Biến đổi trong các quan hệ gia đình

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của gia đình trong kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 57)

* Biến đổi trong quan hệ vợ chồng

Mối quan hệ giữa vợ và chồng là mối quan hệ giữ vai trò quan trọng nhất, giữ vị trí trung tâm trong gia đình. Trong gia đình, có thể người đàn ông là trụ cột, hoặc là bình đẳng, chia sẻ trách nhiệm và người phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong gia đình. Dù là mô hình nào thì những giá trị đạo đức trong quan hệ vợ chồng của gia đình truyền thống như: sự thuỷ chung, thương yêu, chăm sóc, nhường nhịn nhau, v.v. vẫn giữ vị trí chủ đạo. Phần lớn các cặp vợ chồng vẫn đề cao các giá trị đạo đức của gia đình truyền thống và khẳng định nền tảng của gia đình hạnh phúc là quan hệ hoà thuận, sự

hiểu biết, thông cảm, thương yêu nhau giữa vợ và chồng chứ không phải là các giá trị vật chất. Như vậy, yếu tố kinh tế, vật chất chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để có hạnh phúc gia đình.

Bảng 7: Nhận định của người dân về các quan hệ gia đình và quan hệ cộng đồng trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Hưng Yên

Đơn vị tính %

STT Các quan hệ Thân mật hơn Vẫn thế Ít thân mật Khác

1 Cha mẹ và con cái 21.0 65.3 13.2 0.5

2 Ông bà và con, cháu 23.8 56.5 17.7 2.0

3 Vợ và chồng 19.3 80.9 7.8 1.0

4 Anh – chị - em 14.8 63.6 20.6 1.0

5 Họ hàng 17.5 53.4 25.3 3.8

6 Hàng xóm 12.2 54.7 25.8 7.3

Nguồn: Số liệu điều tra ở Hưng Yên năm 2013

Số liệu trên cho thấy, có 80.9% số người được hỏi khẳng định rằng trong kinh tế thị trường, quan hệ giữa vợ và chồng vẫn thân mật, có 19.3% cho rằng quan hệ vợ chồng họ còn trở nên thân mật hơn trước. Bên cạnh đó tỉ lệ người cho rằng quan hệ vợ chồng giảm sút, ít thân mật hơn chiếm tỉ lệ thấp 7.8%. Điều này khẳng định, quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình ở tỉnh Hưng Yên vẫn giữ được sự bền chặt vốn có của nó.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó như coi trọng đồng tiền, lợi nhuận, đề cao làm ăn kinh tế nên thời gian dành cho vợ hoặc chồng bị hạn chế. Đồng thời, quá trình hội nhập cũng ảnh hưởng đến các gia đình lối sống gấp, ưa hưởng thụ, tây hoá, v.v. nhiều người coi ngoại tình như một thứ mốt, biểu hiện cho lối sống hiện đại, coi thường hôn nhân - gia đình. Bị hấp dẫn bởi những trò giải trí, cùng sự bất lực bởi những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về nghề nghiệp, học vấn, thêm vào đó là sự không đáp ứng được những mong muốn của người bạn đời về vị thế, vai trò, lối sống của bản thân trong gia đình và xã hội, nên nhiều người đã lao vào con đường

cờ bạc, rượu chè, ngược đãi bạn đời, v.v.. Đây không chỉ là vấn đề xã hội mà chính là hành vi của mỗi cá nhân trong từng gia đình. Chính những lệch lạc trong nhận thức về giá trị, chuẩn mực đã dẫn không ít gia đình đến sự tan vỡ. Trong một số gia đình, các thế hệ thành viên cũng có những quan niệm khác nhau, ở người này coi tình yêu là sự tôn thờ, lòng thuỷ chung thì ở người kia lại cho là tư tưởng lạc hậu, cổ hủ không hợp mốt. Trong chừng mực nào đó, kinh tế đầy đủ của nhiều gia đình cũng làm cho ly hôn tăng lên, bởi sự đầy đủ đó đã làm phát sinh các nhu cầu vượt quá những giới hạn cho phép. Không thể không nhắc đến một yếu tố từng được nhiều người cho là một tác nhân quan trọng làm gia tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng ly hôn hiện nay. Đó là việc người phụ nữ ngày càng độc lập về kinh tế, ít phụ thuộc vào nam giới. Khi phụ nữ tạo ra thu nhập hoặc kiếm tiền ngang nam giới, thì quan hệ trong gia đình thường dân chủ hơn, nhưng cũng vì thế đôi khi lại làm yếu đi mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.

