những rủi ro chính đã nêu ở trên, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn chịu tác động bởi những rủi ro khác như: rủi ro về lạm phát, rủi ro về lãi suất ngân hàng, rủi ro về bảo hiểm hay những rủi ro bất khả kháng khác như thiên tai, chiến tranh, hỏa hoạn...

PHỤ LỤC 1. Phụ lục I:Điều lệ công ty

2. Phụ lục II: Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính của các năm 2004, 2005, 6 tháng 2006, Báo cáo tài chính 09 tháng năm 2006.

CHỮ KÝ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, TỔNG GIÁM ĐỐC, TRƯỞNG BAN KIỂM SOÁT, KẾ TOÁN TRƯỞNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

ÔNG NGUYỄN QUANG TÀI

Trưởng ban kiểm soát Kế toán Trưởng

Một phần của tài liệu Tài liệu BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN VITALY doc (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)