Ngày nay, khi người phụ nữ đã tham gia vào công việc xã hội, quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình đã có sự bình đẳng hơn. Các công việc trong gia đình như nội trợ và chăm sóc con cái đã được người chồng chia sẻ với vợ, cũng như các công việc chính trong gia đình đều có sự bàn bạc của hai vợ chồng. Quan hệ vợ chồng là nền tảng của gia đình hạnh phúc, vợ chồng hoà thuận, biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương nhau thì mọi khó khăn, vất vả cũng có thể vượt qua như câu tục ngữ mà cha ông ta đã đúc kết từ bao đời: “thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”. Đây cũng chính là những giá trị căn bản cần được lưu giữ và phát huy trong quá trình xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh.

Qua điều tra cho kết quả, trong gia đình ở tỉnh Hưng Yên, số phụ nữ làm chủ hộ có xu hướng giảm nhưng vị thế của người phụ nữ được đề cao. Tuy nhiên, phân công lao động gia đình vẫn phổ biến theo quan niệm truyền thống, vợ chủ yếu làm công việc nội trợ và chăm sóc con cái nhưng trong các công việc quan trọng của gia đình, trong sản xuất, kinh doanh thì vị trí của người phụ nữ ngày càng cao, và thể hiện rõ sự bình đẳng trong quan hệ vợ

chồng trong xã hội hiện đại. Trong không ít trường hợp người phụ nữ còn giữ vai trò quyết định. Khi điều tra về vai trò của vợ và chồng trong gia đình ở tỉnh Hưng Yên trong nền kinh tế thị trường hiện nay thu được kết quả sau:

Bảng 8: Vai trò của vợ và chồng trong các công việc của gia đình

Đơn vị tính: % STT Công việc Vợ Chồng Cả vợ và chồng Khác 1 Đóng góp thu nhập cho gia đình 5.5 7.8 80.4 6.3 2 Mua sắm vật dụng đắt tiền 6.1 14.8 75.6 3.5 3 Quyết định sản xuất, kinh doanh 8.2 26.3 62.5 3.0 4 Nội trợ 80.1 1.5 12.0 6.4

5 Việc học tập của các con 18.4 12.6 60.0 9.0

Nguồn: Số liệu điều tra ở Hưng Yên năm 2013

Về thu nhập của gia đình, kết quả điều tra cho thấy có 80.4% số người được hỏi đồng ý với nhận định nguồn thu nhập của gia đình là do cả vợ và chồng làm ra. Cũng theo kết quả này có 75.6% số người được hỏi khẳng định cả vợ và chồng cùng quyết định mua sắm những vật dụng đắt tiền trong gia đình; 62.5% cho rằng vợ và chồng cùng quyết định trong sản xuất, kinh doanh của gia đình, thậm chí cả công việc học tập của con cái cũng có sự đồng lòng của cả vợ và chồng chiếm 60%. Điều này cho thấy, trong cuộc sống hiện nay, vai trò của người vợ được đề cao đã dẫn đến một số giá trị của gia đình truyền thống có sự thay đổi. Có những công việc mà trong gia đình truyền thống chỉ người đàn ông mới có quyền quyết định thì trong gia đình hiện nay lại có sự quyết định của cả hai vợ chồng. Trong gia đình ở tỉnh Hưng Yên hiện nay, vai trò giới đã có nhiều thay đổi nhất là vai trò của người phụ nữ đã được nâng lên thể hiện bình đẳng giới trong các gia đình ngày một rõ rệt. Bên cạnh mặt

tiến bộ, gia đình ở tỉnh Hưng Yên cũng vẫn tồn tại một số hạn chế là việc nội trợ, nuôi dưỡng con cái, chăm sóc các thành viên trong gia đình vẫn được coi là công việc riêng của người vợ: về nội trợ do người vợ đảm nhiệm chiếm 80.1%, trong khi đó nam giới làm công việc chỉ chiếm một tỉ lệ rất thấp 1.5%. Ngoài ra, phụ nữ còn là nạn nhân của sự phân biệt đối xử, nạn bạo hành cả về thể xác và tinh thần.

* Biến đổi quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một trong những quan hệ cơ bản trong mỗi gia đình, là cầu nối yêu thương giữa cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là nhiệm vụ rất quan trọng của gia đình và xã hội. Trong khi đó, những biến động về các mặt kinh tế - xã hội cùng với lối sống công nghiệp khiến các thành viên trong gia đình ngày càng có ít thời gian bên nhau. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến các mối quan hệ trong gia đình đang có xu hướng lỏng lẻo hơn. Vai trò của cha mẹ trong cuộc sống hiện đại cũng đang có biểu hiện suy giảm ở nhiều gia đình vì những lo toan thái quá trong làm kinh tế mà ít chú ý đến việc giáo dục nhân cách cho con cái. Theo số liệu điều tra về các vấn đề nảy sinh trong phát triển kinh tế thị trường ở tỉnh Hưng Yên cho thấy, có 87.5% người được hỏi cho rằng hiện nay cha mẹ gặp nhiều khó khăn trong quản lý con cái. Như vậy, gia đình trong xã hội hiện nay phải đứng trước những vấn đề xã hội nóng bỏng nếu không có cách thức giải quyết phù hợp sẽ làm cản trở sự phát triển của gia đình. Do đó, trong những năm gần đây hiện tượng con cái, nhất là các đối tượng vị thành niên sa vào các tệ nạn xã hội cũng thu hút sự lo lắng của các gia đình và giáo dục gia đình. Những biến đổi về mặt kinh tế, văn hoá - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ tới việc gia tăng các tệ nạn xã hội mà trẻ em, trẻ vị thành niên là những đối tượng dễ chịu tác động xấu nhất.

Thực tế cho thấy, nhiều gia đình đã không làm tốt hoặc không làm đầy đủ những chức năng của mình. Sự thiếu cân bằng trong việc thực hiện các chức năng cũng gây ra những xáo trộn nghiêm trọng trong các mối quan hệ

gia đình. Có những gia đình chỉ tập trung vào chức năng kinh tế mà coi nhẹ chức năng chăm sóc và nuôi dưỡng con cái, không thoả mãn những nhu cầu tâm lý của các thành viên trong gia đình. Ngược lại, cũng có những gia đình thiếu thốn về kinh tế không có điều kiện để quan tâm, chăm sóc con cái đầy đủ làm ảnh hưởng quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên. Kết quả điều tra về thời gian sử dụng cho gia đình của người dân trong kinh tế thị trường ở tỉnh Hưng Yên cho thấy: 12.1% số người được hỏi có ăn sáng cùng gia đình; 5.6% trong số người được hỏi ăn trưa cùng gia đình và có đến 82.3% số người được hỏi ăn tối cùng gia đình. Số liệu trên cho thấy, thời gian mỗi ngày các thành viên trong gia đình dành cho nhau là rất ít và chủ yếu tập trung vào buổi tối. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian cha mẹ dành cho việc chăm sóc, giáo dục, gần gũi, theo dõi học tập của con cái là rất ít ỏi. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cho thấy: quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên thân mật hơn chiếm 21.0%; vẫn thân mật như trước chiếm 65.3%, còn ít thân mật chiếm tỉ lệ thấp 13.2%., v.v.. Như vậy, cũng như quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình ở tỉnh Hưng Yên vẫn giữ được sự thân mật và còn được củng cố thêm. Trong những năm gần đây, do có sự thay đổi về nhận thức về việc coi con trai cũng như con gái nên sự quan tâm, chăm sóc được chia đều cho các con. Sự bình đẳng trong gia đình ở tỉnh Hưng Yên được nâng cao, việc phân chia tài sản của bố mẹ cũng được chia đều cho tất cả các con. Mặc dù, con số về sự giảm sút mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái chỉ chiếm 13.2% nhưng đó cũng là chỉ số cảnh báo, nó có thể tăng lên bởi tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao. Do đó, cha mẹ cần phải khắc phục những hạn chế của quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế để củng cố tốt hơn mối quan hệ của mình với con cái.

* Biến đổi quan hệ giữa ông bà với con cháu

Hiện nay, ở tỉnh Hưng Yên vẫn còn một số gia đình có cha mẹ già sống với con cái đã trưởng thành. Có nhiều lý do: tập quán xưa nay cha mẹ già ở

chung với con (nhất là con trưởng), do con cái muốn trả hiếu cho cha mẹ bằng cách phụng dưỡng tuổi già, hoặc để ông bà và các cháu được gần gũi nhau, hoặc một lý do đơn giản hơn là do tình trạng thiếu nhà ở. Tuy nhiên, trong gia đình quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã có sự bình đẳng hơn, đặc biệt là giữa mẹ chồng và nàng dâu. Sự phục tùng tuyệt đối của nàng dâu đối với mẹ chồng đã được thay thế bằng quan hệ có sự tôn trọng lẫn nhau, dân chủ cùng bàn bạc những công việc quan trọng của gia đình. Đây là một sự cởi trói cho các nàng dâu song thực tế ở một số gia đình vẫn không tránh khỏi mâu thuẫn do khác nhau về quan niệm, lối sống, v.v. khiến con cái không muốn sống chung với cha mẹ.

Ở tỉnh Hưng Yên khi gia đình hạt nhân trở nên phổ biến hơn dẫn đến con cháu thường không sống chung với cha mẹ, ông bà nên mối quan hệ giữa các cháu với ông bà cũng có phần lỏng lẻo, sự gần gũi cũng trở nên hạn chế. Kết quả điều tra về mối quan hệ giữa ông bà và các cháu trong kinh tế thị trường hiện nay cho thấy: thân mật hơn chiếm 18.8%; thân mật như trước 48.7% và ít thân mật là 22.5%. Mặc dù, con cháu không sống cùng ông bà nhưng vẫn có nhu cầu và thói quen thăm nom (thường xuyên hoặc không thường xuyên). Đây cũng là một nét đẹp truyền thống nhưng nét đẹp này hiện nay cũng có nguy cơ bị mai một thể hiện sự thăm nom có xu hướng giảm đi do con cháu bận rộn với công việc.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, do sự tác động của kinh tế thị trường, nhiều bậc làm con mải mê kiếm sống mà quên đi bổn phận, trách nhiệm làm con, đó là nguyên nhân đẩy nhiều người cao tuổi trở nên cô đơn và phải sống nhờ vào các tổ chức xã hội. Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên trong những năm qua, số người già cô đơn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc, bảo vệ ngày càng tăng lên.

Bảng 9: Số người già cô đơn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc, bảo vệ phân theo huyện, thành phố

ĐVT: Người

Khu vực Thời gian

2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 608 753 755 812 739 1.795 TP Hưng Yên 43 45 47 46 37 83 Văn Lâm 75 80 89 90 102 187 Văn Giang - 110 112 112 114 116 Yên Mỹ 55 52 52 52 56 132 Mỹ Hào 165 162 169 169 122 158 Ân Thi 35 37 41 47 52 165 Khoái Châu 47 55 52 53 48 167 Kim Động 127 150 133 173 143 160 Phù Cừ 34 37 35 36 34 515 Tiên Lữ 27 25 25 34 31 112 Nguồn: [12, tr. 273]

Qua bảng số liệu trên cho thấy, những năm vừa qua, số lượng người già cô đơn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc, bảo vệ ngày càng tăng. Năm 2013 số lượng có sự gia tăng đột biến, chẳng hạn năm 2012, toàn tỉnh chỉ có 739 người thì đến năm 2013 đã tăng lên 1.795 người. Trong đó, huyện Phù Cừ năm 2012 chỉ có 34 người thì đến năm 2013 đã tăng lên 515 người, v.v.. Điều đó cho thấy, cùng với việc phát triển kinh tế thị trường đời sống của người dân ngày càng tăng lên, song bên cạnh đó, có một số con cái vì mải mê lo kiếm sống mà đã phần nào quên đi bổn phận, trách nhiệm làm con, làm cháu, đẩy không ít cha mẹ, ông bà vào cảnh cô đơn, sống dựa vào

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của gia đình trong kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